Friday, February 25, 2022

ĂN MIẾNG TRẢ MIẾNG (Nguyen Khan)

 



Ăn miếng trả miếng

Nguyen Khan

24/2/2022

https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/02/nguyen-khan-mieng-tra-mieng.html#more

 

Sau thời gian đầu bị quân đội Nga chủ động tấn công bằng phi đạn tầm xa vào các mục tiêu quân sự của Ukraina nhằm vô hiệu hóa hỏa lực - nhằm triệt tiêu hệ thống phòng không Ukraina để dọn đường cho chiến đấu cơ, chiến xa, đại pháo và bộ binh tiến vào chiếm lãnh thổ Ukraina - Ukraina phải tắt tiếng chờ thời cơ…

 

Như đã nhận định trong tút trước, rằng sống chung với loài quỷ dữ, nhất là đang lúc quỷ dữ gây hấn, bao vây… thì Ukraina biết phải làm gì để tự vệ.

 

Đặc biệt các nước Mỹ, Âu châu và NATO… tuy không trực tiếp tham chiến giúp Ukraina, song họ sẽ cung cấp tin tình báo, chỉ điểm và nhắc nước cho Ukraina đánh trả, có thể gồm cả việc viện trợ “đồ chơi” phù hợp cho Ukraina phản kích.

 

Bên cạnh đó, Ukraina còn được các nước từng bị Liên Xô thâu tóm như ba nước vùng biển Baltic chẳng hạn, và một số nước trong khối Liên Xô trước đây, hỗ trợ vũ khí và khí tài giúp Ukraina bảo vệ đất nước như là cách phòng thủ từ xa. Vì Ukraina bảo vệ đất nước thành công cũng là bảo vệ các nước ấy khỏi bị Sa hoàng Putin nuốt chững trong tương lai.

 

Cuộc chiến chỉ thật sự gay cấn khi bộ binh Nga tiến vào. Thế trận hai bên bước đầu chưa nói lên điều gì, khả năng Nga sập bẫy phải sa lầy tại Ukraina không hề nhỏ.

 

Hiện tại, sau màn tấn công phi đạn uy lực của Nga khiến Ukraina tắt tiếng, liền sau đó là màn trả đũa ăn miếng trả miếng của Ukraina, bắn phi đạn qua cả lãnh thổ Nga. Có thể khi xe tăng Nga tiến vào sẽ bị loại vũ khí chống tăng hiện đại của Ukraina (từ nguồn viện trợ) cản trở làm giảm khí thế quân đội Nga, tăng khí thế chiến đấu cho quân và dân Ukraina khiến Putin phải tung không quân vào cuộc.

 

Khi ấy biết đâu loại vũ khí phòng không vác vai của Mỹ được các nước trong khu vực viện trợ có thể giúp Ukraina làm nên chuyện? Và  cũng biết đâu loại phi đạn diệt hạm của Anh viện trợ có thể giúp Ukraina gây khó khăn cho chiến hạm của Nga trên Hắc Hải ?

 

Hiện thời còn quá sớm để nhận định. Cầu mong Ukraina vệ quốc thành công.

 

NGUYEN KHAN 24.02.2022

Publié par Thụy My RFI à 18:02

 

======================================

.

.

"Một thập kỷ điên rồ" đã được 2 năm và ngày càng rõ nét

Mạnh Quân

24/2/2022

https://thuymyrfi.blogspot.com/2022/02/manh-quan-mot-thap-ky-ien-ro-uoc-2-nam.html#more

 

Hồi đầu của đại dịch Covid, khi đó, SAR- CoV-2 mới chỉ được gọi là virus Vũ Hán hay cúm Tàu, tôi đã đọc vài bài từ báo chí các nước châu Âu cảnh báo đại dịch này sẽ bắt đầu cho một thập kỷ điên rồ.

 

Có tới 10 căn cứ, lập luận được đưa ra nhưng đại khái nó nói rằng, đại dịch này sẽ kéo dài, làm tan hoang cả thế giới. Không chỉ tàn phá sức khỏe con người mà còn kéo theo cả một vòng xoáy: Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát...và thậm chí cả chiến tranh, loạn lạc.

 

Lúc đó còn hoang mang, mơ hồ nghĩ  là mấy bài báo điên, làm gì đến mức í nhỉ?

 

Nhưng giờ đây, khi đại dịch khủng khiếp này đã đi được hai năm và chưa có vẻ gì là sẽ dừng lại ở cuối năm nay hay năm sau. Tất cả chúng ta rồi sớm muộn cũng phải thừa nhận phải sống chung, sống bình thường với nó cho dù chưa có thuốc, chưa có vắc xin đặc trị thực sự hiệu quả...Thì những gì đại dịch này đã và đang gây ra đã kinh khủng lắm rồi.

 

Hai năm đại dịch và có thể 3,4,5 năm nữa đã và đang tiếp tục lấy đi một khoảng thời gian vui vẻ của tuổi trẻ, của ta, bạn bè, con, em chúng ta mà nó chẳng bao giờ bù lại. Nhất là bọn trẻ con, có thể khi đại dịch qua đi thì mất luôn một phần lớn của tuổi niên thiếu chủ yếu ở trong nhà. Nhiều người ham vui, như tôi, vẫn đi lại nhiều nhưng cũng chẳng thể nào tung tẩy, vui vẻ như hồi trước khi bùng phát dịch.

 

Nhưng giờ có vẻ đang có những thứ tệ hơn thế, lạm phát, suy thoái kinh tế...cũng đã bắt đầu. Mấy tuần nay dễ đọc trên báo thấy liên tục tít bài: Mỹ, Nhật, Thái...lạm phát ở mức cao nhất 40 năm qua.

 

Việt Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu lạm phát, dù vẫn ở mức còn thấp nhưng cũng rất đáng lo ngại. Khi hàng trăm ngàn tỉ đồng được bơm ra để tăng cường đầu tư công, kích thích kinh tế thì vòng xoáy: Giảm lãi suất- lạm phát- lại siết, tăng lãi suất ...tiếp tục lặp lại. Những hiện tượng phở Bát Đàn lên 90 ngàn/bát, đánh giày lên 15-20 ngàn/đôi, giá xăng lên 26 ngàn, rau ở chợ tăng giá vùn vụt..., tiền đổ vào vàng, bất động sản...là những dấu hiệu khá rõ ràng về tình trạng mất giá của VND.

 

Và rồi cả chiến tranh. Như hôm nay ai cũng đã thấy, dù tranh cãi về cái lý của anh Pu thế nào thì không thể không thấy rõ là Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế, trắng trợn xâm lược một đất nước có độc lập, chủ quyền.

 

Có thể nhiều người sẽ nói rằng, Nga xâm lược Ukraina thì liên quan quái gì đến đại dịch, nó bắt nguồn từ những cơn cớ, mâu thuẫn từ rất nhiều năm trước khi chưa có Covid. Thì đúng thế, nhưng rất có thể là chính trong đại dịch, lợi dụng tình hình, nhiều cường quốc có thể bất chấp lý lẽ, bất chấp luật chơi đã được thống nhất ở cái tổ chức đang trở lên kém hiệu lực là Liên hợp quốc mà đi hiếp đáp các nước nhỏ cạnh mình.

 

Tôi không quan tâm quá nhiều đến cuộc xung đột Nga- Ukraina. Cuộc xung đột này có thể sẽ sớm kết thúc (vì Ukraina yếu quá, nhiều chỗ mới thấy xích xe tăng Nga đến đã bỏ chạy, đầu hàng rồi nói làm đếch gì), Nga có thể dựng lên chính quyền thân Nga rồi rút về, chỉ giữ quân ở hai tỉnh ly khai thôi.

 

Nhưng tôi lo ngại việc Nga thô bạo tấn công nước này sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho một thằng to xác khác, ăn hiếp các quốc gia nhỏ hơn, trong đó rất có thể có Việt Nam. Thì những cuộc xung đột kiểu này, nó càng làm trầm trọng thêm cho "một thập kỷ điên rồ" mà báo chí phương Tây hồi đầu phát sinh đại dịch đã cảnh báo.

 

Nhưng cũng ghét thật, đang dịch bệnh lan tràn, dân khổ bỏ mịa ra, nguồn lực kinh tế thì có hạn. Không biết chắt chiu mà lo phục hồi kinh tế, cứu trợ người dân. Dân chết vì dịch nhan nhản ra, thuộc nước có nhiều người chết vì dịch nhất, lại đem hết nguồn lực đi đánh chiếm, xâm lược nước khác, với mớ lý thuyết phòng ngự, an ninh quốc gia từ xa mả mẹ gì ...Ai thích Pu thì thích, tớ Fuck vào gã Dictator đó nhé.

 

MẠNH QUÂN 24.02.2022

Publié par Thụy My RFI à 17:46

 




No comments: