Friday, March 11, 2022

FACEBOOK CHO PHÉP ĐĂNG CÁC BÀI VỀ CHIẾN TRANH, KÊU GỌI BẠO LỰC CHỐNG LẠI NHỮNG KẺ XÂM LƯỢC NGA (Munsif Vengattil & Elizabeth Culliford   -   Reuters)

 



Facebook cho phép đăng các bài về chiến tranh, kêu gọi bạo lực chống lại những kẻ xâm lược Nga

Munsif Vengattil & Elizabeth Culliford   -   Reuters

Trúc Lam, chuyển ngữ

11/03/2022

https://baotiengdan.com/2022/03/11/facebook-cho-phep-dang-cac-bai-ve-chien-tranh-keu-goi-bao-luc-chong-lai-nhung-ke-xam-luoc-nga/

 

Reuters – Nền tảng Meta (tức Facebook) sẽ cho phép người sử dụng Facebook và Instagram ở một số quốc gia, được kêu gọi bạo lực chống lại người Nga và binh lính Nga trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine, theo các email nội bộ Reuters đã xem qua hôm thứ Năm, trong một thay đổi tạm thời đối với chính sách về những lời phát biểu căm thù [trên Facebook].

 

Công ty truyền thông xã hội này cũng tạm thời cho phép một số bài đăng kêu gọi giết chết Tổng thống Nga Vladimir Putin hoặc Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, theo các email nội bộ gửi cho những người kiểm duyệt nội dung của Facebook.

 

Một người phát ngôn của Meta cho biết trong một tuyên bố: “Do hậu quả của cuộc xâm lược Ukraine của Nga, chúng tôi tạm thời cho phép các hình thức thể hiện quan điểm chính trị, thường vi phạm các quy tắc của chúng tôi, như lời nói bạo lực, chẳng hạn như ‘giết chết những kẻ xâm lược Nga’ (death to the Russian invaders). Chúng tôi sẽ không cho phép những lời kêu gọi bạo lực chống lại những thường dân Nga”.

 

Một email cho biết, các lời kêu gọi về việc giết chết của các nhà lãnh đạo sẽ được cho phép, trừ khi chúng có các mục tiêu khác hoặc có hai chỉ số về độ tin cậy, chẳng hạn như địa điểm hoặc phương pháp. Đây là một sự thay đổi gần đây đối với các quy tắc của công ty này về bạo lực và kích động.

 

Trích dẫn bài viết của Reuters, đại sứ quán Nga ở Mỹ yêu cầu Washington dừng các “hoạt động cực đoan” của Meta.

 

Người sử dụng Facebook và Instagram đã không cho phép những người chủ sở hữu của các nền tảng này quyền xác định các tiêu chí của sự thật mà để các nước chống nhau“, đại sứ quán [Nga] viết trên Twitter trong một thông điệp cũng được chia sẻ bởi văn phòng của họ ở Ấn Độ.

 

Theo một email, những thay đổi chính sách tạm thời về kêu gọi bạo lực đối với các binh lính Nga áp dụng ở các nước Armenia, Azerbaijan, Estonia, Georgia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Nga, Slovakia và Ukraine.

 

Trong một email gần đây được gửi tới những người kiểm duyệt, Meta đã nhấn mạnh sự thay đổi trong chính sách về lời nói căm thù liên quan đến các binh lính Nga và người Nga trong bối cảnh cuộc xâm lược.

 

Chúng tôi đang ban hành một chính sách về tinh thần (a spirit-of-the-policy), cho phép bài phát biểu bạo lực loại T1: (a) nhắm mục tiêu vào binh lính Nga, NGOẠI TRỪ tù nhân chiến tranh hoặc (b) nhắm mục tiêu vào người Nga nơi rõ ràng rằng bối cảnh là cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine (ví dụ: nội dung đề cập đến cuộc xâm lược, tự vệ, v.v…). Ngược lại, sẽ bị xóa theo chính sách Lời Nói Căm Thù“, một email cho biết.

 

Chúng tôi đang làm điều này vì chúng tôi nhận thấy rằng, trong bối cảnh cụ thể này, ‘binh sĩ Nga’ đang được sử dụng làm đại diện cho quân đội Nga. Chính sách Lời nói căm thù tiếp tục nghiêm cấm các cuộc tấn công vào người Nga“, email nêu rõ.

 

Tuần trước, Nga cho biết, họ cấm Facebook trong nước [Nga] để đáp lại điều mà họ nói là hạn chế quyền truy cập vào các phương tiện truyền thông Nga trên nền tảng này. Moscow đã thẳng tay đàn áp các công ty công nghệ, gồm cả Twitter, Twitter cho biết họ bị hạn chế hoạt động ở Nga, trong cuộc xâm lược Ukraine, mà họ gọi là một “hoạt động đặc biệt”.

 

Nhiều công ty truyền thông xã hội lớn khác đã công bố những hạn chế nội dung mới xung quanh cuộc xung đột, bao gồm cả việc chặn các phương tiện truyền thông nhà nước là RT và Sputnik của Nga ở Liên minh châu Âu, đồng thời thể hiện sự thay đổi một số chính sách của họ trong thời kỳ chiến tranh.

 

Các email cũng cho thấy, Meta sẽ cho phép ca ngợi tiểu đoàn cánh hữu Azov, vốn thường bị cấm, trong một thay đổi được The Intercept đưa tin lần đầu.

 

Người phát ngôn của Meta trước đó cho biết, công ty “trong thời điểm hiện tại chỉ dành một ngoại lệ hẹp để khen ngợi Trung đoàn Azov trong bối cảnh bảo vệ Ukraine, hoặc trong vai trò của họ như một phần của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine“.

 

============================

.

Phi công Nga thú nhận có lệnh ném bom mục tiêu dân sự Ukraine

Người Việt

March 11, 2022

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/phi-cong-nga-thu-nhan-co-lenh-nem-bom-muc-tieu-dan-su-ukraine/

 

KIEV, Ukraine (NV) – Video đăng rộng rãi trên truyền thông Ukraine cho thấy một phi công Nga dường như thú nhận đã nhận được lệnh ném bom mục tiêu dân sự, theo Newsweek hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Ba.

 

Trong buổi họp báo do hãng thông tấn Interfax Ukraine livestream hôm Thứ Sáu, phi công này tự nhận tên là Maxim Krishtop và kể lại cách ông ta nhận lệnh rồi thi hành lệnh trước khi bị bắn rơi hôm 6 Tháng Ba và bị quân đội Ukraine bắt.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/03/TS-phi-cong-nga-1068x601.jpg

Ông Maxim Krishtop, phi công Nga bị Ukraine bắt làm tù binh, phát biểu trong buổi họp báo. (Hình: Interfax Ukraine)

 

“Trong lúc hoàn thành nhiệm vụ đó, tôi nhận ra mục tiêu không phải là cơ sở quân sự của địch, mà là tòa nhà dân cư, người dân ôn hòa. Nhưng tôi vẫn thi hành lệnh hình sự đó,” ông Krishtop, trung tá và là chỉ huy phó Trung Đoàn Hàng Không 47 của Nga, nói.

 

Ông cho biết thêm ông bị hệ thống phòng không Ukraine bắn rơi rồi bị bắt làm tù binh.

 

Ông cho hay ông thực hiện ba vụ ném bom ở Ukraine, có lúc dùng FAB-500 – loại bom thời Liên Xô thả từ phi cơ có đầu đạn nổ mạnh.

 

“Tôi nhận ra tôi phạm tội ác lớn như thế nào. Tôi xin toàn bộ người dân Ukraine tha thứ vì những bất hạnh mà chúng tôi gây ra cho họ,” ông Krishtop nói.

 

“Tôi sẽ làm bất kỳ việc gì trong thẩm quyền để chấm dứt cuộc chiến này càng sớm càng tốt, và đưa những người chịu trách nhiệm về cuộc diệt chủng người Ukraine này ra công lý,” ông nói tiếp.

 

“Tôi cũng hối thúc tất cả quân nhân Nga ngưng phạm tội ác đối với người dân Ukraine ôn hòa.” Cuối cùng, ông nói: “Tôi nghĩ chúng tôi đã bại trận.”

 

Ông Krishtop xuất hiện trong buổi họp báo gồm ba sĩ quan quân sự Nga mà Ukraine tuyên bố bắt được.

 

Nga cáo buộc Ukraine ngược đãi tù binh, và cho biết những quân nhân Nga công khai bác bỏ sứ mệnh của họ là do bị Ukraine cưỡng ép. Ukraine bác bỏ cáo buộc này.

 

Buổi họp báo diễn ra giữa lúc có nhiều bản tin cho hay quân nhân Nga đang xuống tinh thần, và giữa lúc có nhiều câu chuyện quân nhân Nga tin rằng họ bị lừa sang chiến đấu ở Ukraine.

 

Tuần trước, video chưa được kiểm chứng cho thấy một tù binh Nga tuyên bố quân đội nước này bắn những quân nhân bị thương của chính họ. Những video khác do chính quyền Ukraine đăng lên dường như cho thấy lính Nga vừa khóc vừa hối hận dính líu cuộc xâm lăng này.

 

Mặc dù vài video do Cơ Quan An Ninh Ukraine đăng là nhằm khiến người Nga ngày càng phản đối cuộc chiến, nhưng cách làm này cũng gây ra vấn đề đạo đức.

 

“Không được phép đăng hình ảnh tù binh chiến tranh để người ta nhận ra họ,” ông Marco Sassoli, giáo sư luật quốc tế tại University of Geneva, Thụy Sĩ, nói với đài CBC của Canada. Theo Công Ước Geneva, tù binh phải được “đối xử sao cho có phẩm giá và không bị phô bày ra cho công chúng hiếu kỳ – như đăng hình ảnh trên mạng xã hội.” (Th.Long) [qd]

 





No comments: