Campuchia
lại cho Việt Nam ‘trượt vỏ chuối’
11/03/2022
https://gdb.voanews.com/01bd0000-0aff-0242-535b-08d9fcbeabb7_w650_r1_s.jpg
Hội
nghị nguyên thủ giữa Mỹ và 9 nước ASEAN nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ
mà ông Hun Sen cứ làm như họp ở “buôn” hay “sóc” trên đất Chùa Tháp vậy. Hình
minh họa.
Chiếc
ghế Chủ tịch ASEAN của Hun Sen năm 2022 ngay từ đầu đã hứa hẹn nhiều xì-căng-đan
cho “ông anh” Việt Nam, nhưng đến mức đình hoãn được cả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
– ASEAN...
Chiếc ghế
Chủ tịch ASEAN của Hun Sen năm 2022 ngay từ đầu đã hứa hẹn nhiều xì-căng-đan
cho “ông anh” Việt Nam, nhưng đến mức đình hoãn được cả Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
– ASEAN khi mọi khâu đã lên kế hoạch chu đáo, kể cả việc Tổng thống Biden đã có
thư mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia cuộc họp, đồng thời tiến hành nhiều
hoạt động song phương Việt – Mỹ, thì Hun Sen bắt đầu chớm “làn ranh đỏ”. Lần đầu,
Việt Nam chẳng có thể làm được gì hơn. Những lần sau đó, Việt Nam tỏ thái độ
người lớn, không chấp. Còn lần trì hoãn này, biết làm sao đây, đành “ngậm bồ
hòn làm ngọt”, đành chấp nhận giữa cái “ít tồi tệ” so với “cái tồi tệ hơn”.
Lệch hướng và thiếu thông tin?
Ngày
10/3/2022, bỉnh bút Sebastian Strangio bình luận trên tờ “The Diplomat”: “Tình
trạng lệch hướng và thiếu thông tin liên lạc đã bao trùm việc tổ chức Hội nghị
Thượng đỉnh khó có thể ảnh hưởng lâu dài đến quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Nhưng nó vẫn
tiếp tục duy trì bản chất có phần hơi sao nhãng trong những nỗ lực gần đây của
Mỹ nhằm thu hút các nhà lãnh đạo ASEAN”. Câu chuyện Cấp cao khởi nguyên từ thời
Tổng thống Donald Trump cam kết tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN đặc biệt
tại Las Vegas vào tháng 3/2020, nhưng điều này đã bị đại dịch COVID-19 gạt sang
một bên. Sau đó vào tháng 5/2021, Ngoại trưởng Antony Blinken lại buộc phải hủy
một cuộc điện đàm theo lịch trình với các Ngoại trưởng ASEAN sau khi mạng liên
lạc trên máy bay của Blinken bị trục trặc. Thượng đỉnh đặc biệt lần này có thể
sẽ được dời lại đúng theo lịch trình. Nhà báo Strangio hy vọng, “về lâu dài, trục
trặc nói trên có thể bị lãng quên. Dù vẫn vướng bận một chút ngạc nhiên, tại
sao các mối quan hệ ASEAN và Washington không thể gắn kết hơn, và hai bên đã
không chốt được ngày trước khi công bố thời điểm của Thượng đỉnh”.
Làm thế
nào lại có thể “lệch hướng” và “thiếu thông tin”, khi mà trước đấy hai ngày,
chính Thủ tướng Hun Sen là người phát ra nguồn tin đầu tiên về việc Cấp cao Mỹ
– ASEAN lần thứ 10 nên được lùi lại. Ban đầu, Hun Sen vẫn nói kiểu “nước đôi”,
rằng có 3 nước trong ASEAN không thể chấp thuận thời gian hai ngày 28 và 29
tháng Ba sang Washington họp được, và đề xuất hai ngày trước đó, là 26 và 27. Hội
nghị nguyên thủ giữa Mỹ và 9 nước ASEAN nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ
mà ông Hun Sen cứ làm như họp ở “buôn” hay “sóc” trên đất Chùa Tháp vậy. Hun
Sen còn đá quả bóng sang cho Indonesia là nước, theo lời ông ta, lo khâu phối hợp
về ngày giờ họp. Chuyện thật như đùa. Nếu không phối hợp từ trước thì làm sao Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ hiểu rằng, hai ngày 28 và 29 là thời điểm đã được tất cả các
nước ASEAN chấp thuận? Hun Sen công bố “tin xấu” có ba nước ASEAN (nhưng ông
không cho biết là những nước nào) không chấp thuận khi Tổng thống Biden đã gửi
thư mời đến các nguyên thủ ASEAN.
Ngày 8/3,
tờ “Khmer Times” đưa tin: “Thủ tướng kiêm Chủ tịch ASEAN Hun Sen cho biết
Indonesia với tư cách là Điều phối viên quốc gia về quan hệ đối tác ASEAN – Hoa
Kỳ đang điều phối lịch trình của hội nghị thượng đỉnh. Mỹ ấn định hội nghị thượng
đỉnh lần này là 28 – 29/3 và một số nhà lãnh đạo ASEAN đã đề xuất ngày 26 –
27/3, nhưng Mỹ không thể thực hiện được. Do đó, Hội nghị Thượng đỉnh này phải bị
hoãn lại và chúng tôi hy vọng rằng các quan chức cấp cao của ASEAN và Mỹ sẽ phối
hợp để tìm ra thời điểm thích hợp hơn”. Ông Hun Sen phát biểu như thế tại Lễ
khánh thành Bệnh viện Hữu nghị Campuchia – Trung Quốc Tboung Khmum
hôm 7/3. Với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay, Thủ tướng Hun Sen cho
biết thêm, ông có thể tham dự Hội nghị Thượng đỉnh bất cứ lúc nào, nhưng ngoại
trừ thời gian Campuchia có bầu cử.
Vẫn là cảm giác hiệu ứng “bóng đè”
Tháng
12 năm ngoái, cũng tại Lễ khánh thành một cung đường do Trung Quốc tài trợ, Hun Sen lúc bấy giờ nổi xung,
đòi cách chức một Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam và đòi vị Thứ trưởng này phải
xin lỗi Hun Sen trước mặt Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, do vị Thứ trưởng Việt
Nam bị Hun Sen cho là đã phát ngôn sai lệch về nguồn gốc Covid-19. Lúc bấy giơ,
Việt Nam không nói gì, nhưng đã chủ
động phong Hoàng Xuân Chiến từ Trung tướng lên Thượng tướng, giữ ghế Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng.
Lần này,
trước khi Hun Sen tuyên bố đình hoãn Cấp cao Mỹ – ASEAN, chiều 3/3, người phát
ngôn Bộ Ngoại giai Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng thống Biden đã có thư mời Thủ
tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo ASEAN khác dự Thượng đỉnh đặc biệt Mỹ – ASEAN
tại Washington DC, các bên đang trao đổi các vấn đề liên quan đến các khâu tổ
chức. Trước đấy, mồng 2/3, Campuchia bỏ phiếu lên án Putin xâm lược, trước sự bất
ngờ của Việt Nam và thế giới tại LHQ.
Chưa biết
Lễ kỷ niệm 45 quan hệ được tổ chức tại thủ đô Washington sẽ hoành tráng đến mức
nào, nhưng rõ ràng đây sẽ là cột mốc có ý nghĩa đối với các bên liên quan, trên
cấp độ đa phương lẫn song phương. “Đây là cơ hội để nâng tầm kết nối”. Thông điệp
được Nhà Trắng đưa ra hôm 28/2. Trong một tuyên bố, Thư ký báo chí Nhà Trắng
Jen Psaki thông báo rằng Hội nghị Thượng đỉnh này đang được chính quyền Mỹ coi
là một dịp thể hiện cam kết của Mỹ với khối các quốc gia Đông Nam Á nhân kỷ niệm
45 năm quan hệ Mỹ – ASEAN. Bà Psaki cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của Chính quyền
Biden – Harris là trở thành một đối tác mạnh mẽ, đáng tin cậy và củng cố một
ASEAN được trao quyền và cùng nhất trí để giải quyết những thách thức của thời
đại chúng ta”. Vào giữa tháng Hai vừa qua, chính quyền của ông Biden cũng đã
công bố “Chiến lược Ấn Thái Dương” (IPS), theo đó, kêu gọi sự hợp tác sâu sắc
hơn của Mỹ với Nhật Bản, ASEAN và các nước khác, nhằm cân
bằng lại ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt an ninh và kinh tế.
Thượng đỉnh
45 năm Mỹ – ASEAN năm nay được cho sẽ thu hút dư luận nhiều hơn Thượng đỉnh 30
năm Trung Quốc – ASEAN năm ngoái (21/11/20210). Riêng đối với bang giao Việt –
Mỹ, Việt Nam muốn nhân dịp này, khắc phục cái đà có phần chậm lại mấy tháng nay
do dịch bệnh và chiến sự nóng bỏng ở Ukraine, cùng với những hệ lụy của nó. Thượng
đỉnh-9 bị hủy bỏ do đại dịch và cơ hội Việt Nam làm trưởng đoàn trong tiếp xúc
với Mỹ tại Thượng đỉnh ấy qua đi. Với khuôn khổ Thượng đỉnh mới, Việt Nam muốn
lấy lại khoảng thời gian bị mất. Trong cục diện hậu Ukraine, liệu vấn đề “đối
tác chiến lược Mỹ – Việt” có được đề cập như phía Mỹ đã chủ động trong chuyến
thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tại Hà Nội tháng 8/2021? Một thách thức
khác tại cuộc tiếp xúc song phương tới đây, theo giới quan sát, Việt Nam sẽ giải
thích về lá phiếu trắng mình chọn tại LHQ ngày 2/3 vừa qua. Hy vọng, trật tự quốc
tế và khu vực sau Ukraine sẽ vượt
trên mọi cản trở do hoàn cảnh để đưa mối quan hệ đầy duyên nợ này đến những mùa
gặt mới.
Trong khi
Việt Nam chưa nâng cấp bang giao với Hoa Kỳ lên quan hệ “đối tác chiến lược”,
Hà Nội đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp cao hơn với nhiều đồng minh và đối
tác của Hoa Kỳ, đồng thời tham gia vào hàng loạt các cơ chế hợp tác an ninh và
quốc phòng ở khu vực Ấn Thái Dương. Với việc cả hai bên đều có thể và có khả
năng tăng cường cam kết của mình thông qua các diễn đàn “tiểu đa phương” như
ASEAN, QUAD (Bộ Tứ) và IPBF (Diễn đàn Doanh nghiệp Indo-Pacific), Việt Nam
thành công trong việc tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ và giảm tối đa “chi phí vận
hành” (nếu bị Trung Quốc chất vấn). Nếu có Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Phạm
Minh Chính sẽ tiếp xúc riêng với Tổng thống Biden và có rất nhiều tín hiệu đáng
phấn khởi. Liệu khi nào hai bên khắc phục được tình trạng “xếp thứ hạng thì thấp”
nhưng quan hệ đối tác thì “vừa toàn diện, vừa sâu rộng” và được các quan chức
ngoại giao từ cả hai nước đánh giá là “vượt trên cả chiến lược”? Trong tương
lai, một khi Mỹ – Việt công khai nâng cấp quan hệ đối tác lên “chiến lược” hoặc
“chiến lược toàn diện”, đó
sẽ tín hiệu tích cực về trật tự mới trong khu vực.
No comments:
Post a Comment