Công
dân có thể truyền cảm hứng cho người khác - Mục tiêu đàn áp của Việt Nam
Bình luận của Zachary
Abuza*
2022.03.07
Nhà hoạt động Đoàn Khánh Vinh Quang bị áp tải đến
tòa án ở tỉnh Cần Thơ ngày 24/9/2018. Quang bị kết án 27 tháng tù giam do đăng
tải các bài viết trên Facebook mà tòa án cho là thóa mạ Đảng Công sản Việt Nam.
AP
Trong những
năm gần đây, Chính phủ cộng sản Việt Nam tăng cường bắt giữ những người mà họ
coi là đối thủ của mình, bao gồm các nhà báo độc lập, các nhân vật tôn giáo,
các nhà hoạt động về quyền đất đai và môi trường. Trong khi số lượng tù nhân tiếp
tục tăng lên, các nhóm nhân quyền nói rằng hoạt
động này không có dấu hiệu dừng lại hay giảm đi và đó không phải là một
chiến thuật không sắc bén.
Trên thực
tế, lực lượng an ninh đang ngày càng biết cách tập trung vào những đối tượng mục
tiêu: những người có khả năng huy động đồng bào của họ.
Điều đó
nói lên sự bất an và dễ bị tổn thương của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) - một tổ
chức vốn có được quyền lực lãnh đạo không chỉ thông qua sự lãnh đạo của họ
trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Mỹ mà còn thông qua khả năng huy động
dân chúng. Đó vẫn là một chức năng quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày nay,
mạng xã hội là phương tiện chính để tạo ra ảnh hưởng trong dân chúng. Không giống
như Trung Quốc nổi tiếng với hệ thống tường lửa và việc cấm sử dụng các nền tảng
truyền thông xã hội nước ngoài, Việt Nam vẫn cho phép dân chúng dùng internet
và mạng xã hội mặc dù kiểm soát chặt chẽ hoạt động này. Đối với một chế độ chuyên
quyền độc đoán, đó là một con dao hai lưỡi. Mạng xã hội cho phép người sử dụng
chia sẻ thông tin mà chính phủ không thích nhưng nó cũng cho phép chính phủ nắm
bắt được xu hướng xã hội, biết được người dân đang tức giận điều gì và theo dõi
tâm trạng của đất nước. Và tất nhiên, điều này tương đối dễ dàng kiểm soát.
Chính phủ
Việt Nam đã thất bại trong việc xây dựng các lựa chọn các mạng xã hội trong nước
để thay thế Facebook nhưng đã thành công trong những nỗ lực kiểm soát các nền tảng
truyền thông xã hội nước ngoài. Luật An ninh mạng ra đời năm 2019 yêu cầu các
công ty công nghệ nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu và thành lập văn phòng đại diện
tại Việt Nam.
Việt Nam
là một thị trường đủ lớn và ngày càng phát triển khiến phần lớn các công ty đã
tuân thủ những yêu cầu này mặc dù luật pháp đã được thực thi không đồng đều - kết
quả của những tranh cãi giữa Bộ Công an và các bộ kinh tế hướng ngoại hơn vốn
lo lắng về tác động của luật này đối với đầu tư nước ngoài.
Ban đầu,
các lực lượng không gian mạng của Việt Nam giám sát việc sử dụng internet để nhận
diện những tiếng nói bất đồng chính kiến. Họ đã có thể phát triển các thuật
toán của riêng mình để tìm ra đâu là những người có ảnh hưởng chính. Kết quả
là, làn sóng đầu tiên của những người sử dụng internet có tầm ảnh hưởng - những
người đã chuyển từ hệ thống xuất bản bí mật sang có lượng người theo dõi trực
tuyến lớn - đã bị bắt và bịt miệng.
Gần đây trọng
tâm đã chuyển sang các nhà báo độc lập vì tất cả báo chí ở Việt Nam đều bị kiểm
soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các cơ quan nhà nước và Đảng cũng như chịu sự
kiểm duyệt.
Những tiếng
nói dũng cảm đã cố gắng thiết lập các kênh TV trên YouTube và các trang tin tức
Facebook độc lập của riêng họ. Chính phủ Việt Nam lại không theo dõi tất cả. Họ
đi tìm những người có ảnh hưởng nhất, những trang web được theo dõi và đọc nhiều
nhất bởi bộ phận dân chúng không còn tin tưởng vào báo chí nhà nước.
Chính quyền
cộng sản ít để ý đến ai đó vừa gặp phải bất công do chính phủ gây ra hoặc
đang phàn nàn về một chính sách gây tác động tiêu cực. Có hàng triệu người đang
làm điều này. Thu hút sự chú ý của chính quyền là những người có số lượng người
theo dõi lớn và những người có thể huy động dân chúng hành động.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay còn gọi là "mẹ Nấm" đã có được một lượng người
theo dõi khổng lồ khi đưa tin về dự án khai thác bauxite do Trung Quốc làm chủ
đầu tư và các vấn đề môi trường khác. Chị đã biến các vấn đề môi trường thành mối
quan tâm của tầng lớp trung lưu. Việc có thể nói tiếng Anh cũng đã giúp chị thu
hút được sự chú ý của quốc tế. Chị bị bắt vào năm 2016 và sau đó được định cư tại
Hoa Kỳ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2.jpg/@@images/271f4331-0c2b-4288-94ce-3f7d331886e4.jpeg
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức mẹ Nấm, kể về việc chị được
ra tù ở Việt Nam tại một buổi nói chuyện tại Houston, Mỹ ngày 26/10/2018. Ảnh:
AP
Nhà hoạt động chính trị Phạm Đoan Trang - người đã bị bắt vào tháng 10 năm
2020 - là một vấn đề đau đầu đối với chính phủ Việt Nam vì chị không có xu hướng
viết lách theo hướng triết lý, học thuật. Thay vào đó, chị bàn về luật pháp,
các quyền quy định trong hiến pháp và các trình tự, thủ tục của Việt Nam theo
cách mà người dân bình thường có thể hiểu được. Chị đã phơi bày những vi phạm
luật pháp của chính phủ và thu hút được một lượng lớn người theo dõi. Chị hiện đang thụ án 9 năm tù vì tội
"tuyên truyền chống nhà nước".
Vào tháng
10/2021, năm nhà báo trong nhóm Báo Sạch,
một trong những cơ quan báo chí độc lập nổi tiếng nhất đã lĩnh những án tù nặng
nề. Lê Văn Dũng, hay còn gọi
là Lê
Dũng Vova - người điều hành kênh tin tức "CHTV" trên
Facebook - là một trong những nhà báo độc lập nổi tiếng nhất và bị bắt vào
tháng 7/2021. Ông này bị truy nã đến nỗi chính phủ Việt Nam đã có một việc làm
bất thường là ban hành lệnh bắt giữ hình sự trên toàn quốc. Một nhà báo làm
video nổi tiếng khác, ông Nguyễn
Thái Hưng, và vợ, đã bị bắt giữa một buổi phát trực tiếp. Kênh YouTube
của ông này có khoảng 40.000 người đăng ký theo dõi (subscribers).
Ông Phạm
Chí Thành, một cựu
nhà báo và nhà văn nổi tiếng, đã nhận bản án 5,5 năm tù vì các tác phẩm có tính
châm biếm của mình.
Anh Nguyễn
Văn Oai đã
được ra tù vào tháng 1/2022 sau khi thụ án 5 năm vì tổ chức các cuộc biểu tình
phản đối việc nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh xả thải chất thải độc hại ra biển, khiến
cá chết hàng loạt ở khu vực biển miền Trung Việt Nam vào năm 2016. Công ty Đài
Loan Formosa Plastics sau đó đã nhận lỗi và bồi thường thiệt hại. Khả năng huy
động nhanh chóng sự tham gia của cộng đồng địa phương đã khiến anh trở thành một
mối đe dọa tức thì đối với chính quyền. Chỉ có anh và các nhà hoạt động khác bị
bỏ tù trong vụ việc gây bất ổn này.
Mẹ Nấm và Phạm
Đoan Trang đã
giành được nhiều giải thưởng nước ngoài và có mạng lưới hỗ trợ quốc tế sâu rộng
giúp tăng cường tiếng nói của họ ở trong nước. Sự công nhận quốc tế làm dấy lên
lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài trong giới tinh hoa của Đảng Cộng sản bảo
thủ.
Nhưng
chính quyền cũng sẽ nhắm đến các đối tượng cá nhân trước khi họ có cơ hội có được
một lượng người theo dõi lớn hơn. Năm 2021, Việt Nam đã bắt
giữ gần 40 blogger và những người phát tán tài liệu “chống
nhà nước" trên mạng. Hầu hết trong số họ ít được biết đến nhưng tất cả đều
là các nhà hoạt động về các vấn đề nóng bỏng, chẳng hạn như Trung
Quốc, những xử lý sai lầm của chính
phủ trong đại dịch COVID-19, tranh
chấp đất đai và tham nhũng. Rõ ràng, một số sáng kiến được thực hiện bởi
lực lượng an ninh và điều tra viên địa phương trong các vụ việc
này.
Việt Nam
cũng đã bắt đầu sử dụng các cáo buộc trốn thuế đối với những người bất đồng
chính kiến. Vẫn còn phải xem liệu Việt Nam có bắt chước Trung Quốc và bắt đầu
nhắm vào những người có ảnh hưởng xã hội khác, chẳng hạn như các ngôi sao
điện ảnh và nhạc sĩ - những người sử dụng những nền tảng công cụ của họ để
bàn luận các vấn đề nóng trong xã hội. Trung Quốc đã và đang sử dụng các
cuộc điều tra thuế cũng như kiểm soát các trường quay, sóng phát thanh truyền
hình và báo chí để phá hủy sự nghiệp. Chỉ sau một đêm, những người nổi tiếng khắp
cả nước trước đây bốc chốc trở thành những con người nhỏ bé, thậm chí không còn
tồn tại.
Nhưng chiến
lược rộng lớn hơn của đảng Việt Nam là rõ ràng - không ai có thể huy động lực
lượng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.
-----------
Tác
giả: Zachary Abuza là Giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington và
là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm được thể hiện ở đây là của
riêng ông và không phản ánh lập trường của Hoa Kỳ cũng như của Bộ Quốc
phòng, Đại học Chiến tranh Quốc gia, Đại học Georgetown hay RFA.
---------------------
Tin, bài liên quan
·
Trường
hợp Phạm Thành: Thân phận ‘tù không tội’ mới nhất!
·
Hành
xử khác biệt của ngành tư pháp Việt Nam
·
Những
trí thức không an phận
·
Truyền
thông nhà nước và những phiên tòa chính trị
·
Bày
tỏ chính kiến trên mạng và đường đến lao tù
No comments:
Post a Comment