Thursday, February 10, 2022

TIN VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 10-02-2022 (Van Pham, Australia)

 



TIN VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 10-02-2022   

Van Pham

09/02/2022  16:51   

https://www.facebook.com/vanhenrypham/posts/10227569278804671

 

- Xe tải biểu tình phản đối tiêm chủng khiến cây cầu huyết mạch Mỹ & Canada tắc cứng.

- Nga thấy 'tín hiệu tích cực' cho khủng hoảng Ukraine

- Chốt thỏa thuận thương mại thời ông Trump, Trung Quốc chỉ mua 57% hàng hóa Mỹ

- Trung Quốc phong tỏa thành phố sát Việt Nam khiến giá nhôm lên mức cao nhất 14 năm

 

                                                            ***

Xe tải biểu tình phản đối tiêm chủng khiến cây cầu huyết mạch Mỹ & Canada tắc cứng.

 

Các cuộc biểu tình của "Đoàn xe tự do" đã được mở rộng ra ngoài thủ đô Canada. Nhóm xe tải này đã khiến giao thông ở cây cầu nối Mỹ và Canada tê liệt.

 

Giao thông đã ngừng trệ tại khu vực biên giới đông đúc nhất ở Bắc Mỹ khi các tài xế xe tải Canada phản đối tiêm chủng và các lệnh hạn chế trong đại dịch mở rộng cuộc biểu tình ra ngoài thủ đô Ottawa.

 

Các xe tải bắt đầu chặn cầu Ambassador nối hai thành phố Detroit (Mỹ) và Windsor (Canada) vào cuối ngày 7-2, khiến giao thông ở cả hai hướng đều bị tắc nghẽn. Sang ngày 8-2, việc nhập cảnh vào Canada vẫn bị chặn trong khi giao thông ở phía Mỹ bị đình trệ. Cơ quan Biên giới Canada cho biết cây cầu "tạm thời ngừng hoạt động".

 

Đây là cây cầu có vai trò liên kết quan trọng cho ngành công nghiệp ôtô, vận chuyển các bộ phận và linh kiện qua biên giới 2 nước để cung cấp cho các nhà máy ở Ontario và miền Trung Tây nước Mỹ.

 

Mỗi ngày, 8.000 xe tải thường qua cầu, nơi xử lý khoảng 27% giao dịch thương mại giữa Canada và Mỹ.

 

Những người biểu tình cũng nhắm mục tiêu vào một đường biên giới lớn khác ở Coutts, Alberta.

 

Tại Mỹ, một cuộc biểu tình tương tự như ở Ottawa dường như đang được lên kế hoạch. Brian Brase, một tài xế xe tải của Mỹ, cho biết lộ trình và thời gian của cuộc biểu tình, nhằm phản đối các lệnh siết chặt trong đại dịch, đã được công bố vào tối 8-2.

 

Theo thông báo đăng trên mạng xã hội, lộ trình có thể bắt đầu ở Sacramento, California, và kết thúc ở Washington, D.C.

 

Các cuộc biểu tình ở Ottawa bắt đầu vào tháng giêng khi một đoàn xe biểu tình phản đối việc tiêm phòng bắt buộc cho những người lái xe tải qua biên giới Mỹ - Canada. Nhưng nó đã biến thành một cuộc phản đối chống lại những hạn chế của đại dịch nói chung và sự lãnh đạo của Thủ tướng Justin Trudeau.

 

Các cuộc biểu tình đang đe dọa chuỗi cung ứng của một ngành công nghiệp có mối liên hệ sâu sắc giữa Canada và Mỹ.

 

HÌNH:

- Đoàn xe tải biểu tình làm kẹt cứng cây cầu nối giữa Mỹ và Canada. Ảnh: NYT

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569209562940&set=pcb.10227569278804671

 

- Cuộc biểu tình xe tải vẫn tiếp tục ở thủ đô Ottawa, Canada - Ảnh: GETTY

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569210082953&set=pcb.10227569278804671

 

- Các xe tải đang chặn cây cầu huyết mạch Ambassador - Ảnh: THE CANADIAN PRESS

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569210962975&set=pcb.10227569278804671

 

- Hàng trăm xe tải từ Detroit, Mỹ đến Windsor, Canada mắc kẹt ở cầu Ambassador - Ảnh: BLOOMBERG

https://www.facebook.com/photo?fbid=10227569211522989&set=pcb.10227569278804671

 

- Cuộc biểu tình bắt nguồn từ việc phản đối tiêm chủng bắt buộc khi đi qua Mỹ - Canada - Ảnh: AP

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569212043002&set=pcb.10227569278804671

 

                                                                  ***

 

Nga thấy 'tín hiệu tích cực' cho khủng hoảng Ukraine

 

Ngày 9-2, Điện Kremlin cho biết có "tín hiệu tích cực" về giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Pháp và Ukraine tại Kiev.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa có chuyến công du lần lượt tới Nga và Ukraine trong ngày 7 và 8-2.

 

Theo Hãng tin AFP, phát biểu trước báo chí, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố "dấu hiệu tích cực cho thấy rằng giải pháp của vấn đề Ukraine chỉ có thể dựa trên việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk".

 

Thỏa thuận Minsk được ký vào năm 2015 giữa chính quyền ở Kiev và lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ukraine.

 

Tuy nhiên, ông Peskov cho rằng phía Ukraine chưa có động thái cụ thể mà đáng lẽ nên thực hiện từ lâu nhằm tháo gỡ bất đồng hiện nay. "Vì thế có cả những tín hiệu tích cực và những tín hiệu kém tích cực", ông nói.

 

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8-2, ông Macron thông báo hiện có khả năng thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.

 

Tổng thống Pháp cũng cho rằng có thể đề ra "những giải pháp thực tế và chắc chắn" nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Matxcơva và phương Tây.

 

Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) Stanislav Zas cho biết tổ chức này sẵn sàng tham gia cuộc đàm phán giữa Nga và phương Tây về các đề xuất đảm bảo an ninh nếu cần làm như vậy.

 

Ông Zas nói hiện tiến trình đàm phán đang diễn ra theo hình thức song phương - Nga và Mỹ, Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Do vậy, ông tin rằng sự tham gia CSTO lúc này chưa cần thiết.

 

Căng thẳng trong quan hệ Nga và phương Tây leo thang trong thời gian qua vì Mỹ và NATO lo ngại có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine.

 

Phía Matxcơva bác bỏ nghi vấn này và khẳng định đây là những cáo buộc vô căn cứ làm gia tăng căng thẳng. Nga cũng nhấn mạnh họ không đe dọa cho bất cứ quốc gia nào.

 

Nga cho rằng việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của họ.

 

- Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: REUTERS

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569227483388&set=pcb.10227569278804671

 

                                                                ***

 

Chốt thỏa thuận thương mại thời ông Trump, Trung Quốc chỉ mua 57% hàng hóa Mỹ

 

Ngày 9-2, Mỹ cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa năm 2021 của Mỹ với Trung Quốc tăng 45 tỉ USD (tương đương 14,5%), lên 355,3 tỉ USD. Đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ kỷ lục năm 2018 là 418,2 tỉ USD.

 

Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm trong tháng 12-2021, làm gia tăng thâm hụt trong cam kết mua hàng trong 2 năm theo thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump đạt được với Bắc Kinh.

 

Trước đó, năm 2020, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 310,3 tỉ USD - mức thấp nhất trong 10 năm.

 

Dữ liệu mới cho thấy Trung Quốc đã không thực hiện đầy đủ các cam kết mua thêm 200 tỉ USD hàng nông sản, hàng hóa sản xuất, năng lượng và dịch vụ của Mỹ, trên mức cơ bản năm 2017 - một năm trước khi xảy ra cuộc chiến thương mại gay gắt của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

 

Cam kết mua hàng là cốt lõi của thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump đạt được với Trung Quốc. Thỏa thuận này được triển khai vào giữa tháng 2-2020, giúp chấm dứt những đe dọa leo thang áp thuế lẫn nhau.

 

Thỏa thuận cũng kêu gọi Trung Quốc cho phép Mỹ tiếp cận thị trường nhiều hơn với các lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp và dịch vụ tài chính, đồng thời yêu cầu một số cải tiến về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

 

Nhà kinh tế học Chad Bown của Viện Kinh tế quốc tế Peterson cho biết các dữ liệu cho thấy Trung Quốc chỉ đạt 57% cam kết mua hàng hóa và dịch vụ trong 2 năm với Mỹ.

 

Xuất khẩu dịch vụ sang Trung Quốc, vốn là điểm sáng của thương mại Mỹ đã giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hoạt động du lịch và công tác của người Trung Quốc đến Mỹ và du học sinh Trung Quốc đến Mỹ giảm mạnh.

 

Tuần trước, phó đại diện thương mại Mỹ Sarah Bianchi cho biết rõ ràng là Trung Quốc đã không đáp ứng cam kết của họ trong "Giai đoạn 1" và chính quyền Biden đang làm việc với các quan chức Trung Quốc để giải quyết vấn đề.

 

Các quan chức trong ngành nói với Hãng tin Reuters hôm 7-2 là họ muốn có hành động cụ thể từ Bắc Kinh để chốt lại số thâm hụt trong các cam kết mua hàng và chỉ tiếp tục các cuộc đàm phán hiện tại nếu phía Trung Quốc "thể hiện ý định nghiêm túc để đạt được một thỏa thuận về các cam kết mua hàng của mình".

 

Theo Reuters, thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ năm 2021 tăng 27%, lên mức kỷ lục là 859,1 tỉ USD do các doanh nghiệp tăng cường trữ hàng để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ trong nước.

 

- Mỹ sẽ tiếp tục lấy lại 'công bằng' về thâm hụt thương mại với Trung Quốc - Ảnh: EXPORTSNEWS

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569271124479&set=pcb.10227569278804671

 

                                                                ***

 

Chính phủ Đức tài trợ 15 triệu euro cho các dự án chống tin giả trực tuyến

 

Chính phủ Đức ngày 8-2 tuyên bố sẽ tài trợ 15 triệu euro (tương đương 17,1 triệu USD) trong 3 năm tới để triển khai 10 dự án nghiên cứu mới chống tình trạng tin giả tràn lan trên mạng.

 

- Faked News

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569278004651&set=pcb.10227569278804671

 

                                                                  ***

 

Trung Quốc phong tỏa thành phố sát Việt Nam khiến giá nhôm lên mức cao nhất 14 năm

 

Ngày 8-2, giá nhôm đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm do nguồn cung toàn cầu bị hạn chế, đặc biệt sau khi Trung Quốc phong tỏa thành phố Bách Sắc - nơi sản xuất 1,7 triệu tấn nhôm mỗi năm.

 

Theo Hãng tin AFP, nhôm - kim loại được sử dụng trong các vật dụng hằng ngày - đã tăng giá lên 3.236 USD/tấn trong phiên giao dịch chiều 8-2 trên Sàn giao dịch kim loại London, đạt mức lần cuối được ghi nhận vào năm 2008. Sau đó, giá nhôm đã giảm phần nào trở lại mức 3.223 USD/tấn.

 

Nhà phân tích Daniel Briesemann đến từ Ngân hàng Commerzbank (Đức) giải thích: "Chúng tôi cho rằng giá tăng trước hết là do lo ngại về nguồn cung. Ở châu Âu, hàng trăm ngàn tấn nhôm đã bị cắt bớt do chi phí năng lượng cao. Ở Trung Quốc, thêm một thành phố khác với vài triệu dân đã bị cách ly vào cuối tuần qua sau khi các ca nhiễm mới được phát hiện tại đó".

 

Theo nhà phân tích trên, thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây ở tây nam Trung Quốc có khả năng sản xuất 1,7 triệu tấn nhôm mỗi năm.

 

"Người ta lo sợ việc phong tỏa thành phố này sẽ cản trở việc vận chuyển nhôm, từ đó hạn chế hơn nữa nguồn cung" - ông Daniel Briesemann chỉ ra.

 

-Trung cộng phong tỏa thành phố Bách Sắc, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía nam Trung Quốc, hôm 6-2 - Ảnh: VCG

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10227569278564665&set=pcb.10227569278804671





No comments: