Chiến
tranh Ukraina: Liệu Trung Quốc có dám viện trợ vũ khí cho Nga hay không?
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng
ngày: 16/03/2022 - 13:59
Trước
những thông tin từ phía Mỹ cho rằng Nga đã yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ quân sự
cho cuộc chiến ở Ukraina, Bắc Kinh vào hôm qua, 15/03/2022 đã lại chính thức cải
chính, khẳng định đó chỉ là tin “thất thiệt”. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc
giúp Nga về quân sự đã được đặt ra với câu hỏi là liệu Bắc Kinh có dám công
khai hỗ trợ Matxcơva về mặt này hay không, và nếu có thì giúp đến đâu.
Bộ
trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigu giới thiệu thỏa thuận hợp tác Quốc Phòng
Nga-Trung ký tại Matxcơva ngày 23/11/2021. AP - Vadim Savitskiy
Thái độ
nghi kỵ của Mỹ đối với Trung Quốc không phải là không có cơ sở vì cho đến nay,
Bắc Kinh luôn từ chối chỉ trích cuộc xâm lược Ukraina của Nga, thậm chí còn hỗ
trợ Mátxcơva giảm thiểu tác hại của các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương
Tây.
Tuy nhiên,
riêng trong lãnh vực quân sự, vũ khí, nhiều chuyên gia, cả Trung Quốc lẫn
phương Tây, được hãng tin Mỹ AP trích dẫn, đều cho rằng khó có khả năng Bắc
Kinh công khai ra mặt chi viện vũ khí cho Mátxcơva.
Theo ông
Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại Học Nhân Dân Bắc
Kinh: “Trung Quốc sẽ rất thận trọng và cố gắng hết sức sao cho viện trợ của
họ và các loại hỗ trợ khác không được sử dụng trên chiến trường Ukraina”. Đối
với vị giáo sư này, Trung Quốc “không hề có động cơ để cung cấp bất kỳ hỗ trợ
nào cho hoạt động của Nga ở Ukraina”.
Ông Sam
Roggeveen, giám đốc Chương Trình An Ninh Quốc Tế tại Viện Lowy của Úc cũng thấy
rằng Bắc Kinh không có “lợi ích rõ ràng” nào trong việc hỗ trợ Mátxcơva.
Thậm chí nước Nga suy yếu có thể có tăng cường lợi thế kinh tế và chiến lược của
Trung Quốc.
Trong bối
cảnh các quan chức Trung Quốc luôn tuyên bố rằng sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền của tất cả các nước cần được tôn trọng, giám đốc Viện Nghiên Cứu Châu Âu
và Châu Á tại Đại Học Luật và Khoa Học Chính Trị Thượng Hải nhận định:.
“Hoạt động
quân sự của Nga ở Ukraine về bản chất đã trở thành một cuộc xâm lược và Trung
Quốc sẽ không bao giờ cung cấp vũ khí để giúp một quốc gia tấn công một nước có
chủ quyền khác và điều đó không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Riêng ông
DrewThompson, cựu quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ hiện đang làm việc tại Trường Lý
Quang Diệu ở Singapore, thì thận trọng hơn khi cho rằng Trung Quốc cũng không
muốn thấy xung đột trở nên tồi tệ hoặc bị lôi kéo vào cuộc như là một kẻ đồng
phạm. Vì vậy đối với ông Thompson, bất kỳ sự ủng hộ nào mà Trung Quốc sẽ dành
cho Nga “được đo lường và cân nhắc cẩn thận”.
Theo giới
phân tích, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Bắc Kinh đáp ứng lời cầu viện
của Mátxcơva, nhưng nếu có hỗ trợ, thì đó sẽ là những vật phẩm nhỏ như khẩu phần
lương thực, đạn dược, chứ không thể là chiến đấu cơ hay xe tăng.
Theo
chuyên gia Drew Thompson, Trung Quốc hoàn toàn không muốn bị quốc tế trừng phạt,
do đó sẽ thiên về việc cung cấp cho Nga các loại linh kiện phụ tùng thay thế,
các thiết bị lưỡng dụng không vi phạm các lệnh trừng phạt hoặc nằm dưới ngưỡng
trả đũa của quốc tế. Trung Quốc cũng có thể chia sẻ với Nga các kết quả giám
sát và thông tin tình báo.
Một ví dụ
được ông Thompson nêu bật: Trực thăng Nga có khả năng sử dụng hỏa châu để chống
lại các tên lửa tầm ngắn di động như Stinger. Trung Quốc có thể bán loại thiết
bị này cho Nga nếu tương thích với các hệ thống của Nga..
Và đây
chính là một vấn đề khác. Theo chuyên gia Roggeveen, Nga hầu như không thể tích
hợp vũ khí của Trung Quốc vào các lực lượng vũ trang của mình trong một sớm một
chiều.
----------------------------------------
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Chiến
tranh Ukraina : Trung Quốc lo ngại tác động các đòn trừng phạt kinh tế Nga
CHIẾN
TRANH UKRAINA - TRUNG QUỐC
Chiến
tranh Ukraina: Phương Tây đừng "ảo tưởng" Bắc Kinh làm trung gian hòa
giải
No comments:
Post a Comment