Mỹ
không bỏ qua 'ngóc ngách' nào ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để 'chặn' Trung
Quốc
Tuổi
Trẻ Online
12/02/2022 07:35 GMT+7
TTO - Bản đánh giá tổng quan chiến lược Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương được Mỹ công bố ngày 11-2 cho thấy chính quyền Tổng thống Joe
Biden sẽ không bỏ qua "ngóc ngách" nào của khu vực nếu điều đó giúp Mỹ
ngăn chặn Trung Quốc.
·
Trung
Quốc kêu Mỹ 'sửa sai' sau động thái trừng phạt hàng chục doanh nghiệp
·
Úc cảnh báo Mỹ sẽ
thua nếu không 'cứng' với Trung Quốc
·
Nga
- Trung Quốc ra tuyên bố chung, ủng hộ nhau bảo vệ các lợi ích cốt lõi
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2021/4/13/tau-san-bay-lieu-ninh-j-15-1618286615491773352181.png
Tàu sân bay Liêu
Ninh của Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình
"CHND Trung Hoa đang
kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ của mình để theo đuổi
phạm vi ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tìm cách trở thành cường
quốc có ảnh hưởng nhất thế giới", bản đánh giá dài 12 trang
của Mỹ có đoạn viết.
Việc phát hành tài liệu diễn ra cùng thời điểm
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm khu vực nhằm nhấn mạnh ưu
tiên của Mỹ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đã có một số lo ngại Washington đang bị cuốn
vào mối quan hệ bế tắc với Matxcơva, đặc biệt là cuộc khủng hoảng quanh biên giới
Ukraine.
Tài liệu nhấn mạnh Mỹ cùng các đồng minh, đối
tác sẽ tiếp tục phối hợp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ nữa.
Mức độ thành công của sự hợp tác này sẽ được
đánh giá qua việc liệu Trung Quốc có thay đổi cách hành xử mang lợi ích cho cả
khu vực và thế giới hay không.
Trong tài liệu của mình, Mỹ cam kết hiện đại
hóa các liên minh, tăng cường các mối quan hệ đối tác mới nổi và các tổ chức
khu vực. Washington cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của "một Ấn Độ
mạnh" với tư cách là một đối tác tích cực của Mỹ tại khu vực.
Mỹ sẽ theo đuổi tầm nhìn về một Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương tự do và cởi mở "thông qua một mạng lưới các liên minh mạnh
mẽ và cùng nhau củng cố".
Theo kế hoạch hành động trong 12-24 tháng tới,
Washington sẽ "mở rộng có ý nghĩa" sự hiện diện ngoại giao của mình ở
Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương.
Các cuộc đàm phán với một số quốc đảo Thái
Bình Dương về khả năng cho phép quân đội Mỹ hiện diện cũng sẽ được ưu tiên.
Với mục tiêu tập trung hỗ trợ an ninh cho Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả việc xây dựng năng lực hàng hải, Mỹ cam kết
sẽ mở rộng hiện diện và hợp tác tuần duyên với các nước Đông Nam Á và Thái Bình
Dương.
"Chiến lược Trung Quốc của chúng tôi có
phạm vi toàn cầu. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một khu vực cạnh tranh đặc
biệt gay gắt", một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden nhấn mạnh
ngày 11-2.
Hãng tin Reuters nhận xét bản đánh giá tổng
quan cho thấy Mỹ sẽ tập trung vào "mọi ngóc ngách" của khu vực, từ
Nam Á đến các đảo Thái Bình Dương để củng cố vị thế và cam kết lâu dài trước một
Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
-------------------------------------
.
Ông
Putin: Nga và Trung Quốc cùng chống lại áp lực trừng phạt của phương Tây
TTO - Trước thềm chuyến đi đến Trung Quốc để dự
Olympic Bắc Kinh mùa đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và Trung
Quốc sẽ chống lại áp lực trừng phạt của phương Tây bằng mọi cách.
BẢO DUY
No comments:
Post a Comment