“Sài Gòn –
Ngày Trở Lại” của Nhà Văn Đào Như
08/02/2022
https://vietbao.com/p198a311084/sai-gon-ngay-tro-lai-cua-nha-van-dao-nhu
Điểm sách
https://vietbao.com/images/file/EcY2Pjrr2QgBAJ84/saigon.jpg
Hình bìa sách “Sài
Gòn Ngày Trở Lại”
Lời phi lộ: Vào đầu
tháng 11 năm 2021, nhà xuất bản Nhân Ảnh nhận ấn hành tác phẩm truyện
dài Sài Gòn – Ngày Trở Lại của tôi (tác giả
Đào Như). Tác phẩm được trình bán trên Amazon.com, LuLu.com
và bookstore BARNES & NOBLE từ giữa tháng Giêng năm 2022. Một
người bạn ở Pháp, anh Phạm Xuân Tích, nguyên Công cán Ủy viên (Chargé
de Mission) bộ Văn Hóa Giáo Dục VNCH năm 1972-1974, anh cũng là một nhà
thơ, nhà văn, hội họa, một nhac sỹ, quản trị điện toán ngân hàng ở
Paris. Hiện anh về hưu và đang sinh sống tại Paris. Vô tình anh đọc được Sài
Gòn – Ngày Trở Lại, sau đó anh có viết môt bài nhận định và anh gửi đến diễn
đàn CLBSVPHUCHUNG và tôi.
Hôm nay tôi mạo muội phổ biến bài nhận định của nhà
văn Phạm Xuân Tích về tập truyện dài Sài
Gòn – Ngày Trở Lại trên Vietbao online với sự đồng ý của tác
giả Phạm Xuân Tích.
Giới thiệu truyện dài “Sài Gòn – Ngày Trở Lại” của Đào Như
Truyện dài Sài Gòn – Ngày Trở Lại của tác giả
Đào Như vừa được nhà xuất bản Nhân Ảnh vào cuối năm 2021 và quảng bá trên
Amazon. Đây là cuốn truyên dài mà tác giả Đào Như đã hoàn tất vào năm 2014, đến
nay mới cho chính thức xuất bản, nhưng nội dung vẫn hoàn toàn thích ứng với bối
cảnh xã hội hiện nay nói chung.
Tác giả Đào Như, cây bút quen thuộc trong giới
văn hóa, chính trị và xã hội của công đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, với hai tập
sách đã xuất bản: “Câu Lạc Bộ 30981” năm 2003 và “Sông Vẫn Vượt Ngàn” năm 2004.
Ngoài ra với hàng trăm bài viết về các lãnh vực văn hóa nghệ thuật, xã hội,
kinh tế và chính trị… trên các báo tiếng Việt tại Hoa Kỳ, như “Diễn Đàn Thế Kỷ”,
“Việt Báo Online”, “Việt Nam Nhật Báo”, “Nhật Báo Văn Hóa”, “VOA Tiếng Việt”,
v.v... Tác giả Đào Như cũng từng đoạt giải Danh Dự “Viết Về Nước Mỹ” do Việt
Báo tổ chức vào năm 2005 với tự truyện “Tự Khúc”.
Tác giả Đào Như tên thật là Đào Trọng Thể,
sanh năm 1936 tại Ninh Thuận, Việt Nam, tốt nghiệp y khoa Sàigòn, nguyên bác sỹ
phẫu thuật bịnh viện đa khoa Hậu Giang 1970-1979, cùng gia đình vượt biên đến Mỹ
thuộc diện tỵ nạn, cuối tháng 11 năm 1979, hiện cư ngụ tại thành phố Chicago.
Nhưng điều mà tôi muốn giới thiệu truyện dài
Sài Gòn – Ngày Trở Lại của tác giả Đào Như, như một suy tư và ý thức mới cho
hoàn cảnh của một nước Việt Nam chìm đắm trong mâu thuẫn, nghịch lý và bế tắc,
hiện tại cũng như về tương lai. Vấn đề sâu thẳm nhưng lại rất mong manh, nghe bền
vững cũng dễ tan tành như bọt nước.
Những dữ kiện cũng như hoàn cảnh mà nhà văn
Đào Như nêu ra trong tập truyện dài có tính cách riêng tư, gia đình, bao trùm
trong màn khói hỏa mù của những đại diện, nhưng ai cũng hiểu đó là những dữ kiện
có thật, với những nhân vật sống thật, hòa nhập với đời sống của tác giả. Điều
này, không có gì lạ, vì các nhà văn dù thuộc quốc gia nào trên thế giới cũng
thường sử dụng tấm bình phong này để nói những điều muốn nói. Đây cũng là điều
tế nhị chung cho những người nhiệt tình, tự tin và đồng thời cũng tôn trọng những
người khác, dù với những người không đồng quan điểm và ý thức sống.
Điều cơ bản mà tôi muốn nêu lên ở đây, tác giả
Đào Như soi giọi vào tâm thức đích thực của nhân sinh, xuyên thấu qua những màn
bao phủ hỏa mù của tham vọng, của cường quyền, của phe phái, bè nhóm và nhất là
sự trung tín vô điều kiện, sự gạn lọc của hệ thống độc tôn và cường quyền.
Vượt lên trên tất cả với ý thức nhân bản tự hiện
hữu với lòng trắc ẩn và tôn trọng tha nhân luôn luôn tiềm ẩn, phải chăng con
người có thể tìm thấy lời giải đáp cho vấn đề kéo dài gần thế kỷ nay. Đã và
đang dìm sâu tương lai dân tộc vào bến mê không lối thoát vào tham vọng không định
hướng thực tế, và nhất là với những trái tim rực nóng nhưng được dẫn dắt bởi
đôi mắt mù lòa.
Tất cả tâm thức đối nghịch, những cay đắng
không thể nguôi ngoai, những ưu tư, những hy vọng trên những nẻo đường bế tắc
và tương lai vô định.
Tôi nhìn thấy những điều đó bàng bạc trong tác
phẩm Sài Gòn – Ngày Trở Lại của Đào Như. Nhưng không phải là những bế tắc không
lối thoát, mà chỉ là những chỉ dấu cho thấy phải tìm ra cho được sinh lộ của
dân tộc, của nhân sinh.
– Phạm Xuân Tích
(Paris, tháng Giêng 2022)
No comments:
Post a Comment