Sunday, February 6, 2022

TIN TỨC, CHỦ NHẬT 06/02/2022 (Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi)

 



Tin Tức, Chủ Nhật 06.02.2022

Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi

Sunday, February 6, 2022

https://radiodlsn.blogspot.com/2022/02/tin-tuc-chu-nhat-06022022.html

 

Tin Tức

 

1) CSVN GIA TĂNG ĐÀN ÁP TINH VI ĐỐI VỚI GIỚI HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI 

 

Không chỉ những người đối kháng, nhiều nhà hoạt động xã hội thuộc các tổ chức phi chính phủ được cấp phép cũng đang đối mặt với đàn áp và tù đày vì cáo buộc “trốn thuế” hoặc tội danh không nằm trong nhóm “xâm phạm an ninh quốc gia”. Một blogger ẩn danh trong nước nói rằng đây là hình thức “đàn áp tinh vi”. 

 

 Ít nhất 3 nhà hoạt động xã hội bị bắt giữ và cầm tù vì cáo buộc nguỵ tạo “trốn thuế.” Đó là hai ông Mai Phan Lợi- giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Cộng đồng (MEC) và ông Đặng Đình Bách- giám đốc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) cùng bà Nguỵ Thị Khanh- giám đốc tổ chức GreenID. Ông Lợi và ông Bách bị bắt giữ vào giữa năm ngoái, và bị kết tội với mức án bỏ túi tương ứng là 4 năm và 5 năm bằng những phiên toà mang nặng tính chính trị. Vụ bắt bớ mới nhất nhằm vào bà Nguyễn Thị Khanh, người từng được giải thưởng quốc tế danh giá Goldman vì những hoạt động bảo vệ môi trường. Cho đến nay, thông quốc doanh hoàn toàn im lặng trước vụ bắt giữ này. 

 

Vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường Nguỵ Thị Khanh và chiến dịch đàn áp Xã hội Dân sự 

 Từ năm 2015, nhiều tổ chức xã hội dân sự độc lập (không đăng ký) liên tiếp bị đàn áp với nhiều thành viên cốt cán bị kết án nặng nề.  Điển hình là các tổ chức Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Nhà Báo Độc Lập và Nhà Xuất Bản Tự Do với các án tù lên đến hàng trăm năm với cáo buộc”tuyên truyền chống nhà nước” và “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”…. 

 

 

2) HOA KỲ TIẾP TỤC GIÚP VIỆT NAM KIỂM SOÁT ĐẠI DỊCH CÚM VŨ HÁN 

 

Phát biểu nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần, đại diện các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết Hoa Thịnh Đốn cam kết tiếp tục giúp Hà Nội kiểm soát đại dịch cúm Vũ Hán nhằm phục hồi và tăng trưởng kinh tế,. 

 

Trang Facebook của Toà Đại sứ Hoa Kỳ hôm 4/2 dẫn lời các nhà ngoại giao nói Hoa Kỳ cùng hợp tác với Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương vì lợi ích chung của hai quốc gia và dân chúng hai nước. 

 

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam thì ngoài lĩnh vực y tế, Hoa Kỳ còn hỗ trợ Việt Nam trong việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong hai năm qua, Hoa Kỳ đã viện trợ hơn 30 triệu Mỹ kim hỗ trợ công tác ứng phó dịch bệnh tại Việt Nam bên cạnh việc cung cấp hơn 24 triệu liều vaccine ngừa cúm Vũ Hán.  Hoa Kỳ khuyến khích Việt Nam tiếp tục xem xét thực hiện các thông lệ quốc tế tốt nhất và môi trường pháp lý ổn định. 

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-tiep-tuc-giup-vienam-kiem-soat-dich-benh/6426528.html 

 

 

3) QUỐC HỘI PHÁP THẢO LUẬN VỀ LUẬT CHỐNG NẠN CƯỚP NỘI TẠNG Ở TRUNG CỘNG 

 

Trong tuần qua, Quốc Hội Pháp thảo luận và bỏ phiếu dự luật chống nạn cưỡng bức lấy tạng tại Trung Cộng đúng ngày khai mạc Thế Vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh. Dự luật này siết chặt quy định về du lịch ghép tạngvới mục tiêu chống nạn cưỡng bức lấy nội tạng tại một quốc gia ngoài châu Âu, để phục vụ cho nhu cầu ghép tạng của khách hàng Pháp. Đối tượng của luật này không có quốc gia nào khác hơn là Trung Cộng, cho dù dự luật không chỉ đích danh Hoa Lục. 

 

Dự luật của nữ dân biểu Frédérique Dumas dựa trên các khảo sát của chuyên gia Hoa Kỳ Ethan Gutmann và Liên minh quốc tế chấm dứt các hành động ghép tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc.” 

 

Dựa trên các nhân chứng, khảo sát của các nghị sĩ và các điều tra của báo chí, chuyên gia Gutmann ước tính hàng năm có khoảng từ 25 nghìn đến 50 nghìn thanh niên người Duy Ngô Nhĩ (thiểu số theo đạo Hồi) bị chính quyền Trung Cộng cưỡng bức lấy tạng. Tại vùng Aksu thuộc khu tự trị Tân Cươngmột tổ hợp bệnh viện-trại giam-lò thiêu xác, nơi việc cưỡng bức lấy tạng quy mô lớn diễn ra. Đa số các nạn nhân là tù nhân lương tâm. 

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20220205-quoc-hoi-phap-thao-luan-ve-du-luat-chong-nan-cuop-noi-tang-tai-trung-quoc 

 

 

4) HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HIỆP QUỐC LẠI BẤT ĐỒNG VỀ BẮC HÀN 

 

Theo hãng tin AFP, Hoa Kỳ đã không thể thuyết phục được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một tuyên bố chung về hồ sơ Bắc Hàn. Trong cuộc họp khẩn được triệu tập theo yêu cầu của Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn đã đề nghị với 14 thành viên khác của Hội đồng Bảo an một dự thảo tuyên bố chung lên án các vụ thử nghiệm hoả tiễn của Bắc Hàn nhưng Trung Cộng, Nga, nhiều nước châu Phi và một số nước khác đã từ chối thông qua tuyên bố này.

 Vào tháng trước, Trung Cộng cũng đã ngăn chặn các biện pháp trừng phạt cá nhân nhắm vào Bắc Hàn. Bắc Kinh cho rằng Hoa Thịnh Đốn phải có những đề nghị hấp dẫn hơn cho Bình Nhưỡng nhưng Hoa Kỳ và 7 thành viên khác của Hội đồng Bảo an không muốn “ban thưởng” cho Bắc Hàn sau kỷ lục về số vụ bắn hoả tiến và nhiềuhành động vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. 

 

Phía Hoa Kỳ cho rằng việc phủ quyết này sẽ khiến Bắc Hàn càng thách thức cộng đồng quốc tế. Bắc Hàn chi phí hàng triệu đô la cho các vụ thử vũ khí trong khi người dân đang chết đói cho thấy rõ nhà cầm quyền cộng sản ở quốc gia này không quan tâm đến người dân trong nước. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220205-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c-l%E1%BA%A1i-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-v%E1%BB%81-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn 

 

 

5) PHÁP MUỐN LÀM TRUNG GIAN HOÀ GIẢI GIỮA NGA VÀ UKRAINA 

 

Điện Elysée mới thông báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow vào đầu tuần tới và sau đó gặp Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky tại Kiev trong nỗ lực ngoại giao Pháp nhằm giúp hạ nhiệt trong cuộc khủng hoảng Ukraina. 

 

Theo hãng tin AFP, ông Macron sẽ hội đàm riêng với ông Putin và ông Zelensky nhưng “với sự phối hợp với các đối tác châu Âu. Gần đây, ông Macron và các cố vấn của ông đã nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo châu Âu để bàn về tình hình Ukraina. 

 

Từ nhiều tuần qua, Tổng thống Macron đã cố gắng nâng cao vai trò của Liên hiệp Châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraina, mà cho tới nay chủ yếu là thông qua các đàm phán Hoa Kỳ-Nga. 

 

Tình hình Ukraina hiện vẫn rất căng thẳng. Hoa Thịnh Đốn khẳng định có những bằng chứng  cho thấy Moscowđang chuẩn bị một đoạn video nguy tạo một cuộc tấn công của Ukraina, rồi lấy cớ đó xua quân xâm lăng. 

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220205-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-s%E1%BA%BD-g%E1%BA%B7p-hai-%C4%91%E1%BB%93ng-nhi%E1%BB%87m-nga-v%C3%A0-ukraina-t%C3%ACm-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%87t-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng

 

Posted by Đài Đáp Lời Sông Núi at 7:15 AM




No comments: