Saturday, February 12, 2022

NĂM LỐI THOÁT CHO CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE (James Landale - BBC News)

 



Năm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine

Khủng hoảng Ukraine: Giải pháp ngoại giao có ngăn được chiến tranh?

James Landale

Phóng viên Ngoại giao

11 tháng 2 2022, 23:28 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60349858

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16BE0/production/_123225139_03998ab3-1d20-4e97-958b-aadf6633e1c3.jpg.webp

Lực lượng phòng vệ lãnh thổ trên khắp Ukraine đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược có thể xảy ra của Nga

 

Sẽ thật đáng sợ khi phải tính đến viễn cảnh về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Ukraine. Nếu Nga xâm lược, hàng nghìn người có thể chết. Nhiều người khác có thể phải rời bỏ quê hương.

 

Thiệt hại kinh tế sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại nhân đạo là vô cùng tàn khốc.

 

Tuy nhiên, Nga vẫn tăng cường lực lượng bao vây Ukraine, và phương Tây tiếp tục đe dọa hậu quả nghiêm trọng nếu họ bước một chân qua biên giới.

 

Vậy có một lối thoát ngoại giao nào, một lối thoát cho cuộc đối đầu này theo hướng hòa bình và lâu bền không?

 

 

Nga bắt đầu tập trận quân sự với Belarus

Căng thẳng Ukraine: Nga phong tỏa đường biển, tập trận ồ ạt với Belarus

Khủng hoảng Ukraine-Nga: Thủ tướng Anh nói về thời điểm hết sức nguy hiểm

 

Các nhà ngoại giao nói về một "con đường thoát", một cách mà tất cả các bên có thể ra khỏi con lộ chiến tranh. Nhưng việc tìm ra một lối đi như vậy quả thực không hề đơn giản.

 

Bất kỳ sự thỏa hiệp nào đều có cái giá của nó. Mặc dù vậy, dưới đây là một số lộ trình tiềm năng không liên quan đến quân sự.

 

.

Phương Tây có thể thuyết phục Tổng thống Putin rút lui

 

Theo kịch bản này, các cường quốc phương Tây sẽ ngăn chặn hiệu quả bất kỳ cuộc xâm lược nào bằng cách thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng thiệt hại sẽ lớn hơn lợi ích đạt được.

 

Ông ấy sẽ bị thuyết phục rằng thương vong về người, các lệnh trừng phạt kinh tế và tác động ngoại giao sẽ lớn quá, ngay cả khi ông ấy đạt được lợi ích quân sự trên chiến trường.

 

Ông ta sẽ phải lo sợ phương Tây có thể hỗ trợ một cuộc nổi dậy quân sự ở Ukraine, do đó khiến Nga sa lầy vào một cuộc chiến tranh tốn kém trong nhiều năm.

 

Ông Putin sẽ phải tin rằng những tổn thất này sẽ làm giảm sự ủng hộ trong nước với ông và do đó đe dọa vai trò lãnh đạo của ông.

 

Theo cách này, phương Tây cũng sẽ phải cho phép ông Putin tuyên bố chiến thắng về mặt ngoại giao, tự thể hiện mình là một nhân vật chính yêu hòa bình, người không sẵn sàng đáp trả quân sự trước các hành động khiêu khích của Nato.

 

Ông Putin có thể khẳng định rằng cuối cùng ông đã thu hút được sự chú ý của phương Tây, những người đưa ra điều mà họ gọi là "những lo ngại về an ninh hợp pháp" của ông Putin.

 

Khó khăn với câu chuyện này là ai đó sẽ dễ dàng lập luận rằng ông Putin đã thất bại. Hành động của ông ta sẽ làm phương Tây trở lên thống nhất; khiến Nato di chuyển lực lượng đến gần hơn biên giới của Nga; và khuyến khích Thụy Điển và Phần Lan xem xét việc gia nhập Nato.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5E58/production/_123225142_1a8a3e56-d266-4178-8afc-5bb4b31e0fbd.jpg.webp

Nga đóng quân ở đâu

 

.

Nato và Nga có thể đồng ý một thỏa thuận an ninh mới

 

Mỹ nói sẽ đóng đường ống dẫn dầu của Nga nếu Ukraine bị xâm lược

Căng thẳng Ukraine: Ba Lan, Romania, Đức đều lo ngại chiến tranh

Tổng thống Macron nói thỏa thuận tránh chiến tranh Ukraine là khả thi

 

Các cường quốc phương Tây đã tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không thỏa hiệp về các nguyên tắc cốt lõi, chẳng hạn như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine; quyền tìm kiếm vai trò thành viên của Nato; mà phải có một "cánh cửa mở" cho bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia.

 

Nhưng dù sao thì Mỹ và Nato cũng chấp nhận rằng điểm chung có thể được tìm thấy trong các vấn đề an ninh lớn hơn của châu Âu.

 

Điều này có thể bao gồm việc phục hồi các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đã hết hiệu lực để giảm số lượng tên lửa của cả hai bên; tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin giữa lực lượng Nga và Nato; minh bạch hơn về các cuộc tập trận quân sự và vị trí đặt tên lửa; và hợp tác thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

 

Nga đã tuyên bố rõ những vấn đề này sẽ không đủ để thỏa mãn mối quan tâm cốt lõi của họ rằng việc cho phép Ukraine gia nhập Nato sẽ mang đến hậu quả xấu đối với an ninh của Nga.

 

Nhưng nếu việc triển khai tên lửa của Nato bị giảm đáng kể, điều đó có thể giải quyết ít nhất một số lo ngại của Nga.

 

Ở một khía cạnh nào đó, Putin đã đạt được những lợi ích ở đây: Châu Âu tham gia vào một cuộc đối thoại an ninh về các điều khoản của Nga.

 

.

Ukraine và Nga có thể phục hồi thỏa thuận Minsk

 

Đây là một gói thỏa thuận được đàm phán vào năm 2014 và 2015 tại thủ đô Minsk của Belarus, được tạo ra để chấm dứt cuộc chiến giữa lực lượng chính phủ và lực lượng nổi dậy do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine.

 

Rõ ràng là nó đã thất bại - cuộc chiến vẫn tiếp tục. Nhưng ít nhất nó đặt ra một lộ trình hướng tới ngừng bắn và dàn xếp chính trị dựa trên một hiến pháp có giá trị liên bang hơn.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1038/production/_123225140_afab9f63-f83f-4735-8e7a-4dd463b2b0e4.jpg.webp

Hàng nghìn lính Nga đã đên Belarus để tham gia cuộc tập trận chung

 

Các chính trị gia phương Tây đã gợi ý rằng việc khôi phục hiệp định Minsk giờ đây có thể là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói Minsk là "con đường duy nhất cho phép chúng ta xây dựng hòa bình".

 

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với Chương trình BBC Today rằng khôi phục Minsk sẽ là "một cách mạnh mẽ để giảm leo thang".

 

Vấn đề là các điều khoản của thỏa thuận còn phức tạp và có nhiều tranh chấp.

 

Điện Kremlin yêu cầu Ukraine phải tổ chức bầu cử địa phương để trao quyền cho các chính trị gia thân Nga. Kyiv muốn Moscow trước tiên giải giáp và loại bỏ các lực lượng chiến đấu của Nga.

 

Tranh chấp lớn nhất là về mức độ tự chủ mà Minsk sẽ trao cho các khu vực ly khai ở Donbas.

 

Kyiv nói rằng chính phủ tự trị ở mức độ vừa phải. Moscow không đồng ý và nói rằng Donetsk và Luhansk nên có tiếng nói đối với chính sách đối ngoại của Ukraine và do đó có quyền phủ quyết đối việc Ukraine trở thành thành viên của Nato.

 

Và đó là nỗi sợ hãi lớn ở Kyiv: rằng việc phục hồi Minsk là cách nhanh nhất cho việc loại trừ Ukraine gia nhập Nato.

 

.

Ukraine có thể trở nên trung lập, giống Phần Lan

 

Ukraine có thể bị thuyết phục để chấp nhận một số hình thức trung lập?

 

Đã có những báo cáo - sau đó bị phủ nhận - rằng các quan chức Pháp đề nghị Ukraine có thể lấy Phần Lan làm hình mẫu.

 

Phần Lan đã áp dụng chính thức trung lập trong Chiến tranh Lạnh. Đó là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và dân chủ. Nó đã - và vẫn đang - nằm ngoài Nato.

 

Điều này có thể hấp dẫn đối với Kyiv? Nó sẽ tránh được một kết cục quân sự. Về lý thuyết, nó có thể đáp ứng mong muốn của ông Putin về việc Ukraine không bao giờ gia nhập Nato.

Và liên minh Nato sẽ không phải thỏa hiệp về chính sách "mở cửa" của mình: Ukraine sẽ có lựa chọn chủ quyền là không tham gia.

 

Nhưng liệu Ukraine có ủng hộ điều này? Có lẽ là không bởi vì sự trung lập sẽ tạo cơ hội mở rộng ảnh hưởng của Nga lên Ukraine.

 

Có thể khó thực thi sự trung lập, và liệu Nga có tuân thủ các điều khoản hay không? Sự trung lập sẽ là một nhượng bộ lớn của Kyiv, nước sẽ phải từ bỏ khát vọng trở thành thành viên của Nato.

 

Sự trung lập cũng có thể khiến tư cách thành viên của Liên minh châu Âu trở nên xa vời hơn.

 

VIDEO : Ukraine's teenage rock band singing for peace

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60349858

 

Tình trạng bế tắc hiện tại có thể giữ nguyên trạng

 

Có khả năng cuộc đối đầu hiện tại chỉ kéo dài - nhưng giảm dần cường độ theo thời gian?

 

Nga có thể từ từ kéo quân về doanh trại, tuyên bố kết thúc các cuộc tập trận. Nhưng đồng thời rất nhiều thiết bị quân sự có thể bị bỏ lại, để đề phòng.

 

Moscow có thể tiếp tục hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Donbas. Và trong thời gian đó, nền chính trị và kinh tế của Ukraine sẽ tiếp tục bất ổn bởi mối đe dọa thường xuyên từ Nga.

 

Đổi lại, phương Tây sẽ duy trì sự hiện diện tăng cường của Nato ở Đông Âu. Các chính trị gia và nhà ngoại giao của Nato sẽ tiếp tục thỉnh thoảng tham gia đối thoại với những người đồng cấp Nga - nhưng đạt được rất ít tiến bộ đáng kể.

 

Ukraine sẽ tiếp tục đấu tranh. Nhưng ít nhất sẽ không có chiến tranh toàn diện.

 

Không có lựa chọn nào trong số này là dễ dàng hoặc có khả năng xảy ra. Tất cả đều liên quan đến sự thỏa hiệp.

 

Nỗi sợ hãi ở Kyiv là Ukraine có thể là quốc gia phải thỏa hiệp nhiều nhất. Tuy nhiên, tính toán là liệu mối đe dọa của cuộc xung đột tàn khốc là có thật hay không và nếu có, có thể làm gì để tránh xảy ra.

 

Dấu hiệu hy vọng duy nhất lúc này là tất cả các bên dường như vẫn sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên không có kết quả. Và càng đàm phán lâu hơn, thì cánh cửa ngoại giao cho một giải pháp càng mở lâu hơn, ngay cả khi nó chỉ được hé mở.

 

-----------------------

 

TIN LIÊN QUAN

 

Căng thẳng Ukraine: Nga phong tỏa đường biển, tập trận ồ ạt với Belarus

11 tháng 2 năm 2022

.

Khủng hoảng Ukraine: Macron nói Putin cam kết không leo thang

8 tháng 2 năm 2022

.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Ba Lan, Romania, Đức đều lo ngại chiến tranh nổ ra

7 tháng 2 năm 2022

.

Tổng thống Macron nói thỏa thuận tránh chiến tranh Ukraine là khả thi

7 tháng 2 năm 2022

.

Căng thẳng Ukraine: Mỹ đưa thêm quân tới Ba Lan, Đức và Romania

3 tháng 2 năm 2022

 





No comments: