Gregory
Afinogenov | Tạp chí Dissent
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON MARCH 11, 2022
https://dcvonline.net/2022/03/11/hat-giong-cua-chien-tranh/
Putin coi nhà nước Nga, bản sắc dân tộc và ngôn ngữ Nga có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau, và ông sẵn sàng đổ máu Nga và Ukraine để bảo vệ ảo mộng dân
tộc chủ nghĩa này.
https://www.dissentmagazine.org/wp-content/files_mf/1646242488Afinogenov.jpg
Một người biểu tình chống chiến tranh ở Saint
Petersburg, Nga vào ngày 27 tháng 2 năm 2022. Sergei Mihailicenko/Anadolu
Agency via Getty Images
Không còn
gì Mỹ có thể làm hoặc nói sẽ thay đổi tiến trình cuộc chiến ở Ukraine, nhưng vẫn
rất xấu hổ khi thấy Ủy ban Quốc tế của Tổ chức “Những người theo chủ nghĩa xã hội
dân chủ của Mỹ” (Democratic Socialists of America, DSA) bị ám ảnh về “việc
quân sự hóa của NATO” trước khi xẩy ra cuộc xâm lăng. (Một
tuyên bố sau đó của Ủy ban Chính trị Quốc gia đúng đắn lên án cuộc
xâm lăng của Nga nhưng ngụ ý rằng chủ nghĩa bành trướng của NATO “tạo ra tiền đề”
cho cuộc xung đột.) Có những lý do quá đúng để chỉ trích NATO và sự can thiệp của
Hoa Kỳ ở nước ngoài, cả nói chung và trong bối cảnh cụ thể này – và tất nhiên,
nhiệm vụ chính của chúng ta với tư cách là những người theo chủ nghĩa xã hội là
chỉ trích các hành động của chính phủ của chúng ta thay vì đưa ra những phiên bản
tuyên truyền cánh tả chống lại các quốc gia thù địch. Nhưng tất cả đều quá dễ để
kiểu lý luận này biến thành một hình thức chủ nghĩa tỉnh lẻ coi Hoa Kỳ và các đồng
minh là những tác nhân chính; những quốc gia khác, theo quan điểm này, chỉ hành
động để trả đũa sự xâm lược của Hoa Kỳ chứ không vì lý do riêng của họ. Đây là
những gì đã xảy ra ở đây.
https://pbs.twimg.com/media/EeQIzcPWkAAXmui?format=png&name=large
Điều 5
của Hiệp ước Washington (Hiệp ước NATO) — rằng một cuộc tấn công chống lại một
Đồng minh là một cuộc tấn công chống lại tất cả — là cốt lõi của Liên minh Bắc
Đại Tây Dương (NATO) và vẫn là một nguyên tắc bền vững ràng buộc tất cả các Đồng
minh với nhau. Cam kết của Mỹ với Điều 5 và bảo mật xuyên Đại Tây Dương là sắt
đá. Nguồn: US Mission to NATO / @USNATO
Sự thật là
NATO không có đồng phạm nào tận tụy hơn Vladimir Putin. Không có kẻ thù truyền
thống nào khác của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ đã làm được nhiều hơn để chứng thực
giấc mơ cháy bỏng của những con diều hâu cực đoan nhất. Hai mươi năm trước,
liên minh Bác Đại Tây Dương là một di tích của Chiến tranh Lạnh với sự bành trướng
không ngừng gây thiệt hại cho Nga là một nỗ lực không che giấu của Hoa Kỳ nhằm
củng cố vị thế đơn cực trong khi các đối thủ của họ ở thế yếu. Gần đây hơn, nó
đã bị khuấy động vì những cuộc khủng hoảng nội bộ, từ sự gây hấn của Thổ Nhĩ Kỳ
ở Syria và Armenia cho đến việc Donald Trump rõ ràng khinh thường tổ chức này.
Tuy nhiên, mỗi khi Putin leo thang xung đột chính trị thành xung đột quân sự hoặc
xung đột quân sự cục bộ thành xung đột lớn hơn, cả lãnh đạo và công dân của các
quốc gia trong liên minh NATO đều được nhắc nhở rằng xét cho cùng, vẫn có lợi
khi sống dưới cái dù của Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Ở Ukraine, chỉ
một thiểu số ủng hộ việc gia nhập NATO cách đây một chục năm; ngày nay, sau nhiều
năm xung đột do Nga xúi giục và tổn thất về lãnh thổ, rõ ràng đa số dân Ukraine
ủng hộ việc gia nhập NATO. Theo truyền thống, giải pháp thay thế được các đối
thủ NATO ưa thích là “Phần Lan hóa”, nghĩa là các quốc gia nhỏ hơn đồng ý với
vai trò trung lập trong nền chính trị cường quốc để đổi lấy sự được bảo đảm về
chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ. Nhờ các hành động của Putin, lựa chọn
này hiện đang bốc hơi: Chính Phần Lan hiện ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng
rắn đối với Nga và đã cùng các quốc gia châu Âu khác gửi hàng hoá quân cụ
đến Ukraine.
[Hơn nữa,
theo tin của NPR hôm 3 tháng 3, 2022, một cuộc thăm dò do đài truyền hình Phần
Lan YLE thực hiện trong tuần này cho thấy, lần đầu tiên hơn 50%
người Phần Lan ủng hộ việc tham gia liên minh quân sự phương Tây (NATO). Ở
nước láng giềng Thụy Điển, một cuộc thăm dò tương tự cho thấy những người ủng hộ
tư cách thành viên NATO nhiều hơn những người phản đối.] (DCVOnline)
Vì vậy, nếu
động cơ chính của Putin là chống lại chủ nghĩa bành trướng không khoan nhượng của
NATO, tại sao ông ấy lại hành xử theo một cách bảo đảm rằng các nước láng giềng
sẽ coi ông ấy là một mối đe dọa an ninh ngày càng tăng? Các bài phát biểu và
bài viết của chính ông ta đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Đối với Putin, việc
chống lại NATO trên thực tế chỉ là mục tiêu thứ yếu so với mục tiêu lớn hơn là
tập hợp tất cả người Nga, người Belarus và người Ukraine dưới sự cai trị của
Nga – hoặc, nếu thất bại, ít nhất sẽ bảo đảm được cho những người nói tiếng Nga
trên khắp Liên Xô cũ đều nằm trong một khối liên minh an toàn với Nga. (như trường
hợp của Belarus và Kazakhstan là những quốc gia có tỉ lệ dân số nói tiếng Nga
đáng kể) hoặc được Nga điều hành trực tiếp. Putin coi nhà nước Nga, bản sắc dân
tộc và ngôn ngữ Nga có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và ông sẵn sàng đổ máu
người Nga và người Ukraine để bảo vệ ảo mộng dân tộc chủ nghĩa này. Ông ấy dường
như cũng tin rằng thời khắc không còn nhiều — các thế hệ trẻ của thế giới hậu
Xô Viết ít xem trọng ranh giới chính trị của khu vực là một vấn đề cần sửa chữa.
Do đó đưa đến những hành động cấp bách đến tuyệt vọng của Putin trong các năm
2013–14 và một lần nữa vào năm 2022.
Điều này
giải thích lời nói cay độc đặc biệt của Putin đối với Ukraine – không chỉ là với
chính phủ thân phương Tây của nước này, mà còn đối với bản chất của nhà nước
Ukraine, mà ông cho là do Lenin xây dựng một cách giả tạo trong những năm 1920.
Putin không phủ nhận sự hiện hữu của bản sắc hoặc phong trào dân tộc Ukraine trước
Cách mạng; thay vào đó, điều mà ông phản đối là khuynh hướng của Liên Xô khi
sáp nhập những khu vực phần lớn dân nói tiếng Nga như Crimea, Donbass và
Kharkiv với một nước cộng hòa mà ông cho là dễ bị những người Ukraine theo chủ
nghĩa dân tộc kiểm soát; họ là những người đã khước từ những ảnh hưởng đế
quốc của Nga.
Putin mô tả
các mục tiêu của ông ta ở Ukraine là “phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa,”
nhưng ý nghĩa thực tế của những việc này là gì thì vẫn chưa rõ ràng. Một luận
văn của nhà báo chuyên mục Petr Akopov đã đăng ngắn gọn trên trang web
của hãng thông tấn chính thức, RIA Novosti, và sau đó bị rút xuống ngay lập tức
— rõ ràng đã viết với dự đoán về một chiến thắng nhanh chóng — đưa ra một số
thông tin chi tiết về những mục tiêu đó có thể gồm những gì. Vài báo lập luận rằng
câu hỏi về an ninh quốc gia chỉ mang “ý nghĩa thứ yếu”. Ý nghĩa hơn là việc giải
quyết vấn đề “phức hợp của một dân tộc bị chia rẽ, phức tạp của sự sỉ nhục dân
tộc” bằng cách hợp nhất Nga với Ukraine. Theo lập luận dó, nếu Putin không có
hành động quyết đoán, việc “Ukraine trở lại” sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn
mỗi hàng chục năm trôi qua. Bài bình luận của Akopov cho thấy rằng Nga sẽ không
bằng lòng với một vài cuộc sáp nhập ở Donbass — mục tiêu là “tái thiết, tái
lập và đưa [Ukraine] trở lại điều kiện tự nhiên như một phần của thế giới Nga.”
Mặc dù bài bình luận khẳng định rằng “điều này không có nghĩa là hủy bỏ địa vị
quốc gia của nó,” công thức này rõ ràng ngụ ý việc tạo ra một vệ tinh trung
thành với Nga ở Ukraine ngược lại ý muốn của người dân. Không những không thể
ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, mà hành động như vậy còn đảm bảo việc
đó sẽ xẩy ra.
Cuộc xâm
lăng Ukraine hiện nay của Nga có nhiều điểm tương tự với cuộc chiến năm 2020 giữa
Armenia và Azerbaijan. Cả hai cuộc xung đột đều xuất phát gián tiếp từ chính
sách của Bolshevik về dân tộc, vốn tìm cách tạo ra các cấu trúc lồng ghép cho
các dân tộc thiểu số có thể tự quản lý địa phương và quyền tự chủ về văn hóa
trong khi bảo đảm có sự gắn kết chính trị qua sự cai trị vững chắc của Đảng
Cộng sản. Khi đảng bắt đầu suy yếu, những cấu trúc chính trị này đã tạo ra
không gian cho giới tinh hoa theo chủ nghĩa dân tộc nắm quyền và tham gia vào
những cuộc xung đột bạo lực. Ở Nam Tư cũ, một loạt chính sách tương tự đã sụp đổ
thành một cuộc nội chiến nhanh chóng và thảm khốc khi nhà nước xã hội chủ nghĩa
bị phá sản. Liên Xô cũ dường như đã khá hơn, bất chấp các cuộc xung đột nhỏ hơn
ở những nơi như Abkhazia và Nagorno-Karabakh vào những năm 1990 (sau đó đã hình
thành vòng đầu tiên của cuộc chiến năm 2020). Tuy nhiên, như chúng ta đang khám
phá, mầm mống của chiến tranh có thể tồn tại lâu dài hơn bất kỳ ai đã nghĩ trước
đó, đặc biệt là khi chúng được nuôi dưỡng bằng chính sách phục thù dân tộc
chủ nghĩa.
Giống như
các quốc gia hậu Xô Viết khác, Ukraine chắc chắn đã tham gia vào tiến trình ủng
hộ chủ nghĩa dân tộc ở cả trong và ngoài nước. Các nhóm Tân Quốc xã, mặc dù
không có ảnh hưởng trong bộ máy chính phủ, nhưng thường có thể hoạt động mà
không bị trừng phạt hoặc với sự khuyến khích ngầm của một số giới chức trong
chính phủ. Tuy nhiên, để kết luận có một sự tương đương hoặc để xem một sự biện
minh có thể có ở đây sẽ là một sai lầm rất lớn. Bất chấp những tuyên bố không
có cơ sở của Putin về thanh lọc sắc tộc hay “diệt chủng” ở Donbass, Nga đã liên
tục thúc đẩy sự leo thang bạo lực trong xung đột, bắt đầu từ năm 2013-14
khi các đặc vụ Nga như Igor Girkin giúp chuyển các cuộc biểu tình ở Donbass chống
lại chế độ Maidan mới thành lập thành một đám dân quân nổi dậy được quân đội
Nga hỗ trợ trực tiếp. Từ đó, cả hai bên đều tỏ ra sẵn sàng vi phạm các thỏa thuận
ngừng bắn và nhắm mục tiêu vào thường dân, nhưng Ukraine cuối cùng vẫn tìm cách
khôi phục tình trạng trước đó; chỉ có
Nga còn nuôi những mục tiêu đế quốc lớn hơn, loại ra ngoài một nền hòa bình thực
sự. Đối với những người theo chủ nghĩa tân Quốc xã, cuộc đấu tranh đang diễn
ra đã mang lại cho họ tài nguyên và tính hợp pháp mà họ không bao giờ có được ở
tình thế khác — và mặc dù họ khoác áo chủ nghĩa tân Stalin, nhiều người theo chủ
nghĩa dân tộc nói tiếng Nga mà Nga ủng hộ ở Donbass cũng thuộc phe cánh hữu như
đối tác của họ từ Tiểu đoàn Azov. Đây không phải là Chiến tranh thế giới thứ
hai, hơn chiến tranh thêm nữa không thể và sẽ không kìm hãm được tiến
trình cực đoan hóa dân tộc chủ nghĩa.
https://www.atlanticcouncil.org/wp-content/uploads/2022/03/iStock-1331932214-1024x768.jpg
Cấm vận Ngân hàng Trung ương Nga và cắt Nga
khỏi hệ thống SWIFT: Đồng rúp mất giá và gây ảnh hưởng và đáng ngạc nhiên nhất
là việc Mỹ, EU và Anh cấm vận Ngân hàng Trung ương Nga (CBR). Bằng cách đóng
băng tài sản của ngân hàng này khu vực nằm trong phạm vi quyền hạn của họ — ít
nhất là ở Pháp, Nhật, Đức, Mỹ, Nhật, Anh — , các đồng minh phương Tây hy vọng sẽ
tước bỏ một trong những kế hoạch quan trọng của chiến lược tự lực “Pháo đài Nga”
của Moscow: kho dự trữ trị giá 630 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Nga
(CBR). Nguồn: Atlantic Council
Trong bối
cảnh đó, chủ nghĩa quốc tế xã hội chân chính có một vai trò quan trọng.
Trong tình đoàn kết với những người Nga bình thường, chúng ta nên phản đối các
lệnh trừng phạt, những biện pháp không giúp được gì cho người Ukraine. Các biện
pháp này được chia thành ba loại: các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân
Putin, đối với giới tài phiệt đầu sỏ chính trị và giới kinh doanh của Nga, và
trên phạm vi lớn hơn là đối với hệ thống kinh tế. Cách thứ nhất là không hiệu
quả, vì mặc dù có khối tài sản khổng lồ, nhưng Putin chính ra không bị thúc đẩy
vì lợi ích vật chất. Thứ hai là không đúng mục tiêu, bởi vì thực sự giới tinh
hoa kinh tế Nga không còn đóng vai trò là nguồn gây áp lực lên chế độ nữa, các
lệnh trừng phạt năm 2013–14 đã giúp Putin khiến tầng lớp đó tuân thủ và trung
thành hơn bằng cách làm gián đoạn các mối quan hệ với nước ngoài. Các biện pháp
trừng phạt kinh tế rộng rãi như cắt Nga ra khỏi SWIFT và đóng băng tài sản của
ngân hàng trung ương là những điều tồi tệ nhất, vì chúng dẫn đến siêu lạm phát
và thiếu hụt các mặt hàng nhập cảng quan trọng mà hàng triệu người Nga dễ bị tổn
thương đang phụ thuộc vào. Putin đã lường trước những tác động có thể xảy ra của
cả ba loại trừng phạt và do đó sẽ không nản lòng; và những biện pháp trừng phạt
chưa từng có tác dụng xúc tác đưa đến sự phản đối chính trị hiệu quả đối với chế
độ (hoặc đối với các chế độ khác mà các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm tới).
Bất chấp những thất bại này, các biện pháp trừng phạt vẫn đang được áp đặt vì
chúng giúp che đậy việc phương Tây thực sự không thể giúp Ukraine theo bất kỳ
cách nào có ý nghĩa bằng cáh tỏ ra thỏa mãn muốn trả thù.
Anti-War
Protestors Arrested Throughout Russia
Những người biểu tình chống chiến tranh đã
bị bắt trên khắp nước Nga trong các cuộc biểu tình phản đối Vladimir Putin xua
quân xâm lăng Ukraine hôm Chủ nhật Feb 6, 2022. Theo nhóm giám sát biểu tình độc
lập OVD-Info, hơn 4.600 người dân đã bị giam giữ tại 147 thành phố khác nhau ở
LB Nga. Newsweek @Newsweek
Tuy nhiên,
hành động quân sự của NATO (dường như không có trong bàn đàm phán vào lúc này)
thậm chí còn tồi tệ hơn, đưa thế giới trực tiếp đến chiến tranh nhiệt hạch toàn
cầu. Những người ở phương Tây đồng cảm với hoàn cảnh của Ukraine không có lựa
chọn nào khác ngoài việc tin tưởng vào sự phản kháng của dân Ukraine và
dân Nga đối với cuộc chiến của Putin. Hàng nghìn người Nga đã bị bắt vì phản đối
chiến tranh, một con số chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể khi chiến tranh bành trướng.
Hàng triệu người Ukraine không muốn chết trong các vụ đánh bom, sống dưới sự thống
trị của đế quốc, hoặc bị buộc phải di cư; hàng triệu người Nga không muốn bị trừng
phạt hoặc bị dồn ép vào một cuộc xâm lăng mà họ chẳng thu được gì. Để đối phó với
cuộc chiến, chúng ta nên cẩn thận không chỉ nhắc đến giới tinh hoa dân tộc chủ
nghĩa của Nga — họ cho rằng việc đổ lỗi cho NATO sẽ chuyển sự chú ý khỏi sự cai
trị ngày càng đàn áp, dân chủ và quân phiệt của chính phủ Nga ở trong nước.
Lòng trung thành của chúng ta phải nằm ở người dân của cả Ukraine và Nga, và với
sự nghiệp hòa bình.
.
Tác giả | Gregory Afinogenov là một người theo chủ nghĩa xã hội, phụ tá giáo
sư khoa sử Nga tại Đại học Georgetown. Bài viết là quan điểm của tác giả.
©
2022 DCVOnline
Nếu đăng lại,
xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The Seeds of War | Gregory Afinogenov | Tạp chí Dissent |March
2, 2022. DCVOnline dịch, minh hoạ bổ túc và phụ chú.
No comments:
Post a Comment