Cuộc chiến chống
quân Trung Quốc xâm lược ngày 17-2-1979
16/02/2022
https://baotiengdan.com/2022/02/16/cuoc-chien-chong-quan-trung-quoc-xam-luoc-17-2-1979/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/02/0-26-294x420.jpg
Ảnh bìa sách “Cuộc
chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 17-21979” của First News
Có những cuộc chiến, những cái chết không bao
giờ được phép quên. Tổ quốc tỉnh giấc bởi tiếng súng. Năm đó tôi học lớp 11, 17
tuổi.
Cuộc tấn công khốc liệt của Trung Quốc rạng
sáng ngày 17-2-1979, giết chết hơn 60.000 người Việt Nam, làm tôi cùng rất nhiều
người bạn cấp 3 đã đăng ký nhập ngũ. Cả Việt Nam trào dâng xúc động khi Tổ quốc
bị kẻ thù phương Bắc bất ngờ xâm lược, bắn giết – khi cuộc chiến Biên giới Tây
Nam đang diễn ra.
Những chuyến bay suốt đêm đến sáng chở những
người lính phía Nam tay ghì chặt khẩu súng AK-47 không thể ngủ mong có mặt kịp
tại trận chiến biên giới phía Bắc, cứu đồng bào nhân dân mình.
Và rất nhiều những người lính can trường yêu Tổ
quốc, yêu đồng bào đó đã không bao giờ còn có cơ hội trở về với gia đình mình.
Thế
mà chỉ sau đó một thời gian, đến 1990, những chiến sĩ trẻ dũng
cảm chiến đấu hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược như Hoàng Thị Hồng Chiêm,
Nguyễn Bá Lại… cùng trận xâm lăng qui mô xe tăng bộ binh rất lớn không – thể –
quên, cũng như trận Hải chiến Gạc Ma bi thương Biển Đông vào rạng sáng 1988 – đã không được nhắc đến một cách
công khai suốt một thời gian dài…
Lịch sử chống giặc ngoại xâm cần được ghi chép
trung thực, chính xác, đúng như những gì đã diễn ra, để các thế hệ Việt Nam sau
này học tập, noi gương cha ông đã anh dũng bảo vệ tổ quốc như thế nào.
Từ trận hải chiến mất quần đảo Hoàng Sa
19-1-1974 vào tay Trung Quốc, Cuộc chiến Chống Quân Trung Quốc Xâm Lược 6 tỉnh
Biên giới phía Bắc sáng ngày 17-2-1979 và âm thầm kéo dài gần 10 năm sau đó khắp
các tỉnh biên giới (Đây hoàn toàn không phải là cuộc chiến tranh biên giới như
nhiều báo đã đưa tin), cuộc tấn công thảm sát giết chết 64 người lính Việt Nam
đánh chiếm đảo Gạc Ma – thuộc Trường Sa sáng sớm 14-3-1988 để sau đó bồi đắp
xây dựng căn cứ quân sự hiện đại, sân bay Trung Quốc kiểm soát khống chế Biển
Đông kiểm soát tàu thuyền Việt Nam hiện nay.
Đây cũng là nghĩa cử uống nước nhớ nguồn, tri
ân, ghi nhớ sự hy sinh của những người con Đất Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo
vệ chủ quyền, biển đảo Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Tư liệu quan trọng này cần sớm đưa vào giảng dạy
sách giáo khoa.
– ‘Ngọn muốn vươn đến tột đỉnh của tương lai,
– Rễ phải bám chặt tận cùng của quá khứ’.
Đó là 2 câu trong ngôi đền cổ Vua Hùng truyền
dạy lại chúng ta.
.
No comments:
Post a Comment