Ukraine
cầu cứu Liên hiệp quốc, Nga nói không thể ngó lơ ‘diệt chủng’
24/02/2022
https://gdb.voanews.com/c4310000-0aff-0242-561e-08d9f715694e_w650_r1_s.jpg
Ngoại trưởng
Ukraine Dmytro Kuleba phát biểu tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 23/2/2022.
Uraine ngày 23/2 kêu gọi Đại hội đồng Liên hiệp quốc
giúp chặn đứng “kế hoạch hung hăng” của Nga, trong khi Nga tuyên bố không thể
làm ngơ “tội diệt chủng rõ ràng” những người nói tiếng Nga tại miền đông
Ukraine và chê bai Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres.
Ông Guterres và Mỹ bác bỏ tố cáo của Nga về diệt
chủng tại miền đông Ukraine.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc mở phiên họp thường
niên về Ukraine, trùng hợp với thời điểm leo thang căng thẳng Ukraine. Mỹ tố
cáo Nga đã triển khai hơn 150.000 quân gần biên giới Ukraine và sẵn sàng xâm
chiếm. Nga phủ nhận ý đồ xâm chiếm Ukraine và cáo buộc Mỹ và đồng minh kích động
thái quá.
Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập
của hai vùng ly khai được Moscow yểm trợ tại đông Ukraine trong tuần này—và đã
điều quân đến đây để “giữ gìn hòa bình.”
Washington và đồng minh đáp trả bằng một loạt
chế tài.
Phát biểu trước Đại hội đồng gồm 193 thành
viên, ông Guterres kêu gọi ngưng bắn và trở lại đối thoại.
Dù Đại hội đồng sẽ không có bất cứ hành động
nào hôm 23/2, nhưng phiên họp tạo điều kiện cho hàng chục nước lên tiếng bày tỏ
quan điểm của mình, một động thái mà Mỹ và những nước khác hy vọng sẽ cho thấy
là Nga bị cô lập trên trường quốc tế vì những hành động đối với Ukraine.
“Đã đến lúc không đứng ngoài lề nữa. Hãy cùng
nhau cho Nga thấy là Nga bị cô lập và đơn độc trong những hành động hung hăng,”
Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Linda Thomas-Greenfield, nói trước Đại hội đồng.
Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, nói
“không ai có thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng này” nếu ông Putin làm tình hình tồi
tệ hơn.
“Ngoại giao tích cực, các thông điệp chính trị
mạnh mẽ, những chế tài kinh tế mạnh tay và củng cố cho Ukraine vẫn có thể buộc
Moscow bỏ những kế hoạch hung hăng,” ông nói.
‘Chiến tranh lựa
chọn’
Mỹ nói biện minh của Nga rằng điều động binh
sĩ làm “lực lượng gìn giữ hòa bình” là “vô lý”.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guiterres
nói các binh sĩ Nga không phải là “lực lượng gìn giữ hòa bình.”
Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc, Vassily
Nebenzia, nói trước Đại hội đồng rằng: “Trước nạn diệt chủng trắng trợn và chà
đạp lên các quyền quan trọng nhất của con người-quyền sống-đất nước chúng tôi
không thể lạnh lùng trước số phận của bốn triệu dân ở Donbass.”
Ông cũng chỉ trích phát biểu của Tổng thư ký
Guterres về đông Ukraine là “không phù hợp với vị trí và nhiệm vụ của ông ấy
theo Hiến chương Liên hiệp quốc.”
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hiệp quốc Trương
Quân nói lập trường của Bắc Kinh “về việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của tất cả các nước là nhất quán và rằng phải cùng nhau giữ vững các mục đích
và nguyên tắc của Hiến chương Liện hiệp quốc.”
Ông Trương kêu gọi tiếp tục đối thoại và các
bên nên tự chế tránh làm cho căng thẳng thêm nghiêm trọng.
Bộ trưởng phụ trách Nam Á và Khối Thịnh vượng
chung của Anh, Tariq Ahmad, kêu gọi các nước khác cùng áp đặt chế tài lên Nga.
“Điện Kremlin phải hiểu sức mạnh của việc thế
giới lên án về lựa chọn chiến tranh của Tổng thống Putin.”
Quốc vụ khanh Đức, Tobias Lindner, thúc giục
các nước trong Liên hiệp quốc bác hành động của Nga, với lời cảnh báo: “Nếu
không thì việc gì xảy ra cho Ukraine hôm nay có thể xảy ra cho các nước thành
viên khác của Liên hiệp quốc ngày mai.”
No comments:
Post a Comment