Cái
gì đã thực sự chận đường chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở Canada?
John
Geddes
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON FEBRUARY
10, 2022
https://dcvonline.net/2022/02/10/cai-gi-da-thuc-su-chan-duong-chu-nghia-dan-tuy-canh-huu-o-canada/
Sự hỗn loạn của
đoàn xe cho thấy người Canada cũng dễ bị các lực lượng giống Trump ảnh hưởng
như người Mỹ. Lợi thế thực sự của chúng ta nằm ở hệ thống chính trị của Canada.
https://www.macleans.ca/wp-content/uploads/2022/02/CP150343886-766x431.jpg
Một cuộc biểu tình
phản đối những hạn chế COVID, gần Tòa nhà Lập pháp ở Regina, vào ngày 5 tháng 2
năm 2022 (Michael Bell/CP)
Thật khó để có thể vũng lòng tin vào tính khí
trật tự của người Canada với những con đường và cây cầu bị phong tỏa, khói dầu
diesel bay trong không khí mùa đông. Cho dù cuộc hỗn loạn của đoàn xe ở Ottawa
(và xa hơn) cuối cùng được giải quyết như thế nào, thì trang lịch sử này
sẽ chấm dứt những ảo tưởng về nền văn hóa được cho là hòa bình của Canada và
tính cách ôn hòa tách được đất nước chúng ta khỏi mặt đáng sợ của chủ nghĩa dân
túy cánh hữu.
Trên thực tế, quan điểm cho rằng có điều gì đó
trong quan điểm của Canada khiến chúng ta ít bỊ ảnh hưởng hơn so với người Mỹ đối
với Donald Trump (hoặc người Anh với Brexit, hoặc người Pháp đối với các ứng cử
viên tổng thống cực hữu của họ) chưa bao giờ thuyết phục đến thế. Chắc chắn, phần
lớn người Canada không đồng ý với Trump, nhưng chúng ta nên chú ý khi một cuộc
thăm dò của Ekos Research ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông cho thấy 57%
cử tri Bảo thủ ở Canada có cái nhìn thân thiện với ông ta.
Và Canada cũng có chung những yếu tố làm căng
thẳng sự bền chặt xã hội, gồm sự lo lắng về kinh tế, sự không khoan dung của chủ
nghĩa dân tộc, sự phẫn nộ vùng miền — tất cả đều trở nên trầm trọng hơn vì những
thất vọng căng thẳng tiền đình về đại dịch. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa
là chúng ta nên từ bỏ hy vọng rằng chính trị trung dung, hợp lý có thể có cơ hội
thịnh hành ở đây hơn là ở một số nền dân chủ khác. Chỉ là chúng ta nên bớt tin
tưởng vào những bí ẩn về bản sắc Canada, và tin tưởng nhiều hơn vào những ưu điểm
của hệ thống chính trị của chúng ta cũng như các chính sách và thực tiễn quan
trọng đã tạo ra từ đó.
Yếu tố đầu tiên cần lưu ý trong những ngày này
là ảnh hưởng quá lớn của các tỉểu bang dân cư thưa thớt ở Thượng viện Hoa Kỳ và
do đó ảnh hưởng đến động lực quyền lực của Washington. Ở mức liên bang, không
có gì ở Canada song song với con đường này, chẳng hạn như Vermont bầu hai thượng
nghị sĩ và New York cũng vậy, Wyoming hai và California cũng vậy. Ở Ottawa, các
tỉnh bang lớn với các thành phố lớn nắm giữ quyền lập pháp ở cấp liên bang
tương xứng với dân số đa dạng và lớn của họ.
Nhưng điều đó không nên nhầm với nghĩa là sự
phẫn nộ đối với những gì Toronto và Ottawa tượng trưng trên phần lớn Canada ít
thâm độc hơn là sự đối kháng đối với những gì New York và Washington thể hiện
trên khắp bản đồ Hoa Kỳ. Chỉ là Quốc hội của chúng ta không cho các khu vực ít
dân cư hơn một đòn bẩy lập pháp cùng áp lực với những tirng bang đông dân như ở
thượng viện Mỹ. Hệ thống của chúng ta khác chứ không phải tâm lý của chúng ta
khác người Mỹ.
Hoặc xem cách thức tiến hành các cuộc bầu cử. Ở
Mỹ, sự kiểm soát của địa phương và nhà nước đối với tiến trình bỏ phiếu đã dẫn
đến các loại cẩm nag quy tắc vô cùng khác nhau mà Trump và các đồng minh của
ông cố gắng khai thác để gây ra sự nhầm lẫn sau khi ông thất cử trong cuộc bỏ
phiếu tổng thống năm 2020. Trong những năm đầu sau Liên bang, các cuộc bầu cử ở
Canada phân lớn là các vấn đề địa phương, và có thể xảy ra tình trạng lộn xộn
và tham nhũng. Điều đó phần lớn đã được khắc phục vào năm 1885, khi những quy
trình bầu cử quốc gia mà chúng ta hưởng lợi ngày nay được thiết lập.
Tuy nhiên, vẫn còn loại chính trị bẩn thỉu. Ví
dụ, gerrymandering là một vụ bê bối kéo dài ở Canada cho đến khi cuộc cải cách
quan trọng năm 1964 cuối cùng đã thực hiện được việc quan trọng là lấy việc lập
bản đồ t ra khỏi tay những người hoạt động trong chính đảng và giao việc này
cho các ủy ban độc lập chính trực. Ở Hoa Kỳ, ranh giới khu vực bầu cử cho các
ghế trong Hạ viện vẫn nổi tiếng là có thể được vẽ lại để có lợi cho bên này hoặc
bên kia. Lịch sử cho thấy rằng người Canada vốn dĩ không có tư tưởng công bằng
hơn người Mỹ. Chúng ta mang ơn những nhà cải cách có tầm nhìn xa, những người
đã thực hiện thay đổi đúng đắn khi có cơ hội.
Người Canada cũng lắc đầu chán nản trước tính
chất chính trị hóa cao độ — thậm chí phân cực — của các cuộc bổ nhiệm tư pháp
Hoa Kỳ. Không có cơ quan giám sát nghiêm túc nào của các tòa án của Canada, kể
cả Tòa án Tối cao Canada, giả vờ là các thẩm phán không đưa hệ tư tưởng của
riêng họ vào tòa án. Nhưng quy trình của Canada để chọn thẩm phán vẫn ít bị ô
nhiễm vì đảng phái hơn so với ở Hoa Kỳ và điều đó phải được bảo vệ để bảo vệ những
gì còn lại của niềm tin công chúng vào quyền lực của tổ chức chính phủ.
Đây là một lợi thế khác mà người Canada không
nên coi thường. Sean Fine, phóng viên tư pháp kỳ cựu của Globe and Mail, đã nêu
lên những lo ngại về việc hệ thống bổ nhiệm tuyệt vời của Ontario trở nên dễ tiếp
xúc hơn với sở thích của đảng cầm quyền. Ngoài ra, Globe đã đưa tin vài năm trước
về việc chính phủ Liên bang của dảng Tự do rà soát tên những người có thể bổ
nhiệm làm thẩm phán qua cơ sở dữ liệu của đảng. Những thông tin chi tiết về quy
trình lựa chọn sẽ không bao giờ tạo ra mối quan tâm lâu dài của công
chúng, nhưng chúng tôi cần các nhà báo và các chuyên gia độc lập cảnh giác và
lên tiếng.
Loại bài tập so sánh và tương phản giẵ Canada
và Hoa Kỳ chắc chắn dẫn đến một vấn đề thậm chí còn gay gắt hơn. Chính trị
Canada có ít bị biến dạng vì sự phân biệt chủng tộc hay không? Câu hỏi đó là
quá lớn cho bài nhận định này, nhưng tôi có thể chỉ ra nghiên cứu từ các học giả
như Phil Triadafilopoulos của đại họcToronto; ông đã chỉ ra cách các chính
sách nhập cư của Canada, có từ những cải cách của những năm 1960, đã mang lại một
con đường dễ dàng hơn để trở thành công dân và thúc đẩy sự
tham gia dân chủ nhiều hơn ở những người Canada mới.
Những người công dân mới tham gia có xu hướng
tập trung ở Toronto và Vancouver, thường là ở các vùng ngoại ô, nơi giới chiến
lược bầu cử của chính đảng biết rằng họ phải cạnh tranh để có hy vọng giành chiến
thắng trong các cuộc bầu cử quốc gia. Bằng cách này, chính sách nhập cư được lặp
lại để củng cố cách thức quyền lực trong Hạ viện phản ảnh đúng mật độ và sự đa
dạng của dân số. (Và nó giúp ích cho việc loại bỏ gerrymandering có nghĩa là
không ai có thể vẽ lại bản đồ bầu cử để xóa bỏ ảnh hưởng của thùng phiếu của bất
kỳ cử tri bất tiện nào.)
Những điều này và những cách khác nền dân chủ
của Canada trông lành mạnh hơn, so với Hoa Kỳ, không phụ thuộc vào sự hợp lý cơ
bản của người Canada, một số có thiên hướng ôn hòa bẩm sinh. Nói cách khác,
không có gì trong đặc tính dân tộc của chúng ta mà chúng ta có thể tính đến để
khiến chúng ta ít có khả năng tụ tập để phản đối một cách ngang ngược, phi lý,
đưa ra các yêu cầu phi dân chủ một cách trắng trợn và bao vây thủ đô. Cũng không
có gì có thể ngăn cản một số chính khách được bầu hợp lệ thực sự ca ngợi những
hành động như vậy. Hóa ra Canada và Hoa Kỳ có điểm chung này.
Khi động khói dầu cặn không còn ở Ottawa, sẽ
có rất nhiều người lo lắng về những động cơ sai lầm và những khuynh hướng thiếu
văn minh. Được đi. Nhưng việc xét lại chính mình ít quan trọng hơn là việc nhận
ra những yếu tố mạnh nhất trong cách nền dân chủ của chúng ta t hoạt động hưu
hiệu, và xây dựng dựa trên những phần giữ vững ngay cả khi ý thức tình cảm về
tính cách dân tộc của chúng ta bị lung lay một cách thô bạo.
© 2022 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng
lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: What’s actually standing in the
way of right-wing populism in Canada? | John Geddes |
MacLean’s | February 8, 2022
Share via:
No comments:
Post a Comment