Ý
nghĩa lịch sử và thời đại của ngày lễ Lao Động Hoa Kỳ
Thiện
Ý
05/09/2020
https://www.voatiengviet.com/a/le-lao-dong-hoa-ky/5571162.html
Hàng năm vào ngày Thứ Hai của tuần lễ đầu tiên của
Tháng 9, nhân dân Hoa Kỳ mừng Lễ Lao Ðộng (Labor Day), khác với lễ Lao động quốc
tế ngày 1-5 ở nhiều quốc gia khác. Không biết đây có phải là ý định của các nhà lập pháp Hoa Kỳ khi ấn định
Labor Day là ngày quốc lễ vào ngày Thứ Hai đầu tuần, thay vì ngày tháng cố định
là để tránh trùng với ngày nghỉ Chủ nhật; dù có được nghỉ bù, cũng khó có được
ba ngày nghỉ liên tiếp, hai ngày cuối tuần (long week-end) tiếp nối ngày nghỉ lễ
Lao động Thứ Hai đầu tuần kế tiếp?
Ngày Lễ Lao động năm nay
rơi vào ngày Thứ Hai Mùng 7 tháng 9 năm 2020. Nhân dịp này chúng tôi muốn qua
bài viết này nhắc lại ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại của ngày lễ Lao động
tại Hoa Kỳ.
I -
Ý nghĩa lịch sử của Labor Day tại Hoa Kỳ
1 - Xuất phát từ thực tế
Vào hậu bán Thế kỷ 18, nền
công nghiệp tư bản chủ nghĩa bước đầu phát triển nhờ vận dụng một số phát minh
khoa học kỹ thuật vào các hoạt động kinh tế. Chế độ lao động làm việc nhiều giờ,
điều kiện lao động tồi tệ, đồng lương thấp… ngày được cải thiện từng bước theo
hướng “lao tư lưỡng lợi” giữa người bỏ vốn (tư bản) và người bán sức lao
động. Nhờ đó, đời sống người lao động ngày được cải thiện và nâng cao. Chiều hướng
tốt đẹp này có được do các cuộc đấu tranh ôn hòa đòi quyền lợi chính đáng, hợp
pháp của giới công nhân và sự tương nhượng của giới chủ nhân trên cơ sở đôi bên
cùng tồn tại và cùng có lợi (khác với đấu tranh tiêu diệt giai cấp tư bản của
phong trao cộng sản quốc tế thời bấy giờ cho đến sau này). Thành quả tốt đẹp
này chính là sự đoàn kết của những người lao động biết quy tụ thành những công
đoàn để đấu tranh cho các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.
Thật vậy, lịch sử ngày
Lao động tại Hoa Kỳ khởi đầu từ sáng kiến của một người tên Peter McGuire, một
người gốc Ái Nhĩ Lan di dân đến Hoa Kỳ làm nghề thợ mộc, và trở thành công dân
Mỹ. Ông tham gia Hiệp Hội Công Nhân Ngành Thợ Mộc (Brotherhood
of Carpenters & Joiners) và được coi như một thủ lãnh đầy uy tín và khả
năng. Trong một buổi họp của Nghiệp Đoàn Lao Động Trung Ương Hoa Kỳ (Central
Labor Union) tổ chức ngày 18 tháng 5, 1882, ông Peter McGuire đã mạnh dạn đề
nghị, rằng “Chúng ta phải có một ngày lễ của những người lao động, và trong
ngày đó chúng ta sẽ tổ chức cuộc diễn hành trên đường phố để tạo cơ hội cho
công chúng vinh danh nền kỹ nghệ của Mỹ quốc.”
Đáp lại đề nghị vừa nêu của
McGuire là sự hưởng ứng của trên mười ngàn công nhân làm việc tại New York. Một
cuộc diễn hành từ khu Broadway đến quảng trường Union Square đã diễn ra. Mặc dầu
lúc đó có lời đe dọa của các chủ nhân là sẽ bị sa thải nếu công nhân nào tham dự
diễn hành. Thế nhưng thực tế cuộc diễn hành đã mang lại kết quả không ngờ. Một
ngày nghỉ chính thức cho giới công nhân đã được thành hình. Đó là bước đầu
chính quyền phải công nhận quyền lao động của giới công nhân.
2 - Công nhận về pháp lý
Labor Day được chính thức
công nhận là ngày quốc lễ để vinh danh người lao động Hoa Kỳ. Tuy nhiên để đến
được ngày này, phải mất 12 năm sau cuộc biểu tình của giới công nhân mang tính
lịch sử trên, sau khi trải qua những chặng đường cam go với nhiều khó khăn, trở
ngại.
Thật vậy, ngày 28 tháng
6, 1894 tức 12 năm sau, do áp lực của cử tri, Tổng Thống Grover Cleveland đã phải
ký ban hành một đạo luật công nhận ngày Lao Động Hoa Kỳ vào mỗi thứ Hai đầu
tiên của tháng Chín. Mặc dầu bản thân là một nhà tư bản, Ông là người chống đối
mạnh mẽ giới lao động. Trước đó, Tổng Thống Cleveland và chủ nhân hãng sản xuất
toa xe lửa bị giới công nhân phản đối. Các công nhân công ty xe lửa Pullman Co
tổ chức cuộc đình công vì bị bớt lương. Nhưng Nghiệp Đoàn Công Nhân Đường Sắt
(ARU) được lãnh đạo bởi ông Eugene V. Debs đã bày tỏ sự ủng hộ cuộc đình công
và cuộc đình công lan sang nhiều ngành nghề khác nhất là ngành Bưu Điện.
Nghiệp đoàn ARU từ chối lệnh
tòa án buộc công nhân trở lại làm việc. Tổng Thống Cleveland ra lệnh cho Vệ
Binh Quốc Gia đến làm việc thay cho các công nhân Bưu Điện đang đình công, tạo
ra cuộc bạo loạn. thủ lãnh của nhóm đình công bị bắt bỏ tù. Nhưng phong trào
đòi quyền Lao Động ngày càng phát triển.
Đặc biệt tại thành phố
Detroit, nơi sản xuất xe hơi của Mỹ, công nhân ngành mộc tại đây đã bị buộc làm
việc quá sức lao động mà chủ nhân trả lương không tương xứng. Do đó, họ đã gia
nhập Nghiệp đoàn Công nhân đường sắt (ARU). Vào ngày 3 tháng Tư, 1837 một cuộc
đình công của công nhân ngành mộc bùng nổ dữ dội với yêu sách làm việc 10 giờ một
ngày và phải trả lương $2 một giờ. Sau đó nhiều ngành nghề khác công nhân cũng
tham gia nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi của họ. Thế nhưng Hiệp Hội Chủ
Nhân luôn tìm cách đe dọa giới công nhân và chống nghiệp đoàn ARU.
Ngày 16 tháng 8, 1884, ngày Lễ Lao Động đầu tiên của công nhân tại thành phố
Detroit diễn ra tại công viên Recreation Park; với sự tham dự của 50,000 công
nhân thuộc các nghiệp đoàn Knights of Labor và Liên Hiệp Nghiệp Đoàn Thương Mại
và Lao Động. Tất cả rầm rộ xuống đường tuần hành dọc đại lộ Woodward trương biểu
ngữ, hô vang các khẩu hiệu và kêu gọi công nhân đứng lên đòi quyền làm việc và
phải được đối xử công bằng, tử tế.
Từ năm 1900, phong trào
Nghiệp Đoàn trở nên ngày càng vững mạnh và có tổ chức quy mô, khoa học. Kỹ nghệ
xe hơi tại Detroit đã thu hút hàng trăm ngàn người từ các tiểu bang khác đến
làm việc. Nhờ đó, nên năm 1905 Detroit đã xuất xưởng 29,000 chiếc xe hơi và dân
số Detroit tăng gấp ba (1.8 triệu người). Do quá nhiều công nhân nên thường
xuyên xảy ra những cuộc tranh chấp về lương bổng và các phúc lợi xã hội.
Tổng Thống Harry S.Truman là vị Tổng Thống đầu tiên khi tham dự buổi lễ Lao Động
đã đọc bài diễn văn quan trọng đưa ra chính sách trả thêm tiền khi làm việc phụ
trội, nghỉ phép hàng năm, nghỉ bệnh có lương và chế độ bảo hiểm cho công nhân.
Đây chính là thành quả khởi đầu của ông Peter J. McGuire, và cũng là sự trưởng
thành của giới công nhân, từ lao động chân tay đến phong trào nghiệp đoàn.
3 - Vì sao tiếp tục chọn ngày
Thứ hai đầu tiên của Tháng 9 là ngày lễ lao động?
Theo lịch sử hình thành
ngày Lễ Lao Động Hoa Kỳ, vào thập niên thứ nhì của thế kỷ 20, nhiều cuộc họp và
tranh luận xem nên chọn ngày 1 tháng 5 như ngay lao động quốc tế hay vẫn giữ
ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9 làm ngày Lễ Lao Động Hoa Kỳ. Kết quả, đa số đều
chọn ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9 là ngày Labor Day. Vì ngày 1 tháng Năm
đã bị khối quốc gia Cộng Sản lợi dụng để tạo nhiều cuộc gây rối và tuyên truyền
cho chủ thuyết Cộng Sản.
II -
Ý nghĩa thời đại của Labor Day
Như vậy là Hoa Kỳ đã chọn
ngày Lễ Lao Ðộng riêng của mình. Vì là ngày vinh danh dành riêng cho người lao
động Hoa Kỳ, khác với ngày Lễ Lao Ðộng Quốc tế hàng năm vào ngày 1 tháng 5, với
ý nghĩa như là vinh danh người lao động trên toàn thế giới, song đã bị các nước
cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh lợi dụng kích động “đấu tranh giai cấp”
gây bất ổn chính trị và xã hội.
Vậy theo ý nghĩa thời đại, ai là những người lao động
và vì sao người lao động được vinh danh?
Trước hết người lao động
là những người phải tiêu hao trí não hay sức lực của mình để làm ra tài hóa, sản
phẩm vật chất hay tinh thần cung ứng cho nhu cầu của con người và xã hội. Về mặt
kinh tế người ta thường phân biệt ra hai loại: Lao động trí óc và lao động chân
tay. Biểu hiện của hai loại lao động này là cách phục sức như chúng ta thường
thấy: công nhân làm việc trong các hãng xưởng thường là mặc áo xanh, người làm
việc trong văn phòng thường là mặc áo trắng thắt Cravaste cổ cứng. Nhưng dù là
lao động trí óc hay lao động chân tay, tựu chung là lực lượng lao động đã làm
ra của cải vật chất cũng như tinh thần cho toàn xã hội. Và vì vậy, người lao động
chân chính ở đâu trên thế giới cũng cần và xứng đáng được vinh danh.
Thế nhưng vinh danh không phải trong tinh thần đấu
tranh giai cấp giữa người lao động và chủ tư bản bỏ vốn đầu tư sản xuất, như chủ trương của Karl Marx và thực
hành chủ nghĩa cộng sản của Lenine và những người cộng sản sau này. Bởi vì sự
vinh danh này chỉ là chiêu bài lừa mị để kích động lòng căm thù giai cấp làm động
lực tiến hành bạo lực cách mạng đẫm máu cướp chính quyền, thiết lập một chế độ
mệnh danh là “Chuyên chính vô sản”, hay là nền độc tài của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động cũng thế.
Chiêu bài lừa mị, vì thực
tế sau khi cướp được chính quyền nhân danh quyền của người lao động, người lao
động chỉ được cho ăn bánh vẽ, làm việc cật lực, “Làm ngày không đủ,
tranh thủ làm đêm”. Tất cả thi đua lao động để được phong cấp bằng đủ thứ mỹ
từ như “Anh hùng lao động”, “lao động tiên tiến”, “Lao động xuất sắc”. Thế
nhưng thành quả lao động thì thuộc về giai cấp cán bộ đảng viên cộng sản có chức,
có quyền. Đây là một giai cấp mới hợp thành một tập đoàn thống trị, độc quyền
áp bức, bóc lột người lao động đến tận xương tủy. Ðây là một thực tế mà người
Việt Nam hơn ai hết đã được chứng kiến hay cũng từng là nạn nhân của đảng cộng
sản Việt Nam trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Như vậy thì ngày Lễ Lao Ðộng
Hoa Kỳ là để vinh danh người lao động Hoa Kỳ phải mang một ý nghĩa khác với người
cộng sản và các chế độ độc tài cộng sản. Ðó là sự vinh danh thực sự được
thể hiện bằng những quyền lợi thực sự của người lao động Hoa Kỳ, trong một chế
độ dân chủ thực sự. Ðó là những quyền pháp định: quyền được làm việc,
trong điều kiện an toàn tối đa về lao động và thời gian làm việc cực nhọc tối
thiểu. Ðó là quyền được hưởng dụng thành quả lao động tương xứng với khả năng,
sức lực bỏ ra để làm của cải vật chất cũng như tinh thần cho con người và xã hội.
Sau cùng, ý nghĩa cao nhất của ngày Lễ Lao Ðộng Hoa
Kỳ là giá trị nhân bản được
thể hiện rõ nét trong mối tương quan giữa người lao động bỏ sức và nhà tư bản bỏ
vốn. Ðó là mối tương quan hài hoà chứ không là mâu thuẫn đối kháng như những luận
điểm và chủ trương đấu tranh giai cấp sắt máu của những người cộng sản. Một mối
tương quan thiết lập trên tinh thần “Lao tư lưỡng lợi”, người có của,
người có công, hợp tác sản xuất, kinh doanh làm giầu của cải vật chất cũng như
tinh thần cho con người và xã hội. Thành quả lao động này người lao động cũng
như nhà tư bản đều chung hưởng trên căn bản một hợp đồng lao động thoả đáng, dưới
sự bảo vệ của luật pháp cho quyền lợi và nghĩa vụ của cả đôi bên.
Thiện Ý
Houston, ngày 4 tháng 9 năm 2020
No comments:
Post a Comment