Châu
Á đứng đâu trong cuộc chiến Ukraine?
Lê Tây Sơn
- Saigon Nhỏ
8 tháng 3, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/chau-a-dung-dau-trong-cuoc-chien-ukraine/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1379780684-1024x683.jpg
Trung
Quốc đã bỏ phiếu trắng về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine (ảnh: Liao
Pan/China News Service via Getty Images)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “Người bạn thân
thiết”, trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi gọi ông ta là “Người bạn thân nhất
và chân thành nhất”. Nhưng cuộc tấn công vô cớ của Nga vào Ukraine đã để
lộ ra những “đường lỗi chính trị” tại châu Á, khiến mối quan hệ nồng ấm trước
đây của Nga với các cường quốc châu Á bắt đầu trở nên chuyển gam màu…
Cả Trung
Quốc và Ấn Độ đều từ chối lên án cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraine, và
cả hai đều bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc yêu cầu Moscow ngừng ngay cuộc tấn công. Nhưng khi chính phủ Mỹ nói rõ rằng “quốc gia nào không lên án cuộc
chiến của Putin nên được hiểu là đứng về phía Nga”, hai quốc gia
đông dân nhất thế giới này đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng:
Hoặc lên tiếng chống xâm lược hoặc bị qui đồng lõa với Putin.
Việc cả
Trung Quốc và Ấn Độ đều chọn phương án “lấp lửng và an toàn”, cho thấy tầm ảnh
hưởng rất lớn của Nga ở châu Á, nơi hoạt động mua bán vũ khí và thương mại
“không có vùng cấm” đã cho phép Moscow khai thác các đường lỗi (fault lines) tại
khu vực và mối quan hệ yếu hơn với phương Tây. Nếu ở Mỹ và châu Âu, hầu hết các
nhà lãnh đạo xem việc lên án cuộc xâm lược là một phần của cuộc chiến ý thức hệ
rộng hơn để duy trì tự do dân chủ và pháp quyền thì tại hai cường quốc dân số
châu Á, những ranh giới đó mờ nhạt hơn, dù Ấn Độ có nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Nhìn vào thực tế này, các chuyên gia cho rằng Ấn Độ và Trung Quốc được thúc đẩy
nhiều hơn bởi lợi ích cá nhân của chính họ khi chọn phe.
Bắc Kinh và Kyiv
Chỉ vài tuần
trước khi Nga xâm lược và quân đội Nga qui tập đông đảo ở biên giới Ukraine,
ông Tập và ông Putin đã tỏ ra gần gũi hơn bao giờ hết. Trong tuyên bố dài 5,000
từ nhân Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh, bộ đôi này khẳng định mối quan hệ giữa
hai bên là “không có giới hạn”, hàm ý về sự hợp tác và tương trợ nhau trong bất
cứ lĩnh vực nào, giống như một bảo đảm Trung Quốc sẽ giúp Nga đi qua mọi cấm vận
và gửi một thông điệp mạnh mẽ cho Mỹ. Năm ngoái, thương mại song phương
Nga-Trung Quốc đạt kỷ lục $146 tỷ và hai bên tiếp tục duy trì “truyền thống
thao diễn quân sự chung” với một cuộc tập trận kết hợp quy mô lớn.
Nga-Trung
có chung đường biên 4,000 km và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất
của Nga (trong khi Nga không có tên trong top 5 đối tác thương mại lớn nhất của
Trung Quốc; đứng đầu là Mỹ). Nhưng nguyên nhân chính đằng sau mối quan hệ “môi
hở răng lạnh” Nga-Trung Quốc là căng thẳng giữa mỗi quốc gia với Mỹ. Nay, cái gọi
là “mối quan hệ không có giới hạn” này đang được thử thách. Hiện tại, nhiều câu
hỏi được đặt ra về việc ông
Tập biết “từ khi nào và biết bao nhiêu” về kế hoạch xâm lược của Putin.
Một báo cáo tình báo phương Tây tiết lộ, vào đầu Tháng 12, các quan chức Trung
Quốc đã yêu cầu đồng cấp Nga đợi cho đến kết thúc Thế vận hội Bắc Kinh mới mở
cuộc xâm lược.
Cho đến
nay, Trung Quốc vẫn không lên án Nga, không gọi Nga là “xâm lược” đồng thời
tuyên bố “hiểu những lo ngại về an ninh chính đáng” của Nga! Truyền thông nhà
nước Trung Quốc cũng lập lại những quan điểm, lập luận và thông tin một chiều của
Nga về cuộc xâm lược. Ngày 7 Tháng Ba, ông Quách Thọ Thanh (Guo Shuqing), Chủ tịch
Ủy ban quản lý Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (China Banking and Insurance
Regulatory Commission) khẳng định “Trung
Quốc sẽ không tham gia bất cứ lệnh trừng phạt nào nhắm vào Nga”.
Tuy nhiên,
Bắc Kinh cũng có mối quan hệ với Ukraine và là đối tác thương mại lớn nhất của
quốc gia này. Năm 2017, Ukraine còn tham gia Sáng kiến phát triển và cơ sở hạ tầng Vành đai và
Con đường (Belt and Road) của ông Tập. Năm ngoái, Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelensky thậm chí nói Ukraine là “Cầu nối đến châu Âu của Trung Quốc”! Nhiều
chuyến tàu chở hàng đến châu Âu chạy qua Ukraine, và Ukraine là nguồn cung cấp
các nông sản chính như ngô và lúa mạch cho Trung Quốc (Nga sẽ bảo đảm duy trì
các quan hệ này sau khi thay đổi chế độ tại Ukraine). Trong cuộc điện đàm với
người đồng cấp Ukraine vào tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho
biết Trung Quốc “rất buồn” về cuộc xung đột. Chỉ thế thôi! Vì ai thắng, Trung
Quốc vẫn không mất mát gì.
Thực tế
cho thấy, Trung Quốc có thể hưởng lợi kinh tế từ một nước Nga phụ thuộc và bị
cô lập hơn, phải dựa dẫm vào mình. Bắc Kinh cũng lo lắng các doanh nghiệp họ vướng
vào các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây. Ngày 3 Tháng Ba, Ngân hàng Đầu tư
Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) do Bắc Kinh hậu thuẫn
cho biết họ đã đình chỉ tất cả các hoạt động tại Nga “ngay sau khi cuộc chiến ở
Ukraine bùng phát”.
Ngoài ra,
Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với “những nguy cơ khó lường” vì xem nhẹ mối
quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, quốc gia mang lại cho Trung Quốc nhiều
thặng dư thương mại và xuất siêu nhất. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, các đồng
minh phương Tây đã “thống nhất chưa từng thấy” và những khác biệt được bỏ sang
bên. Thái độ ủng hộ Nga của Trung Quốc cũng tác động mạnh đến nhiều người dân
phương Tây, và tất cả sẽ biến thành hành động cụ thể trong tương lai.
Một số nhà
phân tích đã chỉ ra sự tương đồng giữa các ý đồ của Nga đối với Ukraine và
tương lai đáng ngại của Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự quản mà Trung Quốc
luôn tuyên bố chủ quyền và không loại trừ sử dụng vũ lực để sáp nhập. Steve
Tsang, Giám đốc Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, nhận định: “Ukraine là
lời cảnh tỉnh cho châu Âu, Bắc Mỹ và các nền dân chủ khác. Đột nhiên, các quốc
gia ở châu Âu và phương Tây phải chuẩn bị cho những tình huống mà họ nghĩ là
không cần thiết kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cách đây hơn 30 năm. Trong
bối cảnh đó, âm mưu của Trung Quốc đối với Đài Loan đã làm nhiều nước lo lắng
hơn”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/GettyImages-1237073645-1024x677.jpg
Thủ
tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin; New Delhi, ngày 6
Tháng Mười Hai 2021 (ảnh: Sanjeev Verma/Hindustan Times)
Ấn Độ và Nga
Ấn Độ, nền
dân chủ lớn nhất thế giới, đang tìm cách chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của
Trung Quốc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Ấn Độ, những lo ngại về an
ninh và phát triển luôn được đặt lên hàng đầu. Một dấu hiệu cho thấy trong thời
gian gần đây Ấn Độ đã đóng vai trò tích cực hơn trong “Bộ tứ an ninh không
chính thức” gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ. Trong khi đó, quan hệ giữa Ấn Độ và
Nga luôn có bóng ma Trung Quốc đứng giữa án ngữ. Ấn Độ có mối quan hệ quốc
phòng đáng kể với Nga. Ước tính khoảng 50% thiết bị quân sự của Ấn Độ đến từ
Nga và chúng rất quan trọng trong bối cảnh căng thẳng dai dẳng ở biên giới với
Trung Quốc luôn chờ leo thang trở lại.
Quan hệ của
Ấn Độ với nước láng giềng Pakistan là vấn đề khác, đặc biệt sau khi khu vực
biên giới tranh chấp Kashmir trở thành điểm nóng vào năm 2019. Năm 2018, Ấn Độ
đã ký thỏa thuận mua hệ thống hỏa tiễn phòng không trị giá $5 tỷ của Nga bất chấp
có thể bị Mỹ trừng phạt, thông qua Đạo luật trừng phạt các kẻ thù của Mỹ
(Counter America’s Adversaries Through Sanctions Act-CAATSA). “Ấn Độ không quan
tâm nhiều đến tình hình ở Ukraine và mối quan hệ với quốc gia này vì còn bận tập
trung vào những nguy cơ ở sân sau của mình – Happymon Jacob, giáo dục ngoại
giao và giải trừ quân bị tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, nhận định –
Dù không muốn chống lại phương Tây hay ủng hộ Nga, Ấn Độ cũng nên có cách tiếp
cận rõ ràng hơn”.
Cho đến
nay, Ấn Độ vẫn đi dây. Thủ tướng Modi đã nói chuyện với cả Zelensky lẫn Putin,
đồng thời cam kết viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Modi không lên án rõ ràng cuộc
xâm lược của Nga mà chỉ kêu gọi “chấm dứt bạo lực ngay lập tức” và “tất cả các
bên cần nỗ lực đàm phán” (trích nội dung cuộc gọi ngày 24 Tháng Hai với Putin).
Nga và Ấn Độ có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời từ thời Liên Xô, khi Liên Xô
giúp Ấn Độ giành chiến thắng trong cuộc chiến năm 1971 với Pakistan. Ngoài ra
còn mối quan hệ giữa Putin và Modi (một trong hai lãnh đạo thế giới duy nhất
Putin gặp vào năm ngoái) khi Putin đến thăm New Delhi.
“Ấn Độ cần
Nga để chống lại Trung Quốc – Harsh V. Pant, giáo sư về quan hệ quốc tế tại
King’s College London và là người đứng đầu Chương trình Nghiên cứu Chiến lược tại
Quỹ Nghiên cứu Quan sát ở New Delhi, lý giải – Chính phủ Ấn phải cân bằng cả mối
quan hệ lịch sử với Nga lẫn mối quan hệ đang phát triển tốt với phương Tây”.
Thương mại
quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ đã tăng từ gần số 0 vào năm 2008 lên hơn $20 tỷ
trong năm 2020. “Vì phải dồn cho cuộc chiến Ukraine, Putin sẽ ít cung cấp vũ
khí hơn cho các quốc gia khác, kể cả Ấn Độ” – Ian Hall, giáo sư quan hệ quốc tế
tại Đại học Griffith, nói. Ngoài ra, chính phủ Modi còn phải đối phó với áp lực
trong nước. Tuần trước, sau khi một sinh viên Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc pháo
kích của Nga vào thành phố Kharkiv lúc đang mua hàng tạp hóa, tại Ấn Độ bắt đầu
xuất hiện lời kêu gọi chính phủ sơ tán hàng trăm sinh viên Ấn bị mắc kẹt ở
thành phố Sumy, Đông Bắc Ukraine, nơi bị bắn phá nặng nề.
Và các quốc gia châu Á khác
Cần biết
là ngay cả trước khi Nga xâm lược Ukraine, mối quan hệ Nga, phương Tây đã căng
thẳng khiến mối quan hệ giữa Nga với các nước lớn châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ
trở nên quan trọng hơn. Trung Quốc có lợi ích rõ ràng khi những nhà độc tài như
Putin tiếp tục nắm quyền. Họ chia sẻ hai lợi ích chiến lược chính: Một là hạ thấp
vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Hai là an toàn hơn khi chủ nghĩa độc tài chiếm
ưu thế. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Bắc Kinh bao giờ cũng có điều kiện theo kiểu
‘con buôn chính trị’.
Ở những
nơi khác tại châu Á, các đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản đã lên án
Nga. Singapore cũng áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga. Còn Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) thì đưa ra một tuyên bố không lên án hay xem hành động của
Nga là một hành động xâm lược (8 trong số 10 thành viên ASEAN bỏ phiếu ủng hộ
nghị quyết của Đại hội đồng LHQ kêu gọi Nga ngừng sử dụng vũ lực ở Ukraine. Chỉ
có Lào và Việt Nam bỏ phiếu trắng). “Ở châu Á, thách thức cơ bản đối với hầu hết
quốc gia là sức mạnh đang trỗi dậy và lực lượng quân sự khổng lồ của Trung Quốc
– Manoj Kewalramani, Chủ tịch Chương trình Nghiên cứu Ấn Độ – Thái Bình Dương tại
Viện Takshashila ở Bangalore, nói.
No comments:
Post a Comment