Monday, February 21, 2022

CÓ PHẢI QUỐC GIA VÔ CHỦ? (Nguyễn Thùy Dương)

 



CÓ PHẢI QUỐC GIA VÔ CHỦ?   

Nguyễn Thùy Dương

20/2/2022  21:49  

https://www.facebook.com/thuyduong2890/posts/5104452276241959

 

Lãnh đạo CDC các tỉnh thành, quận huyện những năm trước dịch hầu như không có cơ hội để “ăn”. CDC thời điểm trước dịch chỉ là cơ quan xét nghiệm HIV miễn phí, cấp phát thuốc HIV, xịt muỗi, báo cáo ô nhiễm có nguy cơ gây dịch bệnh…

 

Dịch bệnh tới CDC từ một cơ quan mờ nhạt, ít được quan tâm bỗng hoá thân thành những siêu anh hùng ra tuyến đầu. Những khoản tiền khổng lồ đổ xuống, nào áo phòng hộ, nào que test, nào dung dịch khử khuẩn số lượng lớn; ngồn ngộn tiền, ngồn ngộn cơ hội. Rủi ro của Dân tộc đôi khi là cơ hội của một nhóm người, những kẻ có cơ hội, có khả năng thấy trong nguy có cơ? Câu nói này bỗng chốc ứng nghiệm với nhiều lãnh đạo CDC.

 

Tuy nhiên, bắt hàng loạt lãnh đạo CDC các tỉnh thành lại dường như chưa đủ. Không có Giám đốc CDC này thì có Giám đốc CDC khác; mấy mươi nhân sự không có gì là lớn lao khi ghế ít, đít nhiều.

 

Vấn đề trọng điểm ở đây là lãnh đạo quốc gia ra rả lãnh đạo, phát triển, quản lý theo công nghệ 4.0, bao nhiêu cuộc họp bàn về quản lý công nghệ số mà tham nhũng có thể dàn trải gần đều trên khắp hệ thống CDC quốc gia. Vậy, quốc gia nói và làm là hai trạng thái cách biệt? Tới đây, nhiều người đặt ra câu hỏi công nghệ liên quan gì tới quản lý, tới hạn chế tham nhũng?

 

Câu trả lời là Có. Một que test nếu quản lý theo công nghệ số, ta có thể truy xuất nguồn gốc que test chính xác. Các cơ quan chức năng quản lý trên nền tảng công nghệ số có thể truy xuất việc nguyên vật liệu nhập vào bao nhiêu, giá cả, nguồn gốc, thành phẩm ra sao? Giá thành hợp lý hay không?

 

Để Việt Á đi từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2021, hơn một năm đó, vẫn có những bài báo hoành tráng về công nghệ AI, vẫn có những cuộc họp, còn thực tế công nghệ lót tay đã khiến dân tộc lao đao vì tham nhũng những ngày dịch. Ngay cả cái Bộ lãnh đạo cao nhất về Thông Tin Truyền Thông còn để báo chí đăng đàn que test Việt Á được nhiều nước đặt hàng, đạt chuẩn châu chấu bọ cạp gì đó thì còn gì thể diện quốc gia? Vậy, các vị đang lãnh đạo, quản lý Nhà nước bằng công nghệ gì?

 

Việt Á nhập nguyên vật liệu, hay mua nguyên vật liệu đều nằm trong quyền quản lý, rà soát của Bộ Tài chính bởi hai Tổng cục: Hải quan và Thuế. Vậy mà rất lâu sau đó, người ta mới phát hiện ra Việt Á nâng giá? Còn chất lượng thì Bộ Y tế tin chứ cá nhân tôi còn hồ hoặc, Nhân Dân thì tôi không biết.

 

Suốt thời gian hơn một năm đó, tại sao không có cơ quan nào cảnh báo về vấn đề của Việt Á. Nếu Bộ Y tế chịu trách nhiệm 10 thì Bộ Tài chính cũng phải 9 rưỡi cho câu chuyện này. Vì Bộ Tài chính có công văn cảnh báo nào cho Bộ Y tế hay Bộ Công an chưa?

 

Tiếp theo là trách nhiệm của cơ quan giám sát cao nhất nước: Quốc hội. Quốc hội giám sát các cơ quan hành pháp ra sao mà nhiều vụ thất thoát, tổn thất tới khi Công an vào cuộc, Đại Biểu mới lên tiếng bức xúc? Vậy trước đó, vai trò Giám sát của Quốc hội ở đâu? Dưới Quốc hội là Hội đồng Nhân dân tỉnh/ thành, các vị ở đâu?

 

Chúng ta vẫn nghe, phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng chống tội phạm hơn là đi bắt tội phạm, vì để phải đi bắt là có hậu quả rồi. Cách làm việc của các cơ quan Nhà nước hiện nay, theo cá nhân tôi là chưa đủ chặt chẽ khi để xảy ra hậu quả rồi mới giải quyết. Khả năng khắc phục hậu quả sau đó gần như bằng không ở nhiều vụ việc đã diễn ra. Vậy cuối cùng thiệt hại thuộc về ai hay vẫn là đổ đồng cho Dân cho Nước?

 

Con người luôn có lòng tham, cơ chế, công nghệ là để giảm thiểu lòng tham và cơ hội tham nhũng gây hại cho đất nước. Trong một số trường hợp, nên chăng xem lại cơ chế có riệu rã so với tốc độ phát triển của tham nhũng hay không? Nếu không thì cơ chế đó có phải là cơ chế tạo ra tham nhũng không?

 

Chúng ta có một Chính phủ với đầy đủ các ban ngành giám sát, quản lý, phòng chống tội phạm.

 

Để rồi…

 

.

183 BÌNH LUẬN   





No comments: