Nga
động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 10/3/2022.
Nguyễn Hải Hoành, lược dịch
11/03/2022
“Nga
còn chưa trả đũa. Đòn đáp trả của Moskva còn chưa được tung ra”. Ngày 9/3,
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang chuẩn bị các biện pháp phản đòn sự trừng
phạt của phương Tây. Các quan chức Nga nói rõ: sự trả đũa của Nga sẽ “nhanh
chóng, toàn diện và sẽ được cảm nhận rõ ràng”. Đồng thời, để đối phó với áp lực
trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, một nửa chủ thể Liên bang
Nga đang được động viên. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nâng cấp đến nay, Mỹ
và phương Tây tới tấp trừng phạt Nga, động tác lớn mới nhất là Mỹ và Anh ra lệnh
cấm nhập năng lượng từ Nga. Nhưng lần này Đức, Pháp và EU không theo Mỹ, Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/3 nói, Trung Quốc
kiên quyết phản đối sự trừng phạt đơn phương không có căn cứ luật quốc tế, chưa
gì đã vung cây gậy trừng phạt, chẳng mang lại hòa bình và an ninh mà chỉ tạo ra
khó khăn nghiêm trọng cho kinh tế và dân sinh của các nước liên quan, đem lại
tình trạng hai bên hoặc nhiều bên cùng thua, làm cho chia rẽ và đối kháng càng
tăng lên.
Lệnh cấm nhập dầu Nga của Mỹ Anh “hiệu quả có
giới hạn”
Ngày 8/3,
Chính phủ Mỹ chính thức tuyên bố cấm nhập dầu mỏ, khí đốt, than của Nga; cùng
ngày Biden ký sắc lệnh hành pháp liên quan. Anh nhanh chóng đi theo, cho biết
trước cuối năm sẽ từng bước ngừng nhập dầu và sản phẩm liên quan của Nga. Bộ
trưởng Ngoại giao Đức tuyên bố không có ý định bắt chước Mỹ và Anh. Pháp cho biết
trước khi áp dụng bất cứ biện pháp nào đều phải trao đổi với EU. Nhưng ngày
9/3, EU tuyên bố biện pháp trừng phạt mới – quyết định loại trừ 3 ngân hàng
Belarus ra khỏi SWIFT, trừng phạt 160 đại gia và nhân sĩ chính giới Nga. EU còn
cấm xuất khẩu sang Nga các công nghệ liên quan hải dương học.
Trong công
báo ngắn trừng phạt năng lượng Nga của Nhà Trắng không đề cập tới uranium. Một
nửa lượng uranium các nhà máy điện hạt nhân Mỹ dùng là dựa vào nguồn cung cấp từ
Nga và hai nước thân Nga là Kazakhstan và Uzbekistan. Lệnh cấm của Anh có dành
cho các doanh nghiệp Anh thời gian tìm kiếm nguồn thay thế, và không xét tới
khí đốt.
Một báo mạng
Mỹ cho biết, khác với các trừng phạt do nhiều quốc gia phối hợp thi hành, lần
này chỉ có Mỹ và Anh ra lệnh cấm dầu, cho nên hiệu quả của lệnh cấm sẽ bị hạn
chế. Dầu mỏ chiếm khoảng 3% kinh tế toàn cầu, như vậy bất cứ sự lên giá dầu mỏ
nào đều sẽ ảnh hưởng tới các mặt hàng khác từ xăng, phân hóa học cho tới hàng
may mặc.
Theo số liệu
của Mỹ, năm ngoái khoảng 8% lượng dầu và thành phẩm dầu mà Mỹ nhập khẩu đến từ
Nga. Mỹ còn nhập một ít than của Nga. Tính đến 8/3, giá xăng ở Mỹ tuần qua tăng
55 xu, lên tới 4.17 USD/galon, phá kỷ lục 4,11 USD/galon mùa hè năm 2008.
Hãng
Reuters cho biết, Biden dự kiến do “cuộc chiến tranh của Putin”, giá năng lượng
sẽ tăng lên, ông hứa sẽ gắng sức giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng đối với nhân
dân Mỹ. Biden cảnh cáo các công ty khí đốt Mỹ chớ có lợi dụng thời cơ ấy để kiếm
lời. Trên thực tế, do e ngại lạm phát ở Mỹ vốn đã cao nay lại sẽ tăng lên, trước
đây Nhà Trắng từng do dự về trừng phạt Nga. Đây là lý do Biden nhấn mạnh lệnh cấm
phải được cả hai đảng ủng hộ.
“Nga cảnh cáo phương Tây”
Ngày 8/3,
hãng McDonald’s tuyên bố tạm đóng cửa 850 cửa hiệu ở Nga. Các công ty
Coca-Cola, Starbucks, Pepsi, Parkson cũng có hành động tương tự. Các công ty
này tượng trưng cho sức ảnh hưởng của văn hóa Mỹ trên thế giới, trong đó một số
từng là đối tượng bị mạng xã hội kêu gọi tẩy chay. Hiện đã có khoảng 290 công
ty tuyên bố rút ra khỏi Nga, khoảng 30 công ty xuyên quốc gia vẫn còn làm ăn với
Nga. Nhưng trưa ngày 9/3, phóng viên Thời báo Hoàn cầu thường trú tại
Moskva đến thăm một hiệu ăn McDonald’s thấy vẫn hoạt động như cũ.
Báo Nga viết,
để đối phó với sự trừng phạt của phương Tây và Mỹ, ngày 1/3, Nga đã thành lập Tổng
bộ “chống trừng phạt” ở cấp Liên bang. Một số nơi còn cấm nhân viên nghỉ phép.
Ngày 8/3, Tổng thống Putin ký sắc lệnh áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm
an ninh nước Nga trong các hoạt động kinh tế đối ngoại liên quan. Putin chỉ thị,
trước cuối năm cấm xuất nhập khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu, trong hai
ngày Chính phủ Nga phải xác định được danh sách các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu.
Ngày 9/3, Thủ tướng Nga cho biết Chính phủ đã lập kế hoạch hành động nhằm ổn định
nền kinh tế trong tình hình trừng phạt ngày một nghiêm trọng.
Reuters đưa tin “Nga cảnh cáo phương Tây: sự
trừng phạt của chúng tôi sẽ làm tổn thương các người”. Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao
Nga nói tất cả các lĩnh vực đều đang đặt ra các biện pháp trừng phạt trả đũa và
sẽ xác định các biện pháp trả đũa về thương mại và hạn chế tài chính. “Đương
nhiên Mỹ đã tuyên chiến với Nga, họ đang phát động một cuộc chiến.” Thư ký báo
chí Tổng thống Nga Peskov ngày 9 dùng từ “chiến tranh kinh tế” để hình dung các
biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Warsaw làm cho Washington “trở tay không kịp”
Tối hôm
8/3, Tổng thống Ukraine Zelensky trong buổi nói chuyện được truyền hình lại một
lần nữa kêu gọi đàm phán. Tối ngày 7, khi trả lời phỏng vấn đài Phát thanh Hoa
Kỳ, ông nói, Ukraine không còn đòi gia nhập NATO nữa mà sẵn sàng đối thoại với
Nga về các vấn đề bảo đảm an ninh tập thể, “tương lai” của Donbass và Crimea,
nhưng ông nhấn mạnh sẽ không thỏa hiệp với Nga. Ngày 9, Putin trao đổi điện thoại
với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về tình hình Ukraine. Phó Chánh Văn phòng Tổng thống
Ukraine nói Kiev đang liên hệ với Scholz, mời ông giúp tổ chức cuộc gặp cấp cao
nhất Ukraine—Nga.
Trong hơn
chục ngày vừa qua, Zelensky nhiều lần kêu gọi phương Tây lập “Vùng cấm bay” và
cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu mà không quân Ukraine có thể lái được. Tối
ngày 8/3, Ba Lan tỏ ý có thể “lập tức và miễn phí” chuyển giao toàn bộ số máy
bay Mig-29 của Ba Lan đến căn cứ không quân của Mỹ tại Đức để Mỹ cung cấp cho
Ukraine. Theo thống kê, Ba Lan có 28 chiếc Mig-29, Slovakia có 14, Bungaria có
11 chiếc.
Nhưng đề
nghị của Ba Lan nhanh chóng bị Mỹ từ chối. Lầu Năm góc nói đề nghị đó “rủi ro
quá lớn”, “không đứng vững”, nhấn mạnh Mỹ và NATO đều tránh xung đột toàn diện
với Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nuland nói cảm thấy bất ngờ vì Ba Lan không
trao đổi trước với Mỹ. Nhiều người nói Chính phủ Biden bị đề nghị của Ba Lan
làm cho trở tay không kịp.
Ngày 9/3,
Zelensky giục phương Tây có quyết định về đề nghị của Ba Lan. Ông nói “Qua truyền
thông chúng tôi thấy Mỹ và Ba Lan đang bàn với nhau nhưng chúng tôi cảm thấy đề
nghị của Ba Lan không được ủng hộ”. Cùng ngày, Thủ tướng Ba Lan nói, quyết định
nằm trong tay Mỹ và NATO, “Chúng tôi không đồng ý độc lập cung cấp máy bay, vì
điều đó nên là quyết định của toàn thể NATO”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức
nói mọi quyết định đều phải xét tới vấn đề không để xung đột lan đến NATO.
Ngày 9/3,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova cảnh cáo: Thông qua Đại sứ quán Nga
ở các nước sở tại, Nga đã thông báo cho mấy nước đó biết họ sẽ chịu trách nhiệm
về hành vi viện trợ quân sự, vũ khí và phái lính đánh thuê cho Ukraine.
-----------------------
Nguyễn
Hải Hoành lược
dịch từ nguồn tiếng Trung 俄大动员“迎战”西方制裁,俄官员:“有关对策正在各条战线上进行”, 2022-03-10.
-------------------------------------------------------------
Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro
Tác giả:
Lê Hồng Hiệp Giữa lúc chiến sự tại Ukraine ngày càng khốc liệt, Mỹ và các đồng
minh phương Tây đang nỗ lực dùng các đòn bẩy kinh tế khác nhau để gây sức ép
khiến Nga chùn bước. Lá bài mới nhất mà Mỹ và các đồng minh tính tới là cấm … Đọc tiếp Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro
No comments:
Post a Comment