Monday, January 6, 2020

MỸ ĐÃ THÀNH CÔNG Ở VIỆT NAM & THẤT BẠI Ở IRAQ (Jackhammer Nguyễn)





NỘI DUNG :

Jackhammer Nguyễn
.

==============================================
.
Jackhammer Nguyễn
06/01/2020

Quốc hội Iraq đồng thuận bỏ phiếu yêu cầu Mỹ rút toàn bộ 5000 quân trên đất Iraq. Đây là diễn biến mới nhất của những ngày đầu năm 2020 đầy sôi động tại vùng Trung Đông.

Thoạt tiên là vụ pháo kích giết chết một nhân viên dân sự Mỹ trong một đồn binh Iraq. Mỹ trả đũa bằng một đợt không kích giết chết nhiều tay súng dân quân phái Shiite đa số tại Iraq. Dân quân Shiite bèn tấn công Tòa Đại sứ Mỹ, mặc dù có kềm chế không đi vào tòa nhà chính. Mỹ dùng máy bay tàng hình hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani, người chỉ huy những hoạt động quân sự bên ngoài Iran của Tehran.

Đám tang tướng Qassem Soleimani và những người khác bị Mỹ tấn công và giết chết. Ảnh: Mohammad Hossein Thaghi/Tasnim News Agency via AP

Như vậy là 17 năm sau khi đổ bộ vào Iraq, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein, dựng nên một chính phủ theo mô hình dân chủ phương Tây, Mỹ bị chính chính phủ đó yêu cầu rút quân. Nhưng việc rút quân đó không hẳn là một thất bại lớn nhất của người Mỹ tại vùng Lưỡng Hà và Iran giàu có này, thất bại lớn nhất là hình ảnh dân chủ Mỹ thất bại hoàn toàn ở đây.

Iraq hiện vẫn đang trên bờ vực nội chiến, với các thế lực thần quyền chực chờ ngóc đầu dậy, những tranh chấp mang tính bộ lạc đang diễn ra.

Iran vốn là một quốc gia Hồi giáo cởi mở bậc nhất thế giới Hồi giáo. Sau một thời gian khắc nghiệt của cách mạng Hồi giáo, một tầng lớp lãnh đạo mới khá ôn hòa đang nắm quyền, và đã có một lực lượng dân chủ đang lớn dần đối lập với tầng lớp tăng lữ bảo thủ. Iran cũng đã từng hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến tranh tiêu diệt nhà nước khủng bố ISIS.

Những diễn biến mới làm tăng vai trò của tầng lớp thủ cựu và cứng rắn trong xã hội Iran chống lại phương Tây.

Sau khi nước Mỹ dưới quyền Donald Trump, năm ngoái đã đơn phương rút khỏi “thỏa thuận hạt nhân 2015”, gia tăng cấm vận lên Tehran, tướng Soleimani đã làm mọi cách để trục xuất người Mỹ ra khỏi vùng Lưỡng Hà. Trớ trêu là ông ta không làm được điều đó, mà cái chết của ông ta đã làm được điều đó.

So sánh với cuộc chiến Việt Nam, nơi Mỹ cũng rút quân sau tám năm tham chiến (1965-1973), Mỹ đã thành công hơn nhiều ở Việt Nam, và thất bại đối với Iraq và Iran.

Trước hết, Mỹ đã chủ động rút ra khỏi Việt Nam theo những bước đi của bàn cờ lớn chống chủ nghĩa Cộng sản thế giới, một khi đã thỏa thuận được với Bắc Kinh, thì họ không còn cần Nam Việt Nam như một tiền đồn nữa.

Tại Trung Đông, quyết định của Quốc hội Iraq như một đòn bất ngờ, mặt dù hợp lý, đối với người Mỹ. Donald Trump chỉ còn cách nói rằng Iraq phải trả tiền những căn cứ quân sự mà Mỹ đã xây tại đây thì mới rút.

Liệu Donald Trump có nghĩ rằng mình không còn cần ảnh hưởng ở Lưỡng Hà và Iran, như năm 1973 họ không cần Nam Việt Nam? Ở đó đã có người Nga và có thể cả người Trung Quốc?

Vào năm 2014, 39 năm sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, thăm dò của viện Pew cho thấy, trong tất cả các dân tộc Đông Nam Á, trừ Philippines, người Việt có cái nhìn thiện cảm nhất với nước Mỹ (76%). Trên toàn châu Á, cái nhìn tích cực của người Việt đối với nước Mỹ đứng hàng thứ tư. Và sự thiện cảm này đang gia tăng dù đó là nước Mỹ thời Obama, hay nước Mỹ thời Trump.

Sự can thiệp của người Mỹ đã để lại cho người Việt Nam không những một miền Nam Việt Nam những cơ sở và tinh thần của kinh tế thị trường, mà cả những giá trị dân chủ, vẫn sống còn sau mấy chục năm toàn trị của cộng sản, và vẫn đang có cơ hội phát triển một xã hội dân sự, lan rộng ra trên cả nước.

Sự can thiệp của người Mỹ đã thay thế một chế độ độc tài bằng một cuộc tranh chấp có tinh thần bộ lạc tại đồng bằng Lưỡng Hà, biến một dân tộc Iran vốn có thiện cảm với mình thành thù nghịch.

Liệu những người Iraq và Iran trong 30 năm tới sẽ có cái nhìn thiện cảm với người Mỹ như người Việt hiện nay?

Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco

------------------------------------------------------------
.
06/01/2020

Đó là ngày 31 tháng 12, ngày cuối cùng của năm 2019, April Shumard – vợ một người lính của Sư đoàn Dù 82 – nhận được tin nhắn từ chồng, rằng anh phải trình diện đơn vị và không rõ lệnh triệu tập này có phải là một yêu cầu nhằm huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hay không?

Vào thời điểm ấy, chồng của Chumard đang ở nhà với năm đứa trẻ, cô thì đang đi làm... Chồng của Shumard nhập ngũ năm 2010 và được chỉ định phục vụ tại một đơn vị phản ứng nhanh của quân đội Mỹ. Anh đã được điều động đến Afghanistan hai lần. Shumard kể với AP rằng, hai lần ấy, chồng cô được thông báo trước để cả gia đình chuẩn bị (1)…

Lần này thì khác, Chumard không kịp gặp chồng. Tin nhắn tiếp theo, chồng của cô cho biết anh sẽ lên đường luôn mà không về nhà. Ở Fayetteville – một thành phố thuộc tiểu bang North Carolina và một số thành phố nằm bên cạnh Fort Bragg (“nhà” của Sư đoàn Dù 82 và các đơn vị thuộc lực lượng đặc biêt của lục quân Mỹ) hiện có vài ngàn gia đình đang hụt hẫng vì thân nhân (chồng, cha) bị điều động một cách hết sức đột ngột như gia đình Shumard… Sau khi cấp tốc đưa một tiểu đoàn (quân số khoảng 700) sang Trung Đông, Sư đoàn Dù 82 vừa điều động thêm một lữ đoàn cơ động (quân số khoảng 3.500) sang Trung Đông.

Trung tá Mike Burns, Phát ngôn viên của Sư đoàn Dù 82, bảo với AP rằng, Lữ đoàn Dù vừa lên đường cũng thuộc Lực lượng Phản ứng nhanh. Trước giờ họ đã được tập luyện kỹ lưỡng để có thể từ Fort Bragg đến bất kỳ đâu trên thế giới cùng với quân cụ, quân xa,… để tham chiến trong vòng một ngày.

Chẳng phải chỉ có các gia đình quân nhân cư trú trong hoặc quanh Fort Bragg hụt hẫng, nhiều gia đình khác cũng đang hụt hẫng như vậy. Bà Staci Yanta ở Texas, mẹ của Colton Yanta, nghẹn ngào xác nhận với phóng viên truyền hình kênh ABC 11: Vâng! Thằng bé con tôi cũng vừa lên đường sang Trung Đông (2)!

Colton Yanta tốt nghiệp trung học năm 2018 rồi tình nguyện nhập ngũ. Sau khi rời quân trường, cậu được chỉ định về phục vụ tại Sư đoàn Dù 82. Từ ngày nhập ngũ đến nay, Colton chưa được về thăm nhà. Cậu báo với cha mẹ sẽ lấy phép để về thăm họ vào dịp Giáng sinh nhưng giờ chót, cậu chỉ báo rằng cậu không thể!...

Qua ABC 11, Staci xin mọi người cầu nguyện không chỉ cho con trai của bà mà cầu nguyện cho tất cả những người lính nam cũng như nữ đang bảo vệ nước Mỹ, những người đã và đang sẵn sàng hi sinh... Không chỉ hàng ngàn mà có thể sẽ là hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người thắc thỏm khi thân nhân (chồng, vợ, cha, con, anh chị em) của họ đang hiện diện hoặc sắp phải lên đường ra tuyến đầu…

***
Tình hình Trung Đông vốn đã nóng sau khi các căn cứ nơi quân đội Mỹ và đồng minh đang trú đóng để huấn luyện cho quân đội Iraq chống ISIS bị pháo kích, Lãnh sự quán Iran ở Iraq bị đốt, Đại sứ quán Mỹ ở Iraq bị tấn công, nơi ẩn náu của nhóm dân quân thân Iran bị không kích, giờ còn nóng hơn sau khi Qasem Soleimani bị giết.

Iran thề sẽ trả thù, Mỹ cảnh cáo sẽ đáp trả mạnh mẽ và lập tức triển khai lục quân như một bằng chứng nhằm răn đe. Không chỉ có lính Dù được vận chuyển đến Trung Đông, tin mới nhất cho biết, một đại đội của Trung đoàn 75 Biệt động quân Mỹ (Army Rangers) cũng đã đến Trung Đông (3).

Trước nay, Biệt động quân Mỹ thường song hành với lính Dù Mỹ. Ngoài đột kích để phá hoại, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, kể cả yếu nhân của đối phương, Biệt động quân Mỹ còn là lực lượng chuyên chiếm các phi trường, dọn bãi cho các đơn vị nhảy dù đổ cả lính lẫn các trang, thiết bị cần thiết cho một cuộc tấn công trên diện rộng…

Iran vừa chính thức vứt bỏ cả Thỏa thuận Khung về Chương trình hạt nhân từng ký với năm quốc gia là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc) và Đức lẫn Kế hoạch Hành động chung toàn diện có thêm sự tham gia của châu Âu (Joint Comprehensive Plan of Action - JCPOA) hồi 2015. Tuy sau này (2018) không còn sự ủng hộ của Mỹ song nỗ lực của các bên còn lại nhằm hối thúc Iran thiết kế lại, giảm và chuyển đổi các cơ sở hạt nhân,… đã thành công cốc (4)!

Quốc hội Iraq vừa thông qua một Nghị quyết yêu cầu chính phủ Iraq hủy bỏ đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ Iraq chống lại ISIS và chấm dứt sự hiện diện của quân đội ngoại quốc ở Iraq, không cho quân đội của bất kỳ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ, lãnh hải, không phận của Iraq vì bất kỳ lý do gì.

NATO vốn đã cùng Mỹ ngưng tất cả các hoạt động huấn luyện quân đội Iraq sau khi Qasem Soleimani bị giết đã quyết định thảo luận khẩn cấp về tình hình Iraq ngay trong ngày 6 tháng 1. Tổng thống Mỹ thì tuyên bố, nếu chính phủ Iraq yêu cầu quân đội Mỹ và đồng minh rút khỏi Iraq, Iraq sẽ đối diện với lệnh cấm vận chưa từng có!

Trung Đông lại hỗn loạn. Hòa bình lại cận kề bên bờ vực thẳm chiến tranh. Một cuộc chiến tại Trung Đông không chỉ khiến Mỹ chật vật hơn trong bối cảnh châu Âu đang bất an vì tham vọng của Nga, châu Á đang hết sức căng thẳng vì Trung Quốc càng ngày càng tăng động, chiến tranh tại Trung Đông cũng sẽ làm kinh tế thế giới lao đao.

-------------------------

Chú thích








No comments: