Trần Giao Thủy
Posted on January 27, 2020
“Chắc chắn, tất cả những người tôi phỏng vấn, những
người đã chiến đấu trong lực lượng của Việt Cộng hay quân đội chính quy Bắc Việt
và thường dân – không ai phủ nhận điều đó đã xảy ra. Điểm tranh cãi duy nhất dường
như chỉ ở chỗ có bao nhiêu người đã bị giết.”
Mark
Bowden
Australian War Memorial
Tại một địa điểm xảy
ra vụ Việt Cộng thảm sát dọc theo Lạch Đá Mài phía nam Huế trong cuộc Tổng tấn
công Tết Mậu Thân năm 1968, các tình nguyện viên dân sự và quân nhân của Quân đội
Việt Nam Cộng hòa (ARVN) đặt xương sọ trên một đống bao bột đựng xương của các
nạn nhân của vụ giết người hàng loạt mà họ đã tìm được. Họ đã chất đầy các bao
tải với các hài cốt khác. Các nạn nhân, hầu hết là người Thiên Chúa giáo, có tổng
cộng khoảng 428 người và bao gồm giáo sĩ, nhân viên cao cấp trong chính phủ,
bác sĩ, giáo viên, các chuyên gia khác và bất kỳ ai khác đồng cảm với chính phủ
Việt Nam Cộng hòa và những người ủng hộ Mỹ. Việt Cộng bao vay, đưa và giam họ
trong nhà thờ Phú Cam ở Huế trước khi dẫn họ ra khỏi thành phố vào đầu tháng 2
năm 1968 và bắn chết họ dọc theo bờ sông. Theo thông tin do những đào binh Việt
Cộng cung cấp, Trung đoàn Bộ binh 1/502 của Hoa Kỳ, Sư đoàn Bộ binh 101 (Không
vận), tìm thấy hài cốt của nạn nhân vào ngày 19 tháng 9 năm 1969. Hài cốt và
các đồ dùng cá nhân tìm thấy ở địa điểm này sẽ cho phép người thân nhận dạng và
an táng nạn nhân. Nguồn:
Nguyen, Huu Hien, Vietnam: Thua Tien Province, Hue, Nam Hoa District, 23
February 1969
“Ông Tướng giết Việt Cộng. Tôi giết ông Tướng bằng
máy ảnh của tôi… Ảnh là vũ khí mạnh nhất thế giới. Người đọc tin vào ảnh, nhưng
ảnh cũng gian dối, ngay cả khi không bị cạo sửa.” (Time Magazine, 24/06/2001 )
“Ảnh, chỉ là nửa sự thật, chỉ thấy một chiều.” (NPR)
Eddie
Adams
Eddie Adams (June
12, 1933 – September 18, 2004), 1992. Nguồn: Harry Cabluck / Associated
Press
Australian War Memorial
Một thường dân Việt
Nam và một quân nhân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (ARVN) đặt thêm vào một bộ
sưu tập khổng lồ sọ và xương người đã chết đặt trên một chiếc bàn dài và băng
ghế thắp nến. Đây là những bộ xương của nạn nhân trong một vụ thảm sát do Việt Cộng
thực hiện trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Trong khi đó Gareth
Porter nói, Làm gì có thảm sát Cải Cách Ruộng Đất; Làm gì có Thảm sát Tết
Mậu Thân! Nguồn: Nguyen, Huu Hien, Vietnam: Thua Tien Province, Hue,
Nam Hoa District, 23 February 1969
“One time I learned that the
city of Ben Tre, a city of three hundred thousand people, was bombarded by
American… And the city was destroyed.”
A Public Talk by Thich
Nhat Hanh at the Riverside Church, New York – September 25th, 2001
Một người lính Nam
Việt Nam đã lái xe đạp gần nhà chợ bị phá hủy ở thị xã Bến Tre (Kiên Hòa),
trong cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân, tháng 2 năm 1968. Nguồn: AFP
“When the village of Ben Tre in
Vietnam was bombed and 300,000 homes were destroyed,…”
“Calming the
Fearful Mind”, Easyread Edition By Thich Nhat Hanh.
Đầu tháng Hai, 2018 Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đọc
cho con gái chép bài “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” gởi
lên mạng Internet.
Còn Thích Nhất Hạnh, ai sẽ là người ghi lại lời sám
hối, lời xin lỗi cho ông? Sư cô Chân Không hay một đệ tử nào khác ở Làng Hồng,
Làng Mai trên thế giới?
Và cũng có thể sự thật về câu chuyện Tết Mậu Thân ở
Bến Tre sẽ bị quét dấu đi thật kỹ như chính quyền hiện tại trong nước đang làm
với cuộc thảm sát trong cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân.
Theo
Kinh Pháp Cú, câu 306, Đức Phật dậy,
“Thường nói lời
vọng ngữ thì sa đọa; có làm mà nói không, người tạo hai nghiệp ấy, chết cũng đọa
địa ngục.”
(According to the Dhammapada Sutra, verse 306, the Buddha taught: “The speaker of untruth goes down; also he who denies what he has done, both sinned against truth. After death they go together to hells.”[1])
(According to the Dhammapada Sutra, verse 306, the Buddha taught: “The speaker of untruth goes down; also he who denies what he has done, both sinned against truth. After death they go together to hells.”[1])
Dhammapada Sutra, verse 306
DCVOnline | eBook
“Tết Mậu Thân” là eBook gồm hai phần “Tết Mậu Thân –
Bốn mươi năm sau (1968–2008)” và “Tết Mậu Thân – Năm mươi năm sau (1968–2018)”
của tác giả Trần Giao Thủy viết vào năm 2008 và 2018. “Bốn mươi năm sau
(1968-2008)” đăng lần đầu trên Tạp chí Truyền Thông Communications, Số 26, 27,
Đông-Xuân 2008, trang 85-106 và đăng trên DCVOnline ngày 15/03/2008. “Năm
mươi năm sau (1968–2018)” đăng lần đầu trên DCVOnline ngày 18/02/2018.
Bản
điện tử do DCVOnline.net hiệu đính, trình bày (copyediting).
MỤC
LỤC
·
Thắp nén hương cho Huế
·
Giới truyền thông – những hình ảnh, thông tin không
trung thực
·
The Big Story
·
Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và đồng minh
·
Huế – Mậu
Thân
·
Vài trong nhiều nhận thức sai về biến cố Mậu
Thân
·
Bốn mươi năm sau, có gì mới?
·
Báo chí thế giới 40 năm sau “Tet Offensive”
·
Một phân tích mới về quyết định “Tổng công kích, Tổng
khởi nghĩa”
·
Nhìn về tương
lai
·
Từ Hoàng Phủ Ngọc Tường “ở Huế” Tết Mậu Thân đến
Thích Nhất Hạnh với Thị xã
·
Bến Tre với 300.000 người rồi 300.000 gia
đình
·
Đến nay, Bến Tre 2018 vẫn không phải là thị xã có
300.000 người hay 300.000 gia đình
·
Bùi
Tín
·
Tại sao Cộng sản Việt Nam không nói đến Tết Mậu Thân
1968
·
Bennett
Murray
·
DCVOnline | eBook
·
Phụ đính A
·
Danh sách thường dân bị cộng sản tàn sát trong dịp
“Tết Mậu Thân” ở thành phố Huế và tỉnh Thừa thiên
DCVOnline | eBook
No comments:
Post a Comment