Ghi
chép thời sự dịch 2021: Những ngày đen tối (Phần 17)
08/02/2022
https://baotiengdan.com/2022/02/08/ghi-chep-thoi-su-dich-2021-nhung-ngay-den-toi-phan-17/
Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3 − Phần 4 − Phần 5 − Phần 6 − Phần 7 − Phần 8 − Phần 9 − Phần 10 − Phần 11 − Phần 12 − Phần 13 − Phần 14 − Phần 15 và Phần 16
Ngày 27.9
Đang lúc dịch căng, lại rộ lên chuyện chiếc lư hương
ở tượng đài đức thánh Trần Hưng Đạo ven sông Sài Gòn. Nhà cầm quyền thành phố
này vừa thả bóng thăm dò, bằng cách tung thông tin về việc chỉnh trang công trường
(công viên) Mê Linh, trong đó có tượng đài, nhưng không nói gì về việc có trả lại
lư hương bị họ chiếm đoạt hay không. Một số nhà này nhà nọ, chắc được mướn làm
quân xanh, lên mạng xã hội và báo chí mậu dịch bày tỏ sự hiểu biết về văn hóa,
tâm linh, phong tục thờ cúng, tôn giáo. Tôi chỉ muốn nhắc, ông bà nào lý luận bảo
rằng chỗ tượng đài là không gian văn hóa công cộng chứ không phải chỗ thờ cúng,
không phải nơi tín ngưỡng thờ phụng, không cần đặt lư hương, ừ thì cứ cho là được
đi. Chỉ yêu cầu ông bà và chính thể này quán triệt cho thống nhất quy tắc, từ bắc
chí nam, cứ tượng đài, bất cứ tượng đài ai, là cẩu hết bát hương lư hương đem
đi, cho công bằng, đừng có cái thói nhất bên trọng nhất bên khinh.
Ngày 28.9
Tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh ở Sài Gòn,
công an cho biết đã làm việc, lập biên bản vụ 11 người dân tạo tin nhắn giả (giả
tin của chính quyền xã nhắn cho họ) để được tiêm vắc-xin ngừa dịch. Họ đem điện
thoại có tin nhắn ấy đưa cho đội tiêm vắc-xin coi, rồi chờ tiêm. Sự vụ bị phát
giác. Họ khai với công an do nôn nóng muốn được tiêm sớm để còn được đi lại
ngoài đường, dễ qua trạm kiểm soát, để có giấy xác nhận đã tiêm rồi đi làm, chứ
không có ý lừa đảo gì.
Xã hội đang xôn xao vụ lực lượng hùng hậu gồm
đảng ủy, chính quyền, mặt trận, tổ dân phố, công an, dân phòng, nhân viên y tế,
thậm chí cả cảnh sát cơ động trang bị roi điện và dùi cui tới nhà dân trong khu
chung cư, kêu thợ khóa phá khóa để mở cửa vào nhà, bắt chủ nhà xuống sân ngoáy
mũi.
Chuyện xảy ra ở chung cư Ehome 4 (TP. Thuận
An, tỉnh Bình Dương). Một người đàn bà trẻ không chịu test (ngoáy) mũi, bởi
theo lời cô ta, đã bị tét nhiều lần rồi, thấy họ ngoáy ẩu quá sợ bị lây chéo,
nên không tét, cứ ở lì trong nhà, đóng cửa lại. Lực lượng nói trên đã phá cửa,
cưỡng chế, bẻ quặt tay, giong cô kia xuống sân, mặc cho đương sự vẫy vùng phản
đối, đứa con thì sợ hãi kêu khóc. Chỉ để ngoáy mũi, nhưng qua mấy tấm ảnh chụp
đăng trên báo Phụ nữ và trên mạng, giống như thi hành án tử hình. Báo Phụ nữ
TP.HCM rút tít “Công an, dân phòng phá cửa, cưỡng chế người dân đi test
Covid-19”.
Còn báo Đồng Nai cho biết bà Nguyễn Thị Ngọc
Châu, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An (nơi có chung cư xảy ra sự việc)
nói rằng đoàn cưỡng chế do đích thân bí thư đảng ủy phường cầm đầu. Bà Châu còn
giải thích thêm “Ban quản lý chung cư lo lắng cho sức khỏe người dân nên có nhờ
anh em trong phường phá cửa để vào nhà, xem những người trong nhà có bị sao
không”.
Vụ việc um xùm, nhưng không hề thấy hội phụ nữ,
đoàn thanh niên, ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em… lên tiếng. Cứ lúc có chuyện là mấy
thứ hội đoàn ăn hại này trốn đi đâu mất biệt, ông hàng xóm nhà tôi bảo vậy.
Ngày 29.9
Họa sĩ Đỗ Đức (trên phây búc đề là Đông Ngàn)
vẽ bức tranh nhan đề “Ngoáy mũi ra tiền”, kèm theo mấy câu (thơ) minh họa: “Có
nghề ngoáy… lỗ ra tiền/Cảm ơn cô vít bạn hiền/Nhờ mày, tao rủng rỉnh tiền chia
nhau”. Đăng trên phây búc, thiên hạ lai (like) còm (comment) ầm ầm khoái
chí. Giới họa sĩ đã ra tay thì ghê lắm, bọn kia hết đường chống đỡ. Tranh của họa
sĩ La Thanh Hiền cũng vậy.
Ngày 1.10
Chính quyền Sài Gòn nới lỏng sự phong tỏa từ 0
giờ hôm nay. Lại bắt đầu cuộc chạy trốn dịch và đói quy mô lần 2 của người lao
động nhập cư. Từ nửa đêm, dòng người và xe máy xe đạp đã ken đặc các cửa ngõ ra
khỏi thành phố. Nhiều tỉnh thành tuyên bố không đón người trở về. Theo báo
Vietnamnet hôm 1.10, Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình trả lời báo chí
cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, do đó “An Giang sẽ
không tiếp nhận những trường hợp người dân ở các tỉnh thành tự phát trở về địa
phương”.
Ngay cả Bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Quang cũng khẳng
định trong cuộc họp hôm ấy “An Giang không có chủ trương tiếp nhận người dân từ
các tỉnh thành tự phát trở về địa phương”. Dân của tỉnh họ mà họ cũng không
thương thì đừng nói gì đến yêu nước thương nòi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/02/Cay-1-768x511.jpg
Dòng người di tản
trốn dịch và đói tại cửa ngõ Sài Gòn về miền Tây Nam Bộ ngày 1.10. Ảnh trên mạng
Về vụ chạy trốn – di tản nhân đạo này, nhà
nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Diện viết: “Họ làm ra của cải cho TP.HCM. Họ góp
phần quan trọng để tổng thu nhập của TP.HCM dẫn đầu cả nước. Vậy nhưng TP đã
không cho họ niềm tin. Mất niềm tin là mất hết”.
Ngày 2.10
Khi dòng người lao động tha hương lũ lượt kéo
nhau về quê để tìm đường sống sau mấy tháng bị cấm đoán, giam lỏng bởi chính
sách chống dịch cực đoan của chính quyền, đã không biết thông cảm với dân, chia
sẻ nỗi đau khốn cùng của họ, thì nhiều tờ báo, nhiều nhà báo mậu dịch quốc
doanh lại về hùa với nhà cai trị, lên tiếng kết tội, chê trách bà con, nào là
“tự ý về quê gây ùn tắc giao thông”, “tự phát vô ý thức rời TP.HCM gây khó cho
chính quyền”, nào là tạo “nguy cơ đem dịch bệnh về quê”, “đã về quê tự phát, lại
còn chống đối người thi hành công vụ”, v.v..
(Còn tiếp)
Nguyễn Thông
.
No comments:
Post a Comment