Thứ Hai, 01/27/2020 - 06:21 — Gió Bấc
Đến nay dịch viêm phổi cấp virus corona ở Trung Quốc
đã bùng phát đến mức được đánh giá là nghiêm trọng. Thế nhưng Việt Nam có 7 tỉnh
biên giới với Trung Quốc, lượng du khách và kiều dân Trung Quốc rất đông, trong
đó có 2 người xác định là mắc bệnh các biện pháp phòng chống dịch còn quá lỏng
lẻo, hình thức, thụ động và cả nể một cách yếu hèn trong việc kiểm soát ngăn chặn
làn sóng người Trung Quốc.
Sự kiện tắc trách không thể chấp nhận được là ngày
22-1-2020, khi chính phủ Trung Quốc đã công bố quyết định đóng cửa TP Vũ Hán
thì Đà Nẵng thản nhiên tiếp nhận 218 du khách Vũ Hán và đoàn khách này tiếp tục
tư do đi vào Nha Trang. Đến ngày 27-1 vẫn còn một số trong những người này vẫn
còn đang ở tại Việt Nam. Sai sót này đã hàm chứa nhiều nguy cơ rủi ro về sự lan
nhiểm corona khó có thể kiểm soát được.
Trưa ngày 27-1 có thông tin chính thức Tối 27-1 sẽ
có một chuyến bay đặc biệt đưa những vị khách cuối cùng trong đoàn 218 du khách
từ "tâm dịch" Vũ Hán đến Đà Nẵng trong ngày 22-1 về nước. Máy bay đưa
toàn bộ du khách đến Vũ Hán, sau đó phun thuốc chống dịch rồi quay về Việt Nam
(1). Trong điều kiện TP Vũ Hán bị đóng cửa và được đánh giá là bất lực trong
phòng chống dịch thì việc cho máy bay Việt Nam đáp thẳng vào Vũ Hán là hành vi
dũng cảm đầy tình hữu nghị với nước bạn nhưng tiềm ẩn thêm nhiều nguy cơ với
người Việt Nam
Kiểm tra thân nhiệt chỉ là hình thức
Những biện pháp kiểm soát dịch của Việt Nam đã và
đang áp dụng chỉ đơn giản là kiểm tra thân nhiệt của du khách ở các sân bay, cửa
khẩu. Nhưng giải pháp này chừng như chỉ mang tính hình thức, đối phó vì với những
người dã nhiểm virus corona mà chưa phát bệnh và thậm chí một số trường hợp đã
phát bệnh nhưng thân nhiệt vẫn bình thường. Một nghiên cứu của tổ chức y tế
HongKong phát hiện rằng người mang virus Vũ Hán có thể không có triệu chứng
(2).
Trường hợp người đàn ông từ Vũ Hán vào Đà Năng, Cam
Ranh rồi xuống đến tận Long An thăm con, cả hai cha con cùng phát bệnh cho thấy
rõ điều này.
Ngay với hai trường hợp đã xác định là đã mắc bệnh
này các cơ quan chức năng không trực tiếp điều tra dịch tể học hai bệnh nhân
trong các mồi quan hệ, tiếp xúc trước đó để thực hiện cách ly những người có
nguy cơ lây nhiểm. Không công bố hình ảnh hai bệnh nhân để người từng tiếp xúc
có thể nhận dạng tự mình có ý thức cách ly bảo vệ người thân và tránh lây lan
cho cộng đồng mà chỉ công bố, khuyến cáo chung chung những người cùng di trên
chuyến tàu toa tàu với ngươi bệnh.
Dư luận đòi cấm, chính quyền làm lơ
Trước nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp lỏng lẻo của
cơ quan chức năng, dư luận Việt Nam không chỉ trên mạng xã hội mà ngay báo chí
chinh thông đã sớm đặt vấn đề đòi hỏi phải có biện pháp triệt để hơn. “Với Việt
Nam, có 7 tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, với hàng trăm cửa khẩu giao
thương. Dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn ra phức tạp trong thời điểm cả hai quốc
gia Việt - Trung đều đang nghỉ Tết, nên việc đi lại của người dân, đặc biệt du
khách Trung Quốc du lịch Việt Nam rất nhiều. Nên chăng, cơ quan chức năng cân
nhắc việc đóng cửa tạm thời biên giới giữa hai nước để phòng dịch?” (2)
Tuy nhiên, câu trả lời của cơ quan chức năng là im lặng.
Ngược lại trên báo chí truyền thông lề phải tràn ngập những thông tin lạc quan
mang tính trấn an dư luận: “Bé gái người Trung Quốc nhập viện Nhi Đồng 2, âm
tính với virus corona”, “12 người điều trị cách ly tại Đà Nẵng không có dấu hiệu
viêm phổi”, “chưa có người Việt nào bị nhiểm Corona”…. tạo ra một bức tranh màu
hổng tươi đẹp trong khi thực chất là đã phát hiện có ít nhất hai người phát bệnh
tại Việt Nam được phát hiện quản lý rất chậm nguy cơ phát tán, gây dịch là rất
cao.
Tệ hại hơn nữa, trên mạng xã hội, lực lượng dư luận
viên một lần nữa lại tham gia vào tội ác ru ngủ làm lệch lạc nhận thức người
dân đưa thông tin bình luận theo quan điểm tuyên giáo để phản bác các thông tin
cảnh báo của người có hiểu biết và quan tâm có trách nhiệm với việc phòng chống
dịch.
Dân chủ động ngăn, chính quyền lại tháo
Đặc biệt là chiều mùng 2 Tết, ông Phạm Thanh – chủ
khách sạn Đà Nẵng trên đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà) đã dán bảng thông báo
không nhận khách Trung Quốc lưu trú bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc và tiếng
Anh với nội dung: “Khách sạn chúng tôi xin phép không đón tiếp quý khách đến từ
Trung Quốc trong thời gian này vì lý do đất nước bạn đang có dịch bệnh corona
đang lây lan, truyền bệnh. Khi nào chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách, chúng
tôi sẽ thông báo. Chân thành xin lỗi vì sự bất tiện này”.
Khách sạn này đã hoàn tiền và từ chối hợp đồng nhận
khách của một đoàn Trung Quốc đặt phòng từ vài tháng trước. Nhiều khách Trung
Quốc đến đặt phòng cũng bị từ chối.
Việc này nhằm đảm bảo cho nhân viên và khách hàng
khác lưu trú tại khách sạn được an toàn, khách sạn chấp nhận bị thiệt hại về
kinh tế. Tuy nhiên tối 24/1, có người đến tự xưng là Sở Du lịch cùng 5, 6
công an yêu cầu nhân viên lễ tân khách sạn gỡ thông báo,
Theo ông Thanh, hiện nay khách sạn vẫn tiếp tục đặt
lại bảng thông báo. Đồng thời giữ nguyên quyết định không nhận khách đến từ
Trung Quốc trong giai đoạn này, để đảm bảo an toàn.
GĐ Sở Du lịch Trương Thị Hồng Hạnh xác nhận, đơn vị
có đến làm việc với khách sạn và đề nghị cất bảng thông báo vào trong. Bà Hạnh
chống chế cho rằng: “Việc phòng dịch bệnh là điều tốt nhưng không nên vì vậy mà
làm những việc ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến trong mắt du khách. Nhiều
người sẽ nghĩ lúc cần thì chúng ta mời gọi họ, còn lúc không cần thì từ chối.
Sẽ có nhiều cách để từ chối khách ví dụ như thông
báo hết phòng…chứ không nên công khai thế sẽ ảnh hưởng đến điểm đến, có hành vi
không đẹp. Sở chỉ muốn trao đổi và tìm cách làm tốt nhất cho các bên chứ không
hề có động thái bắt buộc...", bà Hạnh thông tin (4)
Tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm phòng chống
dịch của ông Thanh không chạy theo lợi nhuận lẽ ra phải được biểu dương nhân rộng
trong cộng đồng lại bị áp chế bởi chính quyền.
Cách nghĩ và ứng xử của giám đốc Sở Du Lịch Đà Nẵng
quả là điển hình của tinh thần khiếp nhược hèn với giặc, ác với dân.
Chính phủ bàn theo thông tin bưng bít của Trung Quốc.
Thực trạng Việt Nam có 7 tỉnh biên giới chung với
Trung Quốc có nhiều cửa khẩu chính ngạch và tiểu ngạch hàng ngày có hàng vạn
người Trung Quốc và Việt Nam qua lai với nhau việc kiểm soát dịch bệnh ở tuyến
này như thế nào không thấy thông tin. Ngoài ra hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc
đầu tư rải rách khắp toàn lãnh thổ Việt Nam, vào dịp tết sẽ có rất nhiều lao động
Trung Quốc vê quê ăn tết quay lai Việt Nam. Hiện nay, dịch đã bùng phát khắp
trung quốc nhưng giải pháp với các lao động này như thế nào cũng chưa được các
cơ quan chức năng công bố.
Hữu nghị giúp đỡ đón đưa người Trung Quốc vùng dịch
bệnh đi du lịch khắp thành phố lơn Việt Nam. Ơ hờ trước tính mạng, sức khỏe người
dân, chính quyền còn ra mặt đàn áp đe dọa những người đưa thông thin báo động về
dịch bệnh trên mạng internet.
Ở cấp độ cao hơn là chính phủ, tinh thần, biện pháp
phòng chống dịch cũng rất ơ hờ, thụ động và thiếu trách nhiệm
Chiều mùng 2 Tết (26/1), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ
Đức Đam chủ trì cuộc họp khẩn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh nguy
hiểm, mới nổi để tiếp tục triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ Y tế cập nhật, Trung Quốc hiện đã ghi nhận hơn
2.000 ca mắc viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), 56 trường hợp
đã tử vong. Dịch bệnh này đã lây lan ra 12 quốc gia. Tỷ lệ tử vong do mắc
nCoV từ 3-4%
Tại cuộc họp, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại
Việt Nam cho biết, với diễn biến của dịch nCoV hiện chưa có cơ sở để đưa ra
khuyến nghị các quốc gia đóng cửa biên giới cũng như chưa đến mức hạn chế đi lại,
giao thương quốc tế.
WHO cho biết, bước đầu ghi nhận, mỗi bệnh nhân mắc
nCoV có thể lây bệnh cho 2 người, tỷ lệ tử vong từ 3-4% và tỷ lệ bệnh nhân nặng
là 20%. Khoảng cách có thể lây nhiễm virus tiếp xúc gần với bệnh nhân là dưới 1
mét.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, dù diễn
biến của dịch nCoV đang rất phức tạp nhưng đến thời điểm này có thể nói nước ta
vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh lây
lan ra cộng đồng là khá cao và việc chủ động ứng phó ở mức cao nhất. Bộ Y tế đề
nghị Tổng cục Du lịch khuyến cáo hạn chế tối đa việc tổ chức tour du lịch đến
Trung Quốc vào thời điểm này.
Giải pháp chung chung, mở ngỏ cho dân Trung Quốc tràn vô
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Không
vì bất kỳ một lý do nào kể cả về kinh tế mà để ảnh hưởng đến công tác chống dịch”.
Đồng thời, yêu cầu các bộ ngành chức năng và các địa phương trên cả nước cần
vào cuộc tích cực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.
Thông tin trên cho thấy nội dung cuộc họp có rất nhiều
bất cập. Nó dựa trên nền của thông tin bưng bít do chính quyền Trung Quốc công
bố, mức độ nghiêm trọng về quy mô dịch, mức độ thiệt hại thấp hơn nhiều lần so
với thực tế. Ngay báo chí lề phải dù đã bị cấm cản rất nhiều vận lọt ra những
thông tin nguy cấp về dịch bệnh ở Trung Quốc. Một nữ y tá ở Vũ Hán tố giác rằng
số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc là gần 90.000, gấp nhiều lần so với gần
2.100 ca mà giới chức nước này thông báo. (6)
Cứ cho rằng tỉ lệ tử vong của corona là 3% đến 4%
như WHO công bố nhưng với tốc độ lây lan nhanh chỉ trong thời gian ngắn Vũ Hán
đã có đến 90.000 người bệnh thì hiện nay tại Vũ Hán phải có đến trên 4000 người
chết. Con số này đang tiếp tục tăng thêm thì con số tử vong cuối cùng sẽ là bao
nhiêu? Mức độ tác hại của bệnh dịch sẽ như thế nào?
Xem nhẹ bối cảnh dịch bệnh tại Trung Quốc, không thừa
nhận tình trạng dịch bùng phát trên cả nước, Bộ Chính Trị Trung Quốc đã đánh
giá dịch bệnh là nghiêm trọng, cuộc họp của chính phủ Việt Nam cũng không hề
lưu tâm đến tình hình phức tạp việc qua lại biên giới của người Trung Quốc trước
các chính sách mở cửa biên rơi Việt Nam. Chỉ riêng tình Quảng Ninh đã có 6.700
du khách Trung Quốc đã đến du xuân 3 ngày Tết. (7) khắp 7 tỉnh biên giới số lượng
du khách là bao nhiêu, được quản lý kiểm soát dịch ra sao? Có nên tiếp tục mở cửa
đón nhận người Trung Quốc tràn sang Việt Nam trú bệnh hay không đã không được đề
cập đến.
Phải cấm xuất nhập cảnh Việt Nam- Trung Quốc
Ngày 27-1, ông Tô Bá Hiếu, Phó chủ tịch Hiệp hội du
lịch thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thông tin, do dịch viêm phổi cấp đang lan truyền,
nên ngành du lịch Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, vừa phát đi thông
báo gửi đến các công ty du lịch Việt Nam, đề nghị tạm ngừng xuất nhập cảnh
khách du lịch tại cửa khẩu Hà Khẩu - tỉnh Vân Nam. (8) Nhưng còn các tỉnh khác
thì sao? Chính phủ Việt Nam hoàn toàn thúc thủ.
Số lượng lao động, doanh nhân Trung Quốc quay lại Việt
Nam là bao nhiêu? Sẽ ứng xử với các đối tượng này ra sao khi thực tế họ là những
ngươi từ vùng dịch?
Rõ là ở đây, chủ quyền quốc gia và tính mạng, sức khỏe
của người dân đã hoàn toàn bị buông lơi. Việc chống dịch chỉ có những lời nói
trống rỗng mà không có biện pháp, cụ thể, hay những quyết sách chiến lược.
Để bảo đàm phòng chống dịch lây lan từ Trung Quốc
sang Việt Nam như đã từng xảy ra với những lần trước đây như cúm lợn, Sash, người
dân yêu cầu chính quyền phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp là
Ngừng tiếp nhận công dân Trung Quốc sang Việt Nam dù
là du lich, lao động, nghiên cứu học tập đồng thời nghiêm cấm người Việt sang
Trung Quốc.
Bộ Y tế, cần có cổng thông tin điện tử thông tin cập
nhật diễn biến dịch, các biện pháp phòng ngửa đối phó với dịch, thông tin phải
được cập nhật trong từng giờ. Các cơ quan truyền thông cũng cần có chuyên mục
thông tin về dịch với các nội dung tương tự.
Trong điều kiện hệ thống y tế quá yếu kém luôn quá
tãi hiện nay, cần thiết phải có sự chuẩn bị chiến lược về thiết bị, dược liệu,
cơ sở điều trị dự phòng khi có dịch.
Điều cần thiết nhất là cán bộ, từ cấp cơ sở đến vĩ
mô cần có trách nhiệm với sinh mạng người dân hãy tháo gỡ sự đớn hèn phụ thuôc
16 chữ vàng trong ứng xử phòng chống dịch. Virus corona không phải là đảng viên
ngoan ngoãn tuân theo các nghị quyết hoặc lời tuyên truyền ma mị.
-------------------
.
27/01/2020
(AFP 27/01/2020) Mông Cổ vốn có đường biên giới trên bộ
với Trung Quốc dài đến 4.600 km, đã quyết định đóng các cửa khẩu để tránh bị
lây nhiễm virus corona.
Mông Cổ trở thành nước láng giềng đầu tiên đóng cửa
biên giới với Trung Quốc, cho dù đường sắt và hàng không vẫn hoạt động.
Ngoài ra phó thủ tướng Mông Cổ Enkhtuvishin
Ulziisaikhan hôm Chủ nhật 26/1 còn loan báo đóng các trường trung tiểu học và đại
học cho đến ngày 2/3.
Dịch corona đã lan đến 13 nước. Hiện nay Mông Cổ
chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm dịch virus viêm phổi lạ đã khiến
2.700 người bị bệnh tại Trung Quốc trong đó 80 người đã tử vong.
Tuy nhiên thủ tướng Mông Cổ cho biết đã có quyết định
như trên sau khi xuất hiện ca đầu tiên ở Nội Mông, vùng đất thuộc Trung Quốc
giáp giới với Mông Cổ. Ông nói thêm các cuộc tụ họp nơi công cộng cũng bị cấm,
các cuộc thi đấu thể thao bị hủy bỏ.
-------------------------
XEM THÊM
No comments:
Post a Comment