Jackhammer Nguyễn
16/01/2020
Ngày càng có nhiều thông tin đáng tin cậy về vụ đàn
áp đẫm máu Đồng Tâm, ngày 9/1/2020. Những thông tin này bao gồm phần lớn là
tuyên bố của giới chức cầm quyền, mặc dù cố tình che đậy bằng uyễn ngữ, nhưng
do tiền hậu bất nhất, dần dần người ta biết sự thật là gì.
Từ các tuyên bố của quan chức người ta rõ rằng cuộc
tấn công vào Đồng Tâm đã được chuẩn bị trước, nhắm vào Tổ Đồng Thuận chống tham
nhũng do ông Lê Đình Kình đứng đầu.
Nhưng phải dựa vào các nguồn tin khác để có thể đoán
tại sao nhà cầm quyền cộng sản lại quyết định một cuộc giết chóc như vậy, một
cuộc giết chóc mà con trai một cựu viên chức ngoại giao Việt Nam nói với tôi:
Tàn ác như đám vua quan ở thế kỷ 19.
Chủ tịch Chung và viên công an Khương
Theo những nguồn tin đáng tin cậy, viên Chủ tịch Hà
Nội Nguyễn Đức Chung đã không đồng ý đàn áp dân chúng, viên bí thư thành ủy
Hoàng Trung Hải thì biệt tăm biệt tích (Ông Hải đang bị kêu án kỷ luật khiển
trách của đảng và có nguy cơ bị nặng hơn khi vụ Gang thép Thái Nguyên được đem
vào “lò” trong năm nay).
Vì thế, quyết định đem cả ngàn quân vào một làng quê
là quyết định của viên chỉ huy công an Hà Nội, Đoàn Duy Khương, với sự trợ giúp
của Bộ Công An. Ông Khương này đã phớt lờ ý kiến phản đối của Nguyễn Đức Chung,
người mà về nguyên tắc cao cấp hơn ông Khương.
Ai có quan tâm đến cấu trúc quyền lực tại Việt Nam đều
biết rằng, các viên chỉ huy công an ở địa phương không sợ những cấp trên chính
trị ở địa phương mình, mà họ sợ các tay chỉ huy “ngành dọc”, tức là cấp trên của
họ trong Bộ Công an.
Nếu để ý kỹ, bạn đọc sẽ thấy ông Nguyễn Phú Trọng,
người có quyền lực nhất Việt Nam hiện nay đã ra một quyết định cực kỳ nhanh
chóng, là thưởng huy chương cho ba viên công an bị thiệt mạng, một quyết định
chóng vánh đến nỗi khó hiểu. Vì vậy không phải là không có lý khi một số nguồn
tin từ nhà nước rò rỉ ra nói rằng, ông Trọng không biết gì cả, ông ta cứ nghĩ rằng
Đồng Tâm đang có một vụ bạo loạn lớn.
Bộ máy mất kiểm soát
Lớn lên trong lòng xã hội cộng sản, tôi hiểu rõ bộ
máy kềm kẹp khổng lồ đầy uy lực của hệ thống cộng sản. Nó là một hệ thống chân
rết từ đỉnh cao quyền lực đến sát vách nhà bạn, đôi khi vào cả trong nhà bạn.
Trong hệ thống này quyền lực đảng và bộ máy công an trị gắn rất chặt với nhau.
Tuy nhiên, khi bắt đầu làm ăn với “bọn tư bản”
phương Tây, hệ thống này bắt đầu có những rạn nứt, mà sự kiện Đồng Tâm 9/1 thể
hiện rạn nứt đó.
Đám công an “ngành dọc”, vẫn được mệnh danh là
“thanh kiếm và lá chắn của chế độ”, đang bị những viên đạn bọc dollar xanh bắn
tơi tả, cảm thấy hậm hực là tại sao bên “chính quyền” của “Chung con chủ tịch”
lại có nhiều bổng lộc quá, dù Chung cũng vốn là một đồng chí công an của họ.
Đó là một giả thuyết chúng ta có thể đặt ra trong vụ
Đồng Tâm.
Tôi vẫn không loại trừ nguyên nhân đàn áp là thách
thức quyền lực của trung ương cộng sản khi chính quyền cấp thấp rơi vào tay “Cụ
Kình” (cũng là một cựu công an). Việc này tương tự chuyện bên Ô Khảm, Quảng
Đông, Bắc Kinh bị thách thức khi chính quyền lọt vào tay ông Lâm Tổ Loan, dù
ông Lâm cũng là đảng viên cộng sản.
Nhưng
nếu sự thách thức quyền lực này được sự đồng thuận của tất cả các cấp cộng sản
với nhau, thì mức độ thách thức ấy lại được các phe phái diễn dịch khác nhau
tùy theo quyền lợi của họ.
Phe đàn áp của viên công an Khương cho rằng, nó rất
nguy hại đến sự an toàn của chế độ, trong khi phe của Nguyễn Đức Chung thì
không diễn dịch như thế. Mà ta cũng nên ghi nhận rằng Nguyễn Đức Chung cũng đã
bị lên mặt báo chí chính thống trước đó vài tuần về một vụ bê bối tham nhũng,
có thể những quyền lợi tham nhũng như thế phe của “Khương công an” chưa được hưởng.
Cũng có thể là vụ Đồng Tâm là một cú quậy phá của
phe nhóm nào đó không ưa Nguyễn Xuân Phúc, vì ông Phúc vừa thành công hiệp định
thương mại với châu Âu. Cả thế giới đều biết đến bốn người chết trong một vụ
đàn áp thì ông Phúc ăn nói làm sao với châu Âu?
Dĩ nhiên bên ngoài, ông Phúc vẫn “đồng tâm nhất trí”
với “các đồng chí công an”, nhưng có lẽ cũng chỉ còn ít người tin cái “tình đồng
chí” ấy giữa các đảng viên ngày nay với nhau.
Tôi không nghĩ là vụ Đồng Tâm đưa đến một chuyển biến
gì lớn về mặt xã hội tại Việt Nam. Hàng triệu người đang bị mất gốc từ thôn
quê, lê la thành thị kiếm miếng sống, sẽ chẳng có ai để ý đến vài ông nông dân
bị đàn áp. Điều an nguy cho Việt Nam hiện nay là sự mất kiểm soát vốn có của hệ
thống, nay không phải chỉ là “trên bảo dưới không nghe” nữa, mà là “không ai
nghe ai”.
Chế độ cộng sản Việt Nam có thể không sụp đổ về hình
thái, mà nó tan rã về bản chất, biến thành một chế độ thất bại, với những viên
“Đại tá” sứ quân giống như ở Nam Mỹ, của một quốc gia thất bại (failed state),
dân chúng mạnh ai nấy lo trong một không gian vô pháp, vô thiên.
Jackhammer
Nguyễn, từ San Francisco
.
Bài viết có nhiều mâu thuẫn và thiếu logic. Vụ Đồng
Tâm không thể Khương quyết được.
Cấp trung tướng công an không thể điều động một lực
lượng CSCĐ lên tới cỡ nghìn người tấn công vào một điểm nóng rất đặc trưng về
chính trị như Đồng Tâm được. (Chuyện đất đai là nguyên cớ, nhưng nó đã phát
triên thành mâu thuẫn gay gắt về chính trị giữa dân và chính quyền). Đây là vấn đề của Bộ chính trị.
Việc Trọng tặng huân chương, Phúc tặng "Bằng tổ quốc ghi công", Tô
Lâm đến vỗ về gia đình cảnh sát bị chết trong vụ Đồng Tâm đã một lần nữa khẳng
định rõ rằng: đàn áp Đồng Tâm là một kế hoạch đã được Bộ Chính trị bàn bạc
kỹ lưỡng và cân nhắc tỉ mỉ trong một thời gian dài rồi, vấn dề chỉ là thời điểm
nào cho hợp lý mà thôi. Vì sao vậy ? Vì Đồng Tâm quá rắn !
Đồng Tâm chống lại chính quyền có tổ chức và tổ chức
đó lại do một đảng viên lâu năm lãnh đạo, có nhiều kinh nghiệm với chế độ cộng
sản và chính vì vậy rất kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, bảo vệ quyền lợi
của nhân dân Đồng Tâm và được nhân dân Đồng Tâm tin yêu. Tổ Đồng thuận do Cụ
Kình đứng đầu là hạt nhân của tổ chức chống chính quyền, dù họ luôn nói họ
không chống đảng cộng sản, họ chỉ chống tham nhũng. Một khu dân cư đã trở thành
pháo đài chống chế độ cộng sản có tổ chức là điều mà xưa nay những kẻ lãnh đạo
cộng sản lo ngại nhất. Vì thế, để tiêu diệt "đốm lửa nhỏ" này (lời của
Nguyễn Xuân Phúc), Bộ Chính trị phải ra tay, lên kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Tô Lâm là kẻ chỉ huy trực tiếp đòn đột kích này.
Ở đây có một vấn đề nổi lên là, kế hoạch cuộc tấn
công Đồng Tâm có quá nhiều sơ hở. Từ việc trinh sát thực địa, lên phương án tác
chiến cho tới việc chuẩn bị và đối phó với dư luận nhằm "kéo chính
nghĩa" về phía người tấn công v.v...đã không được chuẩn bị kỹ lưỡng tới mức
cần thiết. Với tư duy độc tài cố hữu, "ta là pháp luật", phe tấn công
chủ quan, nên đã chuốc lấy tổn thất đáng kể: ba công an tử nạn, bị dư luận
trong và ngoài nước lên án gay gắt vì cuộc tấn công là phạm pháp, không đáng làm,
vì chính quyền tráo trở, gian dối, rất bất lợi cho chính quyền cộng sản.
Ngược lại, phe bị tấn công là tổ Đồng thuận, gia
đình Cụ Kình, tuy đau thương mất mát lớn, và nhân dân Đồng Tâm đã được dư luận ủng
hộ mạnh mẽ, mặc những luận điệu xuyên tạc của truyền thông nhà nước và đám dư
luận viên vô học. Vụ Đồng Tâm sẽ để lại những dư chấn khó lường cho xã hội Việt
nam về lâu dài, bởi những mâu thuẫn trong xã hội đã tích tụ lâu ngày và đang có
những biểu hiện bùng phát. Nhưng trước mắt, ít nhất cũng có thể thấy rằng vụ Đồng
Tâm đã cho thấy một điều quan trọng: nhân dân Việt nam đã trưởng thành nhanh
chóng về nhận thức chính trị. Chỉ cần đọc trên mạng internet, người ta đã thấy
vô số những ý kiến ủng hộ Đồng Tâm và Cụ Kình rất mạnh mẽ và phê phán giới lãnh
đạo cộng sản rất gay gắt, kể cả những đòi hỏi lật đổ chế độ ngay lập tức. Sức
ép của nhân dân lên chính quyền ngày càng lớn. Đó là những tín hiệu khả quan
cho một nước Việt nam dân chủ thực sự nay mai.
.
Khủng hoảng ĐT mang tính chất quốc gia. Phe nhóm 'chơi
nhau', chỉ có điều tất cả đều thua. Vấn đề tranh chấp đất đai giữa người dân và
chính quyền chưa thông qua Tòa án. Đó là khủng hoảng về luật pháp. Qua vụ này
người dân không còn tin vào sự lãnh đạo của đảng cs với công cuộc chống tham
nhũng của Tổng Trọng. Đó là khủng hoáng về chính trị. Mọi thông tin báo chí lề
đảng đưa ra được mệnh danh là chính thống đều bị thông tin lề trái 'bóc phốt'
và 'tách bọt'. Đó là khủng hoảng truyền thông của nhà cầm quyền. Trước tết
nguyên đán (được coi là thiêng liêng của dân tộc) để xảy ra chết người do 'đột kích'.
Đó được coi khủng hoảng về đạo đức. Trong khi sự việc xảy ra lực lướng AK47
cùng đám dlv của đảng cs chửi bới, văng tục, thóa mạ, mạt sát người bị hại cùng
những người không cùng chính kiến (mặc dù tuổi bằng cha, ông). Đó là khủng hoảng
về nhân cách.
Nói một cách tóm lại : Nhìn cái quyết định truy tặng Huân chương cho 3 người CA tử nạn trong vụ ĐT của ông CTN Trọng thì những người có hiểu biết nhất định đã hiểu được thực chất vấn đề. Cái biển xanh ở tận trong Hậu Giang ông còn biết rõ ai sử dụng thì đừng bao biện ông không biết vụ ĐT ngay sát ngõ nơi ông ở. Tôi tin rằng cái quyết định đó sẽ đi vào lịch sử và một lúc nào đó sẽ được đưa ra mổ xẻ trước công luận
Nói một cách tóm lại : Nhìn cái quyết định truy tặng Huân chương cho 3 người CA tử nạn trong vụ ĐT của ông CTN Trọng thì những người có hiểu biết nhất định đã hiểu được thực chất vấn đề. Cái biển xanh ở tận trong Hậu Giang ông còn biết rõ ai sử dụng thì đừng bao biện ông không biết vụ ĐT ngay sát ngõ nơi ông ở. Tôi tin rằng cái quyết định đó sẽ đi vào lịch sử và một lúc nào đó sẽ được đưa ra mổ xẻ trước công luận
.
..."Vì vậy không phải là không có lý khi một số
nguồn tin từ nhà nước rò rỉ ra nói rằng, ông Trọng không biết gì cả, ông ta cứ
nghĩ rằng Đồng Tâm đang có một vụ bạo loạn lớn." lãnh đạo mà cứ như mơ ngủ
?!
No comments:
Post a Comment