Từ
“đòn gió” đến những “đòn thật” đáng mong đợi
Bài
viết của GS. Nguyễn Đình Cống
2022.02.20
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/from-diplomatic-trick-to-real-play-02202022085525.html
Các tấm biển cổ động
cho cuộc bầu cử Quốc hội khoá 15 ở Hà Nội hôm 19/5/2021. AFP
Khắc phục cho Quốc hội khóa 15 được bao nhiêu tốt bấy
nhiêu, chủ yếu là tạo tiền đề cho các khóa sau, bằng cách đổi mới Luật về Quốc
hội, để từ khóa 16 trở đi Việt Nam sẽ có một Quốc hội xứng đáng là đại diện cho
trí tuệ của Dân tộc, thực hiện được ba chức năng quan trọng một cách trọn vẹn. Nếu cứ tăng cường độc quyền đảng trị như hiện nay thì nhiều khả
năng u ám bao trùm. Đến lúc đó, dân tộc lâm nguy, mà Đảng như hiện nay cũng chẳng
còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người tay sai cho bọn thống trị từ nước ngoài
và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng và Tân cương
hiện nay.
TS. Đinh Hoàng Thắng, một chuyên gia về các vấn đề quốc tế và đối ngoại, vừa có bài: ““Đòn
gió Ngoại giao” thời nay”. Mở đầu TS. Thắng viết “Cuộc chiến tranh cân
não giữa nước Mỹ của Biden và nước Nga của Putin có tạm dừng hay không tùy thuộc
vào mỗi bên sẽ làm thỏa mãn đến mức độ nào thể diện quốc gia của phía bên kia.
Những lúc bên miệng hố chiến tranh như thế này, dân chúng Việt Nam rất cần những
bộ óc chiến lược, hiểu lòng dân mà không tạo cơ hội cho những âm mưu đến từ
phương Bắc (1).
Bài viết phân tích việc “đu dây” của châu Âu
giữa Mỹ và Nga lại cũng đang ảnh hưởng trực tiếp đến “chảo dầu sôi” ở Đông Á và
Đông Nam Á. Đó là các “đòn gió ngoại giao” do Trung Quốc ra oai đối với Đài
Loan và những đồn thổi về việc Trung Quốc có thể “xuất chưởng” bất ngờ ở đâu đó
trên Biển Đông”. Ông Thắng viết tiếp: “Vị trị địa-chính trị của đất nước buộc
các nhà Lãnh đạo Việt Nam phải “đu dây”. Vấn đề là “đu dây” hay “quân bình chiến
lược” ấy phải trên căn bản nào? Rõ ràng, trước làn sóng bành trướng không che
giấu từ phương Bắc, Việt Nam chỉ có thể “đu dây cao độ” trên cơ sở sức mạnh nội
sinh. Người dân với chính quyền phải tạo thành một khối thống nhất. Chỉ như thế
mới có thể có tư thế để mặc cả với bên ngoài. Nhưng làm sao để người dân với
chính quyền “tạo thành” một khối không thể chia cắt trong tình hình hiện nay ở
ta là cả đại vấn đề, từ cập nhật mới mọi thành tố của hệ thống chính sách đến tự
do hóa và luật hóa liên quan đến các mặt sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội.
Sức mạnh nội sinh
từ đâu?
Ông Thắng đưa ra khái niệm “sức mạnh nội sinh”
sau khi dẫn lời của nhà nghiên cứu Trần Việt Phương: “Trong lịch sử nghìn
năm dựng nước và giữ nước chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác như thời
đại ngày nay”. Và nhận xét của nhà báo Huy Đức: “Cách ứng xử trong mối quan hệ
với Trung Quốc trong nhiệm kỳ này có thể là đang có nhiều cân nhắc. Dân chúng
không bao giờ tha thứ cho những ai hèn hạ. Nhưng dân chúng đã phải trả giá rất
đắt với những nhà lãnh đạo chỉ muốn làm người hùng. Dân chúng cần những bộ óc
chiến lược, hiểu lòng dân mà không tạo cơ hội cho những âm mưu đến từ phương Bắc”.
Hiện nay đang có đánh giá cho rằng, vừa qua
lãnh đạo Việt Nam đã khôn ngoan khi “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhận định
này dường như nặng về hình thức và dễ gây nhầm lẫn. Sắp tới chưa biết như thế
nào, chứ thời gian qua, quan hệ của Việt Nam với hai nước lớn kia chưa hẳn đã
là “đu dây”. Ngay về hình thức, quan hệ đó được đặt ở hai tương quan khác nhau:
Với Trung Quốc là hợp tác “Đối tác chiến lược toàn diện” (loại
nhất, ngang như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ), với Mỹ chỉ “Đối tác toàn diện” (loại
ba, như với hàng chục nước khác) (2). Sự phi lý còn ở chỗ, trong lúc lợi dụng sự
giúp đỡ của Mỹ trên hầu hết mọi lĩnh vực, thì Việt Nam vẫn ôm chặt và bị lệ thuộc
vào Trung quốc, vì một “đại cục viển vông” nào đó. Đánh mất sự cân bằng về chất
giữa các nước lớn đến như vậy thì khó có thể gọi đó là sự “đu dây”. Gần đây có
một số việc làm (và không làm) của vài nhân vật lãnh đạo cấp cao của Việt Nam
thể hiện dường như là có nới lỏng sự ôm chặt Trung Quốc và thể hiện một sự xích
lại gần hơn với Mỹ. Nhân dân đang theo dõi tình hình và sẽ đánh giá theo bản chất
của sự việc.
Nếu đất nước hội tụ được “sức mạnh nội sinh”
như TS. Thắng nêu, “người dân với chính quyền tạo thành một khối thống nhất,
không thể chia cắt”, thì thật là lý tưởng. Được thế thì quá tốt, sẽ là hồng
phúc cho Dân tộc, là may mắn cho Đất nước. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay làm
sao để có được điều đó, phải bắt đầu từ đâu, từ lực lượng nào, từ công việc cụ
thể nào. Nếu không suy nghĩ thấu đáo để tìm cách thực hành thì không khéo nó sẽ
thành khẩu hiệu, không khác gì biện pháp “đem chuông mà buộc cổ mèo” của Hội đồng
chuột (Ngụ ngôn của La Fontain). Hoặc như lời than của Nguyễn Du “Rằng hay thì
thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”. Dân ta quả là ngậm đắng nuốt
cay quá nhiều!
Hình chụp hôm
1/5/2016 ở Hà Nội: Công an và an ninh ngăn cản người biểu tình phản đối Formosa
gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung Việt Nam hồi năm 2016. Reuters
Dân chủ trong Đảng
và dân chủ hóa Đất nước
Hưởng ứng TS. Đinh Hoàng Thắng, tôi xin đề ra
một số việc để làm cho “người dân với chính quyền phải tạo thành một khối không
thể chia cắt”: Kinh nghiệm của lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng chỉ có thể tạo
thành “Khối thống nhất” khi Chính quyền thật lòng tôn quý nhân dân. Thời Quân
chủ chuyên chế, nếu có được vua sáng, tôi hiền, thì phương châm “Dân vi quý” được
đề cao. Thời nay, nếu đất nước có nền Pháp quyền thật sự dân chủ, thì Chính quyền
mới thực chất là của dân, chứ không phải chỉ là những câu nói suông của thế lực
nắm quyền độc tài và toàn trị. Tình hình Việt Nam bây giờ, hình thức là nước Cộng
hòa, tuyên bố công khai là theo chế độ Pháp quyền, nhưng thực chất là theo chế
độ Đảng quyền, rất thiếu dân chủ. Vậy điều kiện tiên quyết để tạo được “Khối thống
nhất” là “Công cuộc Dân chủ hóa đất nước”. Mà đầu tiên là phải thực hành dân chủ
trong Đảng, rồi mở rộng ra toàn dân, chủ yếu là từ Quốc hội.
Về dân chủ trong Đảng, Cụ Tổng Bí thư rất chủ quan,
rất mê muội cho rằng Đảng của cụ thật sự có dân chủ và bản thân cụ rất dân chủ.
Không, không phải thế đâu! Đảng CSVN đang là một tổ chức rất mất dân chủ và bản
thân Cụ Tổng đã vi phạm nhiều quy tắc dân chủ. Chỉ có một số ít mê muội hoặc nịnh
bợ mới ca ngợi một điều không có thật là sự dân chủ trong Đảng. Nghe được điều
này chắc Cụ Tổng không tin, nổi đóa, và cho rằng đó là luận điệu của thế lực
thù địch. Cụ Tổng không tin, nhưng xin hỏi các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban
Chấp hành Trung ương, trong hàng ngũ cán bộ các cấp, trong toàn thể đảng viên
xem có ai tin không. Dân chủ trong Đảng là một vấn đề rất cấp thiết, xin các đảng
viên và cán bộ của Đảng hết sức quan tâm. Không có được dân chủ thực sự trong Đảng
thì chưa nên vội bàn về “Khối thống nhất”. Nhưng làm sao để có được sự dân chủ
này. Vấn đề là lãnh đạo và đảng viên có muốn hay không, khi thật sự mong muốn sẽ
tìm ra cách làm.
Vấn đề dân chủ hóa đất nước phải là hoạt động
trong hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật. Nó được diễn ra
theo một trong ba cách : 1- Từ trên xuống. 2-Từ dưới lên. 3-Phối hợp trên dưới.
Cách thứ nhất xảy
ra khi trong hàng ngũ lãnh đạo chủ chốt có một số người giác ngộ được vấn đề và
chỉ đạo hoạt động. Việc này đã từng xảy ra vào Đại hội 6 của ĐCSVN năm 1986 về
đổi mới và mở cửa kinh tế. Cách thứ hai đã xảy ra ở một số nước
Đông Âu vào năm 1989 – 1990 và ở một số nước khác dưới hình thức “cách mạng
màu”, có nơi thành công và có nơi thất bại. Ở Việt Nam, đó là đợt đấu tranh của
nhân dân tỉnh Thái Bình năm 1997, mới chỉ để lại tiếng vang.
TBT Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu trong
kỳ bầu cử Quốc hội khoá 15 ở Hà Nội hôm 23/5/2021. AFP
Đòn thật đáng mong
đợi
Cách thứ ba, là cách hay nhất, đáng mong đợi nhất, bắt
đầu bởi các cuộc vận động, thảo luận riêng lẻ từ một số cá nhân, từ các tổ chức
xã hội dân sự. Những ý kiến và yêu cầu dân chủ hóa sẽ được phản ảnh vào hoạt động
của Quốc hội, và từ đó sẽ lan tỏa và kết hợp với hoạt động của quần chúng. Đó
là sự kết hợp giữa nâng cao dân trí và “quan trí”. Trong các chức năng của Quốc
hội thì quan trọng nhất là Lập pháp và Đại diện. Hiện nay cả hai chức năng này
đều rất yếu.
Về Lập pháp, Quốc hội không tự soạn được các dự
thảo luật mà phải chờ Hành pháp soạn, đệ trình rồi Quốc hội chỉ thảo luận và
thông qua. Như vậy có nhiều luật mà nhân dân rất cần, rất rất cần, nhưng hành
pháp không đệ trình thì Quốc hội đành bó tay, đặc biệt là những luật liên quan
đến quyền tự do dân chủ của công dân. Về Đại diện, quan trọng nhất là đại diện
cho trí tuệ. Đại diện cho trí tuệ của Đảng đã có các kỳ đại hội, còn đại diện
cho trí tuệ của dân thì quan trọng nhất là trí tuệ của tầng lớp tinh hoa trong
Quốc hội. Khi mà ở đây còn thiếu vắng các trí tuệ tinh hoa thì Quốc hội chưa đại
diện được cho trí tuệ của nhân dân.
Trước mắt, hy vọng rằng Quốc hội khóa 15, dưới sự
lãnh đạo của ông Vương Đình Huệ, sẽ tìm cách khắc phục được những yếu kém. Khắc
phục cho khóa 15 được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chủ yếu là tạo tiền đề cho các
khóa sau, bằng cách đổi mới Luật về Quốc hội, để từ khóa 16 trở đi Việt Nam sẽ
có một Quốc hội xứng đáng là đại diện cho trí tuệ của Dân tộc, thực hiện được
ba chức năng quan trọng một cách trọn vẹn: lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Vào năm 2021 bà Kim Ngân, khi đang là Chủ tịch
đã kêu gọi bầu cho được từ 50 người ngoài Đảng trở lên vào Quốc hội khóa 15, nhằm
nâng cao chất lượng. Nhưng rồi nhiều người nhận ra đó chỉ là trò tuyên truyền
chứ không có thực chất. Nhân dân hy vọng vào ông Vương Đình Huệ có thực tâm và
trình độ để kiến lập được một Quốc hội thực chất, có thể đóng góp tích cực cho
công cuộc dân chủ hóa, có như thế mới tạo được sức mạnh đoàn kết giữa dân và
chính quyền, tạo nên sức mạnh nội sinh.
Để có được một Quốc hội xứng đáng, xin đề nghị
sửa đổi Luật và đưa vào một số điều sau:
1- Đại biểu quốc hội (nghị sĩ) là đại diện của
dân nên không thể đồng thời là người của cơ quan hành pháp. Người hiện đang ở
trong cơ quan hành pháp có thể ứng cử, nhưng khi đã trúng cử thì phải thôi giữ
trách nhiệm hành pháp. (Trừ một vài chức vụ nào đó do luật quy định rõ ràng,
thí dụ Chủ tịch nước và Thủ tướng).
2- Số lượng nghị sĩ không cần quá đông, quan
trọng là chất lượng. Việt Nam chỉ cần khoảng 400 nghị sĩ (1 người đại diện cho
250 000 đến 300 000 dân). Nên chăng chia lãnh thổ ra khoảng 400 đơn vị bầu cử,
mỗi đơn vị chỉ bầu một nghị sĩ. Tại mỗi đơn vị thì cơ quan hành pháp lập ra một
Ban bầu cử, xong việc ban sẽ giải tán.
3- Bãi bỏ việc Mặt trận hiệp thương lập danh
sách người ứng cử và hội nghị cử tri do Mặt trận chủ trì. Không hạn chế danh
sách ứng viên. Danh sách này do Ban bầu cử lập.
4- Người ứng cử phải nhận được một số chữ ký ủng
hộ của cử tri và phải có chương trình tranh cử. Họ phải tự mình vận động để có
được sự ủng hộ và phải có hoạt động tranh cử.
Quốc hội với một số đại biểu đáng kể là đại diện
trí tuệ của nhân dân thì mới có khả năng soạn thảo dự án luật, trong đó có các
luật làm cơ sở để cho các tổ chức xã hội dân sự hoạt động. Quốc hội phải dần dần
từ bỏ vai trò chỉ thừa hành các chỉ thị của Đảng, mà phải trở thành lực lượng đối
trọng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Một đất nước muốn phát triển được đúng
hướng bắt buộc phải có lực lượng đối trọng (hoặc đối lập).
Xin nhắc lại rằng, để đất nước này không rơi
vào vòng lệ thuộc Trung Cộng, không chấp nhận thời kỳ Bắc thuộc mới thì phải tạo
được cơ sở sức mạnh nội sinh, người dân với chính quyền phải tạo thành một khối
không thể chia cắt. Việc này chỉ có thể trên cơ sở “Dân chủ hóa” đất nước.
Xin các vị lãnh đạo Đảng cầm quyền, xin các vị có
trách nhiệm với Dân tộc ngẫm nghĩ thật kỹ để trước hết bảo đảm dân chủ trong Đảng,
tiến tới dân chủ hóa đất nước. Nếu cứ tăng cường việc độc quyền Đảng trị thì có
nhiều khả năng u ám bao trùm, đến lúc đó, dân tộc lâm nguy, mà Đảng như hiện
nay cũng chẳng còn, chỉ còn lại chủ yếu một nhúm người tay sai cho bọn thống trị
từ nước ngoài và một quần chúng nô lệ, bị hủy diệt dần như các dân tộc Tây Tạng
và Tân cương hiện nay.
Mỗi người, trên cơ sở năng lực và vị thế của
mình xin hãy ra sức biến “đòn thật đang mong đợi” thành hiện thực để góp phần cứu
nước, cứu dân tộc và cứu cả sự sụp đổ của Đảng Cộng sản. Lãnh đạo cao cấp của
Nhà nước hãy tham khảo Chính quyền của Đài Loan, Mông Cổ và Bhutan để học những
cái hay của họ về việc tạo lập “sức mạnh nội sinh” trong một khối không thể
chia cắt giữa nhân dân và lãnh đạo, nhằm giữ vững vị thế của đất nước trước dã
tâm bành trướng của Đại Hán./.
_____________
Tham khảo:
1. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/diplomatic-trick-02172022121032.html
---------------------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
*
Tin, bài liên quan
·
Khi
giới lãnh đạo trở thành tầng lớp thống trị giàu có, cải cách thế nào?
·
Việt
Nam “mở” đối ngoại nhưng “bóp” đối nội
·
Cơ
hội nào cho Việt Nam chuyển đổi dân chủ?
·
Văn
hoá bất ổn trong bối cảnh cải cách thể chế khó khăn
·
Thói
đạo đức giả của quan chức có nguyên nhân thể chế
No comments:
Post a Comment