NỘI DUNG :
VOA News
.
===========================================
VOA News
17/01/2020
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bắt tay Tổng thống
Mỹ Donald Trump sau khi ký 'Giai đoạn 1' thỏa thuận kinh tế và thương mại Mỹ-Trung
ngày 15/1/2020.
Chính phủ Trung Quốc hoan nghênh thỏa thuận thương mại
tạm thời với Hoa Kỳ nhưng dè dặt cho biết là hai nước vẫn còn phải giải quyết
những vấn đề quan trọng hai bên cùng quan tâm.
Tổng thống Donald Trump và Phó Thủ tướng
Trung Quốc Lưu Hạc ký thỏa thuận ngày 15/11 để giải quyết sự leo thang tranh chấp kéo dài 18
tháng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Giai đoạn 1 thỏa thuận kinh tế và thương mại đã đạt
được giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có lợi cho cả hai bên, và cũng có lợi cho toàn
thế giới,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong một cuộc
họp báo ngày 16/1 tại Bắc Kinh.
Ông Cảnh nói thỏa thuận “chứng tỏ một lần nữa là
Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể tìm được những cách tiếp cận thích đáng và tìm ra
những giải pháp hữu hiệu qua đối thoại và tham khảo trên căn bản bình đẳng và
tôn trọng lẫn nhau” và rõ ràng là hai nước “quan tâm giải quyết những vấn đề cốt
lõi của nhau.”
Ông Cảnh không cho biết chi tiết về những vấn đề cần
quan tâm nhưng Bắc Kinh đã nói là muốn thuế quan áp đặt trước đây lên hầu hết
các hàng xuất khẩu của Trung Quốc đến Hoa Kỳ được gỡ bỏ.
Sáng ngày 16/1, ông Trump viết trên
Twitter rằng thỏa
thuận vừa đạt được là “một trong những thỏa thuận thương mại tốt nhất trước
nay” và thỏa thuận này “cũng tốt cho Trung Quốc và mối quan hệ lâu dài của
chúng ta.”
Tại buổi lễ ký kết ở Tòa Bạch Ốc ngày 15/1, Phó Thủ
tướng Trung Quốc Lưu Hạc đọc một bức thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
viết rằng “trong bước kế tiếp, hai nước cần thi hành thỏa thuận một cách nghiêm
chỉnh.”
Trong phần phát biểu của mình, ông Lưu nói có những
bước lùi trong tiến trình nhưng các nhà thương thuyết của hai nước không bỏ cuộc.
Hoa
Kỳ và Trung Quốc đồng ý điều họ gọi là thỏa thuận Giai đoạn 1 vào giữa tháng 12
năm ngoái. Thỏa thuận kêu gọi Trung Quốc tăng cường việc mua
hàng hóa của Mỹ, ngưng tập tục buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ,
và không thao túng tiền tệ để làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.
Ông Trump nói giai đoạn 2 của cuộc thương thuyết sẽ
bắt đầu nhanh chóng và sẽ không có giai đoạn 3.
Ông Trump cho biết Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm 200
tỉ đô la hàng hóa Mỹ và dịch vụ trong hai năm tới—50 tỉ đô la trong số này thuộc
lãnh vực nông nghiệp.
Ông Tập, trong thư, đề ra con số hàng nông nghiệp là
40 tỉ đô la.
Theo văn bản thỏa thuận, Trung Quốc hứa mua hơn 12,5
tỉ đô la sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong năm đầu tiên và 19,5 tỉ đô la trong
năm thứ hai, với thời điểm mua bán tùy theo những điều kiện thị trường. Trong bức
thư gởi ông Trump, chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi Hoa Kỳ đối đãi công bằng với
những công ty Trung Quốc.
Washington đã rút việc chỉ định Bắc Kinh là thao
túng tiền tệ. Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ ngưng kế hoạch áp đặt thuế quan mới đối với
nhiều tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc trong khi giảm phân nửa thuế quan lên khoảng
110 tỉ đô la sản phẩm Trung Quốc.
Thuế quan của Mỹ vẫn giữ nguyên đối với khoảng 360 tỉ
đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thuế quan cao làm tổn hại Trung Quốc về mặt kinh tế
và khiến Trung Quốc phải ngồi vào bàn thương thuyết, Giám đốc Hội đồng Kinh tế
Quốc gia Larry Kudlow nói với các phóng viên hôm 14/1 như vậy.
“Đây là một thắng lợi không tranh cãi được của đất
nước chúng ta và một ngày đáng ghi nhớ trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung,” theo Chủ
tịch kiêm giám đốc Hiệp hội Các nhà Sản xuất Toàn quốc Jay Timmons.
Đảng Dân chủ đối lập chỉ trích thỏa thuận
là yếu đối với lợi ích của Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi sự kiện ngày 15/1
là “Không có
gì hơn là lễ trình diễn trước truyền hình để cố che đậy việc thiếu mất hoàn
toàn tiến bộ cụ thể, minh bạch hay có trách nhiệm trong thỏa thuận Giai đoạn Một
này.”
Giai đoạn đầu tiên, sẽ đi vào hiệu lực trong một
tháng, không giải quyết việc trợ cấp các công ty quốc doanh của Trung Quốc, một
vấn đề chắc chắn sẽ được thảo luận trong giai đoạn tới.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer gọi những
trợ cấp này là vấn đề lớn khiến cho việc áp đặt thuế quan vẫn tiếp tục.
Trung Quốc không thể áp đặt thuế quan trả đũa nếu
Hoa Kỳ hành động chống lại Trung Quốc vì vi phạm các điều khoản của thỏa thuận,
theo một giới chức chính quyền cao cấp giải thích cho các phóng viên sau khi ký
thỏa thuận. Giải pháp duy nhất của Trung Quốc là từ bỏ thỏa thuận.
“Tôi nghĩ hai bên đều có lý để hài lòng với thỏa hiệp
này, ngay cả khi thỏa thuận không thực sự giải quyết những vấn đề cốt lõi,” ông
Edward Alden, một nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đối ngoại, nói với VOA.
*
LIÊN QUAN
.
16/01/2020
Phó
Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Tổng thống Mỹ Donald Trump ký "Giai đoạn 1" thỏa
thuận thương mại Mỹ-Trung tại Tòa Bạch Ốc ngày 15/1/2020.
Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày 15/1 loan báo về thỏa thuận
thương mại sơ khởi rút lại một số thuế quan và đẩy mạnh việc Trung Quốc mua
hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, tháo gỡ ngòi nổ của 18 tháng tranh chấp giữa hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới.
Bắc Kinh và Washington mô tả thỏa thuận “Giai đoạn
1” là một bước tiến đáng kể sau nhiều tháng thương thuyết cam go cùng những trả
đũa qua lại làm lung lay những chuỗi cung cấp và tạo nên những lo ngại về suy
thoái của kinh tế thế giới.
“Cùng nhau, chúng ta sửa sai thành đúng và đưa đến một
tương lai công lý cho kinh tế và an ninh cho công nhân, nông dân và các gia
đình Mỹ,” Tổng thống Donald Trump ca ngợi thỏa thuận trong những nhận định hoa
mỹ tại Tòa Bạch Ốc cùng với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và các giới chức
khác.
Trọng tâm của thỏa thuận là lời hứa của Trung Quốc
mua thêm ít nhất 200 tỉ đô la sản phẩm nông nghiệp và những hàng hóa và dịch vụ
trong vòng 2 năm, vượt quá lằn ranh 186 tỉ đô la trong năm 2017.
Thỏa thuận sẽ bao gồm 50 tỉ đô la đơn đặt hàng thêm
đối với những sản phẩm nông nghiệp Mỹ, ông Trump nói và cho biết thêm ông tin
tưởng là nông dân Mỹ sẽ có thể đáp ứng được những đòi hỏi to lớn. Ông cũng cho
biết rằng Trung Quốc sẽ mua thêm từ 40 tỉ đến 50 tỉ đô la dịch vụ của Mỹ, 75 tỉ
đô la nữa về hàng hóa chế tạo và thêm 50 tỉ đô la về những cung ứng năng lượng.
Các giới chức hai nước ca ngợi thỏa thuận là bước
vào một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng không giải quyết nhiều
khác biệt cơ cấu vốn khiến cho chính quyền ông Trump phải khởi động thương chiến.
Những khác biệt này bao gồm tập tục có từ lâu của
Trung Quốc trong việc trợ cấp các công ty quốc doanh và làm thị trường quốc tế
tràn ngập hàng hóa giá rẻ.
Ông Trump từ trước tới nay đã áp dụng chính sách “Nước
Mỹ trên hết” nhằm tái cân bằng mậu dịch toàn cầu có lợi cho các công ty và công
nhân Mỹ. Ông nói Trung Quốc hứa có những hành động để đối đầu với việc đánh cắp
hay hàng hóa giả mạo và rằng thỏa thuận này bao gồm bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu
trí tuệ.
Trước đó, cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow
nói với Fox News là thỏa thuận sẽ tăng thêm 0,5 điểm phần trăm cho tăng trưởng
GDP của Mỹ trong năm 2020 và 2021.
Tuy nhiên một vài nhà phân tích bày tỏ nghi ngờ là
việc này sẽ đưa thương mại Mỹ-Trung vào một quỹ đạo mới.
Thỏa thuận Giai đoạn 1, đạt được vào tháng 12 năm
ngoái, bãi bỏ thuế quan dự trù của Mỹ đánh vào điện thoại di động, đồ chơi và
máy vi tính xách tay và gần một nửa thuế quan 7,5% đánh vào 120 tỉ đô la hàng
hóa khác của Trung Quốc, bao gồm truyền hình phẳng, tai nghe bluetooth và giày
dép.
Tuy nhiên thỏa thuận này sẽ giữ nguyên thuế quan 25%
đánh vào 250 tỉ hàng hóa các loại của Trung Quốc trong đó có hàng công nghiệp
và các bộ phận các nhà sản xuất Mỹ sử dụng.
Tổng thống Trump ca ngợi thỏa thuận Giai đoạn 1 như
là trụ cột trong chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của ông, cho biết ông sẽ đồng
ý bỏ những thuế quan còn lại một khi hai bên thương thuyết về thỏa thuận “Giai
đoạn 2”. Ông nói những cuộc thương thuyết này sẽ sớm bắt đầu.
Ông nói thêm rằng ông sẽ đi thăm Trung Quốc trong một
tương lai không xa.
BÌNH LUẬN :
- Bạn đọc nên so sánh lễ ký kết bất cân xứng giữa một
bên là ông tổng thống cường quốc số 1 thế giới và một bên là một ông phó thủ tướng,
cho thấy là ông Trump đang cầu khẩn Trung Quốc ký thỏa thuận này đến thế nào.
Thật nhục nhã cho người dân Mỹ!
- Bạn đọc
cũng nên so sánh giưa hai bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ :
VOA News
-------------------------------------------
.
BÊN THẮNG CUỘC :
Donald Trump : Nhìn cho kỹ, nghĩ cho cùng, thì tất cả những kế hoạch cho tương lai mà
Donald Trump thực hiện ngay từ ngày đầu sau khi đặt chân vào tòa Bạch Ốc, thì
Donald Trump chỉ nhắm đến một điểm duy nhất: THẮNG CỬ NHIỆM KỲ HAI. Trong chiến
dịch vận động tranh cử cho nhiệm kỳ 2 đó, Trump đã tính toán một cách hết sức
ngoạn mục trong việc kiếm phiếu bằng những “quả lừa” thần kỳ:
1-
Kiếm phiếu qua việc hô hào “Build The Wall” để lấy lòng bọn Da Trắng và một số
bọn Da Màu Kỳ Thị, thì phải nói là khó hơn ông ta dự tính rất nhiều. Cuộc chiến Xây Bức Tường quả là rắc rối và nhiêu khê, vì không dễ tìm đâu
ra tiền để chi cho những khoản kinh phí vô lý đó, nhất là sau khi đã hô hào một
cách xạo láo không thể làm được, Xây Tường và Mễ Trả, ngay cả việc đóng cửa
chính phủ dài kỷ lục, mang tiếng lắm luôn mà vẫn không xong.
2-
Chỉ còn cách kiếm phiếu qua việc hô hào “Cân Bằng Cán Cân Mậu Dịch” với việc
đánh thuế tariffs đến 2 quốc gia trong khối NATO và Trung Quốc. Đây là chiến lược TỰ ĐỐT NHÀ, TỰ CHỮA CHÁY rồi KỂ CÔNG ĐỂ LẤY ĐIỂM.
Không cần nhìn kỹ, người ta cũng có thể thấy được độ trắng trợn của nó. Cái bản
ký kết gần như là nhượng bộ hoàn toàn Phase 1 chẳng hơn được cái gì kia, nó được
chọn đúng vào 2 thời điểm, thứ nhất, đánh lạc hướng vụ Đàn Hặc, thứ hai, xoa dịu
những vết phỏng của bọn dân ngu trong cuộc cháy nhà vừa qua, nhằm kể công để dọn
đường cho cuộc bầu cử sắp tới.
Tập Cận Bình : Mới nhìn, người nông nổi có thể nghĩ rằng, Tập Cận Bình đã thua nặng
trong cuộc thương thảo mậu dịch này của Trump, nhưng nhận xét cho kỹ, thì không
phải thế. Ngay từ đầu, việc xuất cảng thặng dư sang Hoa Kỳ của Trung Quốc, là
con số khổng lồ, gia tăng hàng năm không ngưng nghỉ, đã khiến Trung Quốc tập
trung số lượng phát triển kinh tế chủ yếu nhắm vào và lệ thuộc vào thị trường của
Hoa Kỳ, ở mức tương đối khá cao khoảng 20% tổng sản xuất. Nhờ cuộc chiến này,
Trung Quốc bắt buộc phải mở rộng thị trường trao đổi sang các quốc gia khác để
bù vào lỗ hổng cho tương lai, chuẩn bị khi cuộc chiến thương mại không thể dàn
xếp xảy ra.
Và thực vậy, sự bất quân bằng thương mại với Hoa Kỳ
đang có những dấu hiệu thắt chặt dần qua những con số xuất cảng qua Hoa Kỳ yếu
đi trong 2 tháng vừa qua, mặc dù không nhiều. Cũng nhờ cuộc chiến này, Trung Quốc
đã tạo ra được những mối tương quan khá mật thiết với Argentina, Brazil,
Canada, Mexico và một số các quốc gia nhỏ khác ở Trung và Nam Mỹ. Cũng do bị bắt
buộc phải bành trướng về kinh tế qua các quốc gia khác với cuộc chiến tariffs,
Trung Quốc đã mau mắn gầy dựng nền ngoại giao của họ với các quốc gia này, bên
cạnh đó là việc tạo ảnh hưởng mạnh về Chính Trị và Quân Sự ở ngay sau sân của
Hoa Kỳ.
Chẳng những thế, qua những lần từ chối ký kết trong
suốt 18 tháng qua với Hoa Kỳ, Tập Cận Bình và nhà cầm quyền Bắc Kinh còn tỏ cho
thế giới thấy sự cứng rắn của họ. Khi đọc kỹ những gì ký kết trong cái Phase 1
mà Donald Trump vẫn luôn khoe khoang trong thời gian vừa qua, người ta thấy được
những điều mà Trung Quốc đưa ra để ký kết trong kỳ này, thực sự không có gì mới
mẻ hơn những cái mà họ đã đưa ra hơn 1 năm trước. Việc “khoan hồng nhượng bộ”
chấp nhận để có cái Phase 1 Deal này còn chứng tỏ sự rút lui để giữ được thể diện
trong việc rút quân tháo lui của Donald Trump trong cuộc chiến thương mại. Cái
ký kết Phase 1 Deal này, còn nói lên 2 điểm hết sức quan trọng là, thứ nhất,
Donald Trump KHÔNG HỀ CÓ BẤT KỲ KẾ HOẠCH NÀO trong mọi thứ mà ông ta đưa ra, thứ
hai, tất cả những gì Donald Trump thực hiện, nó đều được thực hiện cho mục đích
kiếm phiếu và cho mục tiêu thắng cử nhiệm kỳ 2, không hơn không kém.
BÊN THUA CUỘC :
Nông Dân Mỹ : Điều này khỏi cần phải kể ra chi tiết dài dòng, ai cũng thấy suốt 2 năm
qua, nông dân Hoa Kỳ là nạn nhân cháy nhà thiệt thòi nhất. Thu nhập của họ bị
thất thoát “khủng”. Hàng tồn kho không xuất cảng được với con số cũng “khủng”.
Mất vĩnh viễn những mối khách hàng từ Trung Quốc cũng “khủng” luôn và nhất là
con số nông dân phá sản trong năm 2019 cũng nằm trong dạng “khủng” chưa từng có
trong lịch sử.
Như tôi đã từng trình bày trước đây, việc CỨU TRỢ 26
TỶ ĐÔ LA BẰNG TIỀN THUẾ của dân do Donald Trump gởi tới để giúp cho giới nông
dân ở Mỹ, cũng lại chỉ là một cách chuyển tiền sang cho giới tài phiệt, nhà
nông trung bình được chỉ hơn 5 ngàn đô mỗi trang trại. Tuy nhiên, những người
thua cuộc nặng nề nhất, thê thảm nhất, phải kể đến là …
Người Việt Cuồng Trump : Lòng tin tuyệt đối vào quả lừa ngoạn mục chính là lòng tin vào cái tin xạo
nhất thế kỷ, ồ không, phải nói là cái tin xạo nhất lịch sử hơn 4 ngàn năm can
trường tiến bước theo cha ông chiến đấu giữ vững lãnh thổ khỏi tay quân giặc
Phương Bắc xâm lược của người dân Việt hiện nay.
Dưng không, họ rủ rê nhau, ĐẶT TRỌN NIỀM TIN vào MỘT
TAY GIAN THƯƠNG DA TRẮNG ẦU Ơ qua cái ảo vọng gần như tuyệt đối rằng: Chỉ có
Donald Trump, chỉ có đảng Cộng Hòa mới có khả năng cứu dân tộc Việt ra khỏi cái
ách 1 ngàn năm nô lệ, qua việc “Đánh Sập Kinh Tế Trung Quốc và Diệt 2 Đảng Cộng
Sản” qua cái thuế tariffs không đủ gãi ghẻ đó.
Dưng không, họ tự ru nhau ngủ qua những lời kêu gọi
thảm thiết: “Người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ nếu không ủng hộ TT Donald
Trump và đảng Cộng Hòa thì đừng bao giờ nói đến chuyện tiêu diệt Cộng Sản và đấu
tranh cho đồng bào Việt Nam.”
Dưng không, họ thi nhau phong cho Donald Trump, một
tay điếm đàng chuyên lường gạt bằng những tước hiệu của Đấng Thiên Sai, của Vị
Cứu Tinh Cho Dân Tộc Việt, của Phù Đổng Thiên Vương phiên bản A Còng. Họ kêu
gào những lời thảm thiết đến rơi nước mắt và đau nhói con tim … Không Có Donald
Trump, Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc, dân Việt sẽ phải nói tiếng
Tàu và con cháu dân Việt mai này sẽ phải đổi họ qua họ của người Tàu. Thấy có
nhảm không cơ chứ?
Qua buổi lễ
ký kết Phase 1 Deal này giữa Donald Trump và phó thủ tướng Liu He của Trung Quốc, Donald Trump chỉ có thể o ép Trung Quốc nhập thêm 100 tỷ đô hàng hóa từ
Hoa Kỳ mỗi năm cho 2 năm tới. Nếu so với con số thâm thủng mậu dịch mỗi năm khoảng
360 tỷ đô trước Donald Trump và đã vọt lên hơn 430 tỷ đô mỗi năm sau Donald
Trump, thì có gì gọi là chiến thắng nhỉ?
À mà cũng phải gởi lời khen đến đại tướng anh dũng
Donald Trump đã mang thêm ít nợ tròng lên cổ thằng dân qua thuế tariffs, cũng
như mang nền kinh tế đang phát triển mạnh như vũ bão của Hoa Kỳ ra cá cược, và
cái kết quả oai hùng, cái chiến thằng vẻ vang là đã khiến cho nền kinh tế của
Hoa Kỳ khựng lại như mấy tháng qua, để đổi lấy Lời Hứa Mua Thêm 100 tỷ đô hàng
từ Hoa Kỳ mỗi năm cho 2 năm tới, thì phải nói là … bó tay chấm com.
Nếu Donald Trump như lời cầu khấn của người Việt Cuồng
Trump, tái đắc cử vào cuối năm nay, đó cũng là thời điểm của cái Phase 2 Deal
đang được ông ta mang ra nhử Tập Cận Bình là sẽ BÃI BỎ MỌI THUẾ TARIFFS TRÊN
HÀNG NHẬP CẢNG ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC …
thì khi nào Trung Quốc mới sập?
và khi nào thì Trung Cộng sập? và khi nào nó sẽ kéo
Việt Cộng sập theo?
Những người Cuồng Trump lại không thấy được là họ đã
mất mát quá nhiều trong suốt 2 năm qua, khi HỌ HẠ GIÁ NHÂN CÁCH, XÓA MẤT NHÂN
PHẨM của mình để CÚI ĐẦU CA TỤNG Donald Trump, cũng như để CHỬI BỚI THÓA MẠ NHỮNG
NGƯỜI CỐ GẮNG GIÚP HỌ SÁNG MẮT RA …
CHƠI BẠO LẤY TIẾNG ... NGU
"Trước đây, các hiệp định thương mại thường được ký bởi các bộ trưởng thương mại chứ không phải là tổng thống. Nhưng khi tổng thống ký hiệp định thương mại, hầu như luôn luôn là cùng với tổng thống của nước khác.
"Trước đây, các hiệp định thương mại thường được ký bởi các bộ trưởng thương mại chứ không phải là tổng thống. Nhưng khi tổng thống ký hiệp định thương mại, hầu như luôn luôn là cùng với tổng thống của nước khác.
Sự bất cân xứng trong việc có Trump bên cạnh một quan chức cấp thấp của một chính phủ nước ngoài, chứ không phải là một nguyên thủ quốc gia, là một sự tương phản kỳ lạ."
Phó
Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ký 'Giai đoạn 1' thỏa
thuận kinh tế và thương mại Mỹ-Trung ngày 15/1/2020.
Nhà Trắng coi đây là khoảnh khắc chiến thắng của Trump, mời hơn 200 người tham dự lễ ký kết ngày 15 tháng 1 tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng và tổ chức một bữa tiệc trưa chính thức trong Phòng ăn Quốc gia để khoản đãi phái đoàn Trung Quốc.
Nhưng với tất cả các nghi lễ hoành tráng, một tên tuổi lớn sẽ vắng mặt: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trump đã bày tỏ công khai về mong muốn ký kết thỏa thuận cùng với người đồng cấp Trung Quốc, và đã có kế hoạch để hai bên thực hiện tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Chile vào tháng 11. Nhưng sau khi việc tồ chức hội nghị thượng đỉnh bị hủy bỏ bởi nước chủ nhà, Trump đã đưa ra ý tưởng tiếp đón Tập ở Iowa - hoặc một địa điểm khác ở vùng trung tâm nông nghiệp Mỹ - để ký kết.
(FB Frank Nguyen)
No comments:
Post a Comment