Ba
cuộc chiến có nguy cơ nổ ra trong tương lai gần
Lê
Ngọc -
SOHA
06/09/2020 12:30
https://soha.vn/ba-cuoc-chien-co-nguy-co-no-ra-trong-tuong-lai-gan-20200906113942843.htm
Theo học giả người Nga Alexander Necropny, có ít nhất ba cuộc xung
đột đang rình rập bùng phát, có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến quy mô
khu vực hay thế giới.
·
“Kỷ
nguyên cạnh tranh mới” với Trung Quốc: Anh sẽ đưa tàu sân bay đến Biển Đông?
·
Đông
Địa Trung Hải: Căng thẳng leo thang, EU “dọa” trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
·
Chuyện
gì xảy ra nếu Ai Cập không kích phá hủy siêu đập thủy điện của đối thủ?
Ai Cập và Ethiopia
Từ vài năm trước, nhiều
nhà phân tích đã cho rằng cuộc chiến giữa hai quốc gia này chỉ
còn là vấn đề thời gian. Trên thực tế, cội nguồn của nó là vào năm 2011, một
công trình có một cái tên hào hoa và quy mô thực sự hoành tráng - Đập Phục sinh
vĩ đại Ethiopia (Grand Ethiopian Renaissance Dam - GERD) - để làm thủy điện, bắt
đầu được xây dựng trên sông Nile Xanh. Ethiopia tuyên bố, với sự trợ giúp của
"điện khí hóa toàn quốc" nhờ GERD, hơn một trăm triệu dân nước này cuối
cùng sẽ có thể thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Với người này - nó là phục
sinh, nhưng với người khác - có thể nó cái chết. Nằm trong vùng có nguồn cung nước
thấp nhất trên thế giới, 90% nước sinh hoạt cho đất nước Ai Cập, được lấy từ
sông Nile. Với Ai Cập, "công trình thế kỷ" của Ethiopia này làm sụt
giảm không chỉ 1/5 lượng điện do nhà máy thủy điện Aswan tạo ra, mà còn không
dưới 40% lượng nước sông Nile, vốn rất quan trọng đối với nền nông nghiệp èo uột
của nước này.
Bất đồng về đập
GERD tiềm ẩn nguy cơ đụng độ quân sự cao; Nguồn: fishki.net
Chiến trường và các hành
động thù địch có thể xảy ra: việc sẵn sàng sử dụng vũ lực trong trường hợp
Ethiopia từ chối hủy dự án lớn này, cũng như sự sẵn sàng "chiến đấu vì nước
sông Nile đến giọt máu cuối cùng" đã được Cairo tuyên bố nhiều lần. Vấn đề
là Sudan nằm giữa hai quốc gia thù địch, không thể mỉm cười với viễn cảnh trở
thành đấu trường cho các trận chiến trên bộ, hoặc ít nhất là một lãnh thổ cho
các cuộc tấn công và rút lui của quân đội các bên tham chiến.
Ai Cập muốn lôi kéo các
nước láng giềng về phía mình, nhưng cho đến nay họ đã thất bại. Chính vì tính
trung lập cứng rắn của người Sudan mà các vấn đề có thể nảy sinh khi tiến hành
các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom vào đập Phục sinh, như Cairo đã nhiều lần
đe dọa. Nếu Sudan đóng cửa không phận của mình đối với Không quân Ai Cập (và rất
có thể sẽ xảy ra), thì một cuộc không kích tầm xa vào Ethiopia qua Biển Đỏ và
Eritrea có thể sẽ thất bại.
Hơn nữa, một cú tập kích
thành công vào con đập của hồ chứa, vốn đã được trữ đầy (dù chỉ một phần), sẽ dẫn
đến một thảm họa khổng lồ không chỉ cho Ethiopia, mà còn cho Sudan và Ai Cập. Đối
với Ai Cập, trước hết, nước được giải phóng từ tất cả các hồ chứa trên sông
Nile sẽ gây trận đại hồng thủy đối với quốc gia này.
.
Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp
Hai quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
và Hy Lạp vốn có sự thù hận từ hàng thế kỷ, nếu không nói là hàng ngàn năm.
Ngày hôm nay, lý do của một vụ xung đột có thể xảy ra là các mỏ năng lượng khổng
lồ được phát hiện trong vùng biển tranh chấp giữa các đảo Cyprus và Crete, cũng
như ý định của các quốc gia là thành viên của cái gọi là Diễn đàn Khí đốt Đông
Địa Trung Hải khai thác "nhiên liệu xanh" ở đó và cung cấp cho châu
Âu và Bắc Phi, mà không có bất kỳ sự tham gia nào của Ankara vào các dự án này.
Tất cả những điều này
hoàn toàn mâu thuẫn với chính sách mà Tổng thống đương nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
đang theo đuổi, những nỗ lực của ông này nhằm đưa đất nước trở lại vĩ đại và có
uy tín như trước đây. Theo Tổng thống Erdogan, "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không nhượng
bộ, mà sẽ giành tất cả những gì có ở Địa Trung Hải, Aegean và Biển Đen”.
Xung đột quân sự có
thể khơi mào cuộc chiến quy mô lớn; Nguồn: topcor.ru
Chiến trường và nơi có thể
xảy ra xung đột là nơi mà các lực lượng vũ trang của hai quốc gia đang "gầm
gừ" nhau, rất có thể là Síp - chủ đề của các cuộc cãi vã lâu dài giữa họ,
hoặc các đảo nhỏ gần đó. Đồng thời, động thái đầu tiên có thể sẽ bắt đầu bởi
Ankara. Chỉ mới đây, Hy Lạp đã chuyển quân tới đảo Kastelorizo, nơi Thổ Nhĩ Kỳ
bất ngờ tuyên bố là "lãnh thổ tranh chấp". Tuy nhiên, đụng độ với sự
tham gia của hải quân và không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp dường như có nhiều khả
năng hơn so với các hoạt động tác chiến trên bộ.
Trên thực tế, vụ va chạm
đầu tiên (theo nghĩa đen của từ này) đã xảy ra vào ngày 12/8, hai khinh hạm chiến
đấu - chiếc Limnos của Hy Lạp (F 451) và Kemalreis của Thổ Nhĩ Kỳ (F 247) - đã
ganh đua nhau khi đi qua Biển Địa Trung Hải. May mắn thay, sự cố này không phát
triển thêm, nhưng vẫn có thể lặp lại. Việc Ankara vô cùng lo sợ các cuộc không
kích vào lãnh thổ của mình được chứng minh bằng việc họ muốn tăng tốc mua hệ thống
phòng không S-400 của Nga và thậm chí có thể cả máy bay chiến đấu Su-35.
.
Trung Quốc và Mỹ
Theo truyền thống, khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương là một điểm nóng của căng thẳng thế giới. Tuy nhiên,
ngày nay "dầu được đổ thêm vào ngọn lửa" của các cuộc xung đột vốn âm
ỉ ở đó, trộn lẫn với những bất bình sâu sắc lâu dài về yêu sách lãnh thổ, mong
muốn của Mỹ cản trở càng nhiều càng tốt việc tăng cường sức mạnh của Trung Quốc.
Về phần mình, Bắc Kinh phản ứng ngày càng gay gắt hơn trước những nỗ lực như vậy
và tham vọng cho người Mỹ thấy ai là ông chủ khu vực.
Trên thực tế, bằng những
cuộc tấn công không ngừng trên mọi mặt trận của Mỹ nhằm vào Trung Quốc và liên
tục đe dọa “trừng phạt”, “kiềm chế” Bắc Kinh hoặc “chấm dứt tham vọng bành trướng
trong khu vực”, chính Washington đang thúc đẩy đối thủ của mình hành động trước.
Nếu như vấn đề Hong Kong
có vẻ như đã được Trung Quốc giải quyết ổn thỏa thì Đài Loan vẫn đang đặt ra
nguy cơ lớn đối với quan hệ Trung Mỹ, chưa kể đến vấn đề Biển Đông.
Thật đáng tiếc, phải thừa
nhận - mặc dù đại dịch Covid-19 có vẻ như được coi là cơ hội để đoàn kết, tập hợp
nhân loại, hoặc ít nhất khiến loài người nghĩ về sự mong manh của nền văn minh
của chúng ta, thế giới dường như đang ngày càng tiến gần hơn đến một kỷ nguyên
của các cuộc chiến tranh mới, mà mỗi cuộc chiến đều có thể là cuộc chiến cuối
cùng đối với nhân loại./.
***
TIN LIÊN QUAN
·
Biển Đông: Gay gắt về vai trò của Mỹ nhưng TQ thiếu "thành
ý" về tầm quan trọng mới của ASEAN?
·
Ấn Độ chuyển sang chiến lược phòng thủ - phản công, răn đe
Trung Quốc ở Biển Đông
No comments:
Post a Comment