NGÀY 02/09/2020
http://www.tintuchangngay.org/
BÀI MỚI
2.9.20
Hàng
loạt quan chức vi phạm ở Quảng Ngãi chỉ yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm
2.9.20
Ngày
càng nhiều công ty Mỹ chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc
2.9.20
Bộ
Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc có kế hoạch tăng gấp đôi đầu đạn hạt nhân
2.9.20
Vì
sao đều sai phạm nhưng có lãnh đạo bị bắt, có người thoát?
2.9.20
Đại
học Texas trục xuất 15 học giả Trung Quốc nhận tài trợ nhà nước
2.9.20
Chính
quyền TP.HCM muốn bao che ông Phạm Phú Quốc?
2.9.20
Hợp
tác Việt – Mỹ trong Cách mạng Tháng Tám 1945
2.9.20
Đại
hội 13: Có thuyết âm mưu khi “bắt tạm giam” Chủ tịch Hà Nội trước thềm Đại hội
Đảng?
2.9.20
Vì
sao đều sai phạm nhưng có lãnh đạo bị bắt, có người thoát?
2.9.20
Bùi
Văn Thuận - Ăn chay nhưng tâm ma và có tính đảng
2.9.20
Nguyễn
Đình Ấm - Vai trò ông Nguyễn Đức Chung trong vụ Đồng Tâm
2.9.20
Nguyễn
Quang Dy - Thủ tướng Shinzo Abe từ chức và vai trò của Nhật ở khu vực
2.9.20
Nghiên
cứu của Nhật: Chỉ chở khách, tàu tốc độ cao ở Việt Nam không có lãi
2.9.20
Bùi
Công Dụng - Hai con người, hai tư duy phát triển
2.9.20
Số
phận các nền dân chủ của Làn sóng thứ Ba giờ ra sao?
2.9.20
Vũ
Thư Hiên - Trần Độ, người của sự thật.
Giới
khoa học cảnh báo mặt tiêu cực từ vaccine của Nga, Trung Quốc
2.9.20
Điểm
tin thế giới ngày Thứ Tư 02 tháng 9 năm 2020
2.9.20
Đại
Dương - Tham vọng điên cuồng khó giết chết khát vọng chính đáng của nhân loại
2.9.20
Chính
sách quốc phòng "Bốn Không" của Việt Nam và thực tế ở Biển Đông
1.9.20
Ông
Phạm Phú Quốc xin thôi Đại biểu Quốc hội
1.9.20
Bà
Nguyễn Thị Quyết Tâm: 'Thông tin nói tôi chuẩn bị sang Mỹ định cư hoàn toàn sai
sự thật'
1.9.20
Ông
Nguyễn Phú Trọng xuất hiện vẫn khỏe mạnh
1.9.20
Bộ
trưởng Nguyễn Văn Thể 'bút phê' nhiều văn bản vụ Đinh La Thăng
*
*
Điểm tin thế giới ngày Thứ Tư 02 tháng 9 năm 2020
http://www.tintuchangngay.org/2020/09/iem-tin-gioi-ngay-thu-ba-1-thang-9-nam.html
Trung Quốc chưa đủ
khả năng xâm lược Đài Loan
Trước một tuyên bố gây tranh cãi về việc Đài Loan dễ bị Trung Quốc tấn công, Bộ
Quốc phòng (MND) Đài Loan cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa có khả năng
xâm lược hòn đảo, theo Taiwan News.
Trong bài phát biểu vào ngày 10/8, cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu nói rằng
“trận chiến đầu tiên sẽ là trận cuối cùng” nếu Đài Loan đối đầu với một cuộc tấn
công của PLA. Đáp lại, MND hôm thứ Hai (31/8) cho biết chiến thuật của PLA khó
triển khai vì đặc điểm tự nhiên của eo biển Đài Loan, phương tiện đổ bộ và khả
năng hậu cần của lực lượng này không đủ, và PLA cũng thiếu khả năng chiến đấu để
xâm lược toàn bộ Đài Loan.
Hôm thứ Hai, bên cạnh việc trình đề nghị lên Quốc hội xin cấp ngân sách cho hoạt
động năm 2021, MND cũng đã gửi cho cơ quan lập pháp Đài Loan “Báo cáo về sức mạnh
quân sự của PLA vào năm 2020” và “Kế hoạch 5 năm tái cơ cấu và quản lý quân đội”.
Ngoài những nhận xét nêu trên, báo cáo cho biết thêm rằng các phương tiện lội
nước và khả năng hậu cần của PLA không đủ và nó chưa có khả năng chiến đấu toàn
diện để xâm lược Đài Loan. Báo cáo chỉ ra rằng các hành động mà PLA có thể làm
đối với Đài Loan bao gồm ngăn chặn hoạt động quân sự chung, phong tỏa chung,
không kích chung và hoạt động đổ bộ chung.
Ấn Độ nói Trung Quốc tiếp tục khiêu khích tại biên giới
Ấn Độ đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện các động thái quân sự “khiêu khích” gần
biên giới tranh chấp, nơi chỉ vài tháng trước đó đã xảy ra một vụ đụng độ chết
người giữa quân đội hai nước khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, Fox
News đưa tin.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm thứ Hai (31/8) cho biết trong một tuyên bố rằng Quân đội
Trung Quốc vào tối thứ Bảy đã “thực hiện các hoạt động quân sự khiêu khích nhằm
thay đổi hiện trạng” ở khu vực Ladakh và “vi phạm” sự đồng thuận đạt được trong
các cuộc đàm phán hòa bình gần đây.
Bản tuyên bố thông tin thêm: Quân đội Ấn Độ đang “thực thi các biện pháp nhằm củng
cố vị trí và ngăn cản ý định đơn phương thay đổi hiện trạng trên thực địa của
Trung Quốc”.
Mỹ muốn mở rộng đối thoại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Hoa Kỳ chắc chắn muốn chuẩn hóa việc đối thoại đang diễn ra với các quốc gia
trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và cũng muốn mở rộng việc đối thoại để
bao gồm thêm các quốc gia khác chia sẻ lợi ích chung, chẳng hạn như Hàn Quốc,
Việt Nam, nhằm khởi động cấu trúc đa phương mạnh mẽ đầu tiên trong khu vực, Nhà
ngoại giao số 2 của Washington cho biết hôm thứ Hai, theo Yonhap.
“Có một thực tế là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thực sự đang thiếu các
cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Họ không có những điều thấy được ở NATO hay Liên
minh châu Âu”, Thứ trưởng Ngoại giao Stephen Biegun cho biết trong một cuộc hội
thảo trực tuyến được tổ chức bên lề Diễn đàn Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ
thường niên.
Ông Biegun lưu ý rằng một cuộc đối thoại ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương đã được khởi động và hiện có sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và
Australia. Ông cũng cho biết thêm, các cuộc đàm phán gần đây của họ về cách thức
đối phó với đại dịch COVID-19 còn có sự tham gia của Hàn Quốc, Việt Nam và New
Zealand.
Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Hoa Kỳ khởi động vào năm 2018, đây
là sáng kiến mà nhiều người tin rằng Washington đề xuất nhằm kiểm tra hoặc thậm
chí chống lại tham vọng của chính quyền Trung Quốc ở khu vực này.
Chính phủ Maduro ra lệnh ân xá trước bầu cử
Chính phủ Maduro ở Venezuela đã tuyên bố ân xá cho hơn 100 người, bao gồm cả
các đối thủ chính trị đang phải ngồi tù, đã tị nạn tại các đại sứ quán nước
ngoài ở Caracas hoặc trốn khỏi đất nước, theo The Guardian.
Động thái này diễn ra trước cuộc bầu cử quốc hội dự kiến được tổ chức vào ngày
6/12, cuộc bầu cử mà phong trào dân chủ do chính phủ Juan Guaidó lãnh đạo đang
tẩy chay vì cho rằng chính phủ Maduro không đáp ứng được các điều kiện cho một
cuộc bầu cử công bằng.
Những cái tên được nêu trong lệnh ân xá không bao gồm các nhà lãnh đạo đối lập
nổi tiếng như Leopoldo López, người vẫn ở trong dinh thự của đại sứ nước ngoài ở
Caracas, hay Julio Borges, một nghị sĩ đối lập mạnh mẽ vẫn đang tị nạn ở nước
láng giềng Colombia.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Jorge Rodríguez của chính phủ Maduro đã liệt kê 110
người được ân xá, mặc dù các điều khoản của lệnh ân xá được công bố không rõ
ràng.
Israel và Hamas đạt được thỏa thuận hòa bình
The Guardian cho hay, Hamas, lực lượng Hồi giáo hoạt động ở dải Gaza, thông báo
rằng họ đã đạt được một thỏa thuận do Qatar làm trung gian với Israel để chấm dứt
hơn ba tuần xung đột.
Ông Yahya Sinwar, một thủ lĩnh của Hamas cho biết, sau cuộc nói chuyện với đặc
phái viên Qatar Mohammed al-Emadi, chúng tôi “đã đạt được sự thống nhất để kiềm
chế [hoạt động] leo thang mới nhất”.
Trong lần leo thang mới nhất, Israel đã ném bom Gaza gần như hàng ngày kể từ
ngày 6/8, để đáp trả các cuộc tấn công của Hamas qua biên giới.
Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ Đài Loan đối phó áp lực từ Bắc Kinh
Thứ Hai, 31/08/2020, Hoa Kỳ cho biết đang thiết lập một chương trình đối thoại
kinh tế song phương với Đài Loan. Theo Washington, sáng kiến này còn nhằm củng
cố mối quan hệ với Đài Bắc và ủng hộ hòn đảo tự trị này đối phó với áp lực ngày
càng tăng từ Bắc Kinh.
Tại một diễn đàn qua video do Heritage Foundation tổ chức, ông David Stilwell,
vụ trưởng Vụ Đông Á – Thái Bình Dương, bộ Ngoại Giao Mỹ, phát biểu rằng sáng kiến
mới nhất này của Mỹ không hẳn là một sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của
Washington nhưng là một phần trong toàn bộ những « điều chỉnh quan trọng ».
Giới quan sát đánh giá động thái này của chính quyền Trump như là một hình thức
bày tỏ sự ủng hộ nhiều hơn với Đài Loan. Điều này được ông David Stilwell khẳng
định tại diễn đàn là Hoa Kỳ « sẽ tiếp tục hỗ trợ Đài Loan kháng cự với chiến dịch
của đảng Cộng Trung Quốc gây áp lực, hăm dọa và cô lập Đài Loan ».
Cũng tại diễn đàn này, theo TaiwanNews, đại diện bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là
Washington đã cho giải mật sáu bảo đảm an ninh dành cho Đài Loan. Những bảo đảm
này được đưa ra vào năm 1982, dưới thời tổng thống Ronald Reagan, nhưng chưa
bao giờ được công bố công khai, theo đó, Hoa Kỳ không quy định ngày chấm dứt
bán vũ khí cho Đài Loan, không chấp nhận tham vấn Bắc Kinh trước về các thương
vụ này, không sửa đổi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan.
Reuters cho rằng thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng
gia tăng sức ép với Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh xem như một tỉnh nổi loạn
; quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mỗi lúc gay gắt liên quan đến nhiều vấn đề từ
thương mại, dịch bệnh Covid-19, Hồng Kông, Biển Đông… và nhất là, tổng thống Mỹ
Donald Trump, đang có tham vọng tái đắc cử vào tháng 11/2020, đã chọn đường lối
cứng rắn đối với Trung Quốc như là một trong những trục chính cho chiến dịch vận
động tranh cử.
Hoa Kỳ, cũng như nhiều quốc gia khác, không có quan hệ ngoại giao chính thức với
Đài Loan, nhưng Mỹ là nước hỗ trợ chính và là nguồn cung cấp vũ khí chính cho
hòn đảo tự trị này.
Trung Quốc nói Chủ tịch Thượng viện Séc sẽ ‘trả giá đắt’ vì thăm Đài Loan
Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil sẽ “phải trả giá đắt” vì thực hiện chuyến
thăm chính thức Đài Loan, nhà ngoại giao hàng đầu chính phủ Trung Quốc tuyên bố
hôm thứ Hai, khiến Prague phải lên tiếng than phiền và dù rằng Vystricil cho biết
ông không có ý định đối đầu, theo Reuters.
Ông Vystrcil đến Đài Bắc hôm Chủ nhật trong một chuyến thăm nhằm thúc đẩy gắn kết
kinh doanh với Đài Loan. Ông cho biết Cộng hòa Séc sẽ không cúi đầu trước sự phản
đối của Bắc Kinh. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai không đủ điều kiện
cho các quan hệ bang giao.
Phát biểu trong khi đang ở Đức, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Vương Nghị nói
rằng sẽ có hậu quả cho hành vi này. Ông Vương tuyên bố rằng chính phủ và người
dân Trung Quốc sẽ không dung thứ cho “hành động khiêu khích công khai” của ông
Vystrcil và các lực lượng chống Trung Quốc phía sau ông. Tuy nhiên, ông Vương
không cho biết phản ứng cụ thể của Bắc Kinh là gì. (
Quan chức Mỹ, Israel bay đến UAE hoàn tất thỏa thuận lịch sử
Các trợ lý hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin
Netanyahu đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trong lịch sử từ Tel Aviv đến Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thống nhất hôm thứ Hai (31/8) để hoàn tất một hiệp ước đánh dấu
mối quan hệ cởi mở giữa cường quốc vùng Vịnh và Israel. Trước cuộc thảo luận bắt
đầu tại Abu Dhabi, các đại biểu đã làm nên lịch sử hàng không khi máy bay
thương mại của Israel bay qua lãnh thổ Ả Rập Saudi trên chuyến bay thẳng từ Tel
Aviv tới thủ đô UAE, theo Reuters.
Ngày 13/8, lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, một thỏa thuận bình thường hóa giữa
một quốc gia Ả Rập và Israel được công bố, và được thúc đẩy bởi nỗi lo chung về
Iran. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là cố vấn cấp cao và con rể của ông Trump, ông Jared
Kushner, cùng cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien. Dẫn đầu phái đoàn Israel
là đồng cấp với O’Brien, ông Meir Ben-Shabbat.
Cố vấn cấp cao, con rể ông Trump, Jared Kushner cùng cố vấn an ninh quốc gia
Robert O’Brien dẫn đầu phái đoàn Mỹ (ảnh chụp màn hình Fox News).
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản tranh cử lãnh đạo đảng LDP
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết ông có ý định tranh cử
vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, một nguồn tin cho biết
hôm thứ Hai, ngay sau khi xuất hiện một báo cáo cho rằng ông đã giành được sự ủng
hộ của một trong những phe cánh quyền lực nhất đảng, theo Reuters.
Lãnh đạo đảng LDP gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng do đảng này chiếm đa
số nghế trong hạ viện, thay thế cho ông Shinzo Abe, người đã tuyên bố từ chức
hôm thứ Sáu vì lý do sức khỏe. Ông Suga chưa thông báo về việc ứng cử vào vị
trí lãnh đạo LDP nhưng đã nói riêng rằng ông có ý định như vậy, một nguồn tin
giấu tên cho biết.
TikTok không thể ‘tự bán’ nếu không xin phép Trung Quốc
ByteDance Ltd. sẽ phải xin phép chính phủ Trung Quốc để bán ứng dụng video ngắn
TikTok cho nhà vận hành Mỹ, do Bắc Kinh mới đặt ra những hạn chế mới đối với việc
xuất khẩu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), theo hãng tin Bloomberg.
Các công nghệ nhận diện AI như nhận dạng giọng nói và văn bản, cũng như các
công nghệ phân tích dữ liệu để đưa ra đề xuất cá nhân hóa nội dung, đã được
thêm vào một danh sách sửa đổi các sản phẩm kiểm soát xuất khẩu được công bố
trên trang web bộ thương mại Trung Quốc vào cuối hôm thứ Sáu. Theo đó, đối với
giao dịch nước ngoài phải có giấy phép của chính phủ để bảo vệ an ninh kinh tế
quốc gia.
Lebanon chuẩn bị bổ nhiệm thủ tướng mới trước chuyến thăm của tổng thống Pháp
Đại sứ Lebanon tại Đức Mustapha Adib sẽ được bổ nhiệm thủ tướng vào thứ Hai,
trước chuyến thăm Beirut của tổng thống Pháp. Ông Macron sẽ thúc ép những cải
cách bị trì hoãn từ lâu để đưa quốc gia Trung Đông thoát khỏi cuộc khủng hoảng
sâu sắc, theo Reuters.
Ông Emmanuel Macron sẽ đến Lebanon vào cuối thứ Hai. Ông đã đóng vai trò trung
tâm trong các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy các nhà lãnh đạo khó tính của
Lebanon giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính đã tàn phá nền kinh tế đất nước
ngay cả trước khi xảy ra vụ nổ kho hóa chất “long trời lở đất” tại cảng Beirut
ngày 4/8 khiến khoảng 190 người thiệt mạng.
Ông Adib nổi lên như một nhân vật sáng giá cho vị trí thủ tướng, sau khi nhận đề
cử vào ngày 30/8 từ các cựu thủ tướng, bao gồm Saad al-Hariri, người đứng đầu đảng
Hồi giáo Sunni lớn nhất Lebanon. Chức vụ thủ tướng phải thuộc về một người
Sunni.
Ngoại trưởng Pháp đổ lỗi do ‘thái độ’ của Anh nên Brexit bế tắc
Ngoại trưởng Pháp Le Drian hôm thứ Hai cho rằng, sự bế tắc trong các cuộc đàm
phán Brexit là do thái độ thiếu thực tế và thiếu khôn ngoan của Anh.
Cuộc đàm phán giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) về các quan hệ trong tương lai
sau khi nước này rời khỏi khối này vào ngày 31/1 đã không đạt được nhiều tiến
triển, khi cả hai bên đều cáo buộc bên kia đặt ra những yêu cầu không thể hoàn
thành.
“Các cuộc đàm phán không tiến triển bởi vì thái độ thiếu kiên nhẫn và thái độ
thiếu thực tế của Vương quốc Anh”, Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian cho biết
trong một bài diễn văn trước các đại sứ Pháp ở châu Âu, theo Reuters.
.
.
.
No comments:
Post a Comment