NỘI DUNG :
.
.
=======================================
.
Thứ Sáu, 01/17/2020 - 11:04 — nguyenlanthang
Tôi có một cô em, quen thân từ hồi Công Hùng - hiệp
sĩ công nghệ thông tin còn sống. Hồi đó lão Gió còn ở nhà, hay kéo tôi về Linh
Đàm chơi với Công Hùng và đám đệ tử lít nhít ở đó. Cô bé này là tình nguyện
viên, chuyên giúp đỡ cho nhóm Nghị Lực Sống. Anh em chúng tôi gặp nhau lúc ấy
cũng rất vui vẻ. Chủ yếu gắn bó với nhau là vì cái tình, cái nghĩa với các bạn
bị khuyết tật ở đây.
Bẵng đi lâu rồi không liên lạc, hôm nay tự dưng tôi
bị cô ấy nhắn tin "mắng" cho một trận. Số là ngày hôm nay xảy ra một
vụ việc liên quan đến Đồng Tâm. Một tài khoản mang tên chị Nguyễn Thuý Hạnh mở ở
VCB đã bị phong toả khi nhận hơn 500 triệu từ 700 người khắp cả nước để gửi
phúng viếng ông Lê Đình Kình. Ngân hàng VCB ngoài việc thông báo tài khoản bị
khoá do yêu cầu của "cơ quan chức năng" đã không đưa ra bất cứ giấy tờ
gì thể hiện tính hợp pháp của quyết định này. Sự việc nhanh chóng bùng nổ và
gây phẫn uất rất lớn trên cộng đồng mạng. Hàng loạt người đi rút tiền. Hàng
trăm thẻ ATM VCB bị chủ thẻ bẻ gẫy. Hàng chục ngàn status phản đối và kêu gọi tẩy
chay hành động vô nhân tính này của VCB. Tôi cũng là một trong những người
ủng hộ việc tẩy chay này, nên đã bị cô em kia vốn là nhân viên của VCB nhắn tin
"mắng".
Nguyên
văn một đoạn chat là như thế này:
"Các khoản phong toả tiền là theo yêu cầu của
bên CA
Ngân hàng biết deck gì mà bảo ăn cả tiền đám ma ạ
... Em chỉ nói để anh hiểu
Là ko có sự chỉ đạo nào trong nội bộ VCB
Mà trước giờ bất kì yêu cầu phong toả nào từ CA bọn em đều phải làm
Tiền còn nguyên trong tk
VCB có lấy mất đâu mà bảo bọn em dc lợi?..." - Hết trích.
Ngân hàng biết deck gì mà bảo ăn cả tiền đám ma ạ
... Em chỉ nói để anh hiểu
Là ko có sự chỉ đạo nào trong nội bộ VCB
Mà trước giờ bất kì yêu cầu phong toả nào từ CA bọn em đều phải làm
Tiền còn nguyên trong tk
VCB có lấy mất đâu mà bảo bọn em dc lợi?..." - Hết trích.
Qua đoạn trao đổi ngắn này các bạn có thể hình dung
ý của cô ấy là: chúng em làm theo lệnh thôi...
Vâng, làm theo lệnh. Đấy là điều hiển nhiên mà bất cứ
ai nằm trong một hệ thống nào đó cũng phải tuân thủ. Nhưng cuộc đời lắm lúc
không phải làm như vậy là đúng. Để tôi kể cho các bạn một câu chuyện như thế
này.
Sau những năm tháng chiến tranh khốc liệt của thế
chiến 2, từ những năm 1946 cho đến năm 1949, lực lượng quân đồng minh tại Đức
đã bắt giữ và đưa ra toà án quốc tế xét xử 185 tội phạm chiến tranh. Trong số
nghi phạm có 22 bộ trưởng và quan chức chính phủ, 43 tướng, 26 sĩ quan và binh
lính, 56 sĩ quan SS, 39 thẩm phán và bác sĩ, trong đó có 5 bị cáo là phụ nữ.
Các nghi phạm này được phân loại và chia thành 12 nhóm khác nhau để xét xử
riêng rẽ. Ngày 9/12/1946 tại Nuremberg đã diễn ra phiên xét xử các bác sĩ từng
phục vụ cho chế độ Đức quốc xã.
Đối mặt với các cáo buộc tội ác, các bác sĩ phát xít
đã lập luận rằng, họ chỉ nghe theo lệnh của cấp trên. Tuy nhiên toà án quốc tế
đã vạch mặt họ rằng, không có lệnh cưỡng ép cụ thể nào ép họ đi làm những việc
tàn ác, cũng không có bác sĩ nào bị bức hại vì từ chối mệnh lệnh. Các bác sĩ
phát xít này dường như được giáo dục tốt nhất, một số trong đó còn là nhà khoa
học nổi tiếng. Viện cớ “tôi chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên” không đủ thuyết phục
để biện minh cho tội ác tày trời của họ.
Kết quả là các bác sĩ này đều bị kết án hàng chục
năm tù đầy. Có vài trường hợp tuy trốn thoát được một thời gian đầu, nhưng vẫn
bị bắt lại sau đó. Cả cuộc đời còn lại của họ sống trong tù ngục, chui lủi, và
sự phỉ nhổ của cả nhân loại.
Đó, "làm theo lệnh" là như vậy đó. Tôi muốn
kể câu chuyện vừa rồi để không chỉ gửi đến những người có trách nhiệm ở VCB, mà
còn đến cả những người lính ở ngành công an, ở bên quân đội... một thông điệp rằng:
Bạn phải chịu trách nhiệm
100% về những hành vi mà bạn đã làm trong cuộc đời này. Nếu sau này
có ai đó thoát được khỏi lưỡi gươm công lý thì cũng không thoát nổi cái mà người
ta gọi là quả báo.
Tết đến rồi. 22 người Đồng Tâm bị bắt. Số tiền phúng
viếng nếu đến tay gia đình là cho những người còn lại lo chuyện trong nhà. Nhà
cửa bị nổ mìn phá tan hoang hết cả. Hãy thử nghĩ xem hàng bao nhiêu con người
còn lại, toàn bà già trẻ con ở thôn Hoành sẽ sống như thế nào trong mấy ngày tết
cổ truyền này. Ngăn chặn và tiếp tay ngăn chặn những tấm lòng hảo tâm để giúp
cho họ trang trải cuộc sống ngay lúc khó khăn nhất này quả là một việc vô cùng
tàn nhẫn. Đó có thể gọi là một tội ác.
Tội ác ấy rồi sau này mà bị phanh phui ra thì con
cháu nhục ngàn đời không ngẩng mặt lên được. Vì mong ai rồi cũng bình an và hạnh
phúc, nên tôi mới phải cảnh báo cho các bạn bằng câu chuyện ghê gớm đó.
Tôi yêu bạn
Tôi xin lỗi bạn
Hãy tha thứ cho tôi
Cảm ơn bạn
Tôi xin lỗi bạn
Hãy tha thứ cho tôi
Cảm ơn bạn
Yêu thương tất cả
Đêm ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi
---------------------------------------------
.
Thứ Sáu, 01/17/2020 - 10:14 — DongPhungViet
Vụ thảm sát ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vừa phát sinh
thêm một scandal: Có 688 người cư ngụ ở nhiều nơi khác nhau gửi tiền vào tài
khoản cô Nguyễn Thúy Hạnh – nhờ cô chuyển giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Chỉ
trong hai ngày, 688 người mà “ruột mềm” vì “máu chảy” này góp được 528 triệu
(xin làm tròn số cho dễ nhớ).
Sáng 17 tháng 1, cô Hạnh đến một chi nhánh của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) để rút số tiền này ra giao cho
thân nhân cụ Kình nhưng nhân viên VCB từ chối vì “tài khoản bị phong tỏa”. Ông
Huỳnh Ngọc Chênh – người tháp tùng cô Hạnh và là một nhân chứng - đã kể rất cặn
kẽ về diễn biến trên facebook của ông (1).
Cũng vì vậy, người Việt đang kêu gọi nhau tẩy chay
VCB. Một số người am tường lĩnh vực tài chính – tín dụng thì tình nguyện tư vấn
để cả cô Hạnh lẫn những người chuyển tiền cho cô Hạnh kiện VCB. Đây rõ ràng là
chuyện nên làm, thậm chí là rất cần phổ biến rộng rãi bên ngoài Việt Nam.
Các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng quốc
tế cần biết chuyện này để đề phòng và có những đối sách cần thiết, khỏi phải rước
lấy những rắc rối khi thực hiện các giao dịch với VCB nói riêng và hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam nói chung. Quan hệ giữa các ngân hàng, các tổ chức tài
chính – tín dụng quốc tế với những ngân hàng, tổ chức tài chính – tín dụng ở Việt
Nam đâu chỉ có giúp các cá nhân chuyển – nhận tiền, còn nhiều giao dịch khác
quan trọng hơn nhiều.
Xét cho đến cùng, VCB cũng chỉ là nạn nhân! Nếu
không có “lệnh”, chắc VCB không hành xử càn quấy như vừa thấy. Thành
ra uýnh VCB là… trật! Đừng uýnh VCB. Phải thương và phải giúp VCB. Vấn đề
là thương hay giúp đúng cách. Nhìn một cách tổng quát, thương và giúp hữu hiệu
nhất, có lẽ là lưu ý thiên hạ, khi VCB nói riêng và những ngân hàng, tổ chức
tài chính – tín dụng ở Việt Nam bị buộc nhắm mắt, bất chấp thông lệ, nguyên tắc
chung, làm theo những mệnh lệnh kỳ quái thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và tất
nhiên các ngân hàng, hệ thống tài chính – tín dụng quốc tế rất dễ lãnh… búa
trong tất cả các nghiệp vụ tài chính – tín dụng!
Qua scandal này, nếu VCB nói riêng và hệ thống ngân
hàng tại Việt Nam nói chung, bị thiệt hại, họ phải đòi những kẻ ra lệnh, bồi
thường thiệt hại và từ nay, nếu muốn tồn tại, phát triển, họ phải tập lắc
đầu, tập nói không với những kẻ vừa ngu, vừa xấu. Còn vẫn sợ cường quyền,
vẫn nhắm mắt “trao thân cho… tướng cướp” thì ráng chịu!
Tới đây ắt sẽ có người hỏi: Không uýnh VCB, chẳng lẽ
bỏ qua chuyện đáng phẫn nộ vừa xảy ra? Đâu có ai nói bỏ! Muốn uýnh, phải uýnh
chính phạm! Từ lâu thiên hạ đã biết chính phạm độc đoán, tàn bạo, bà con
cũng đã chỉ trích, tố cáo nhiều rồi nhưng có một điểm, qua chuyện phong tỏa tài
khoản – giúp đỡ gia đình cụ Kình được chính phạm khắc họa thêm một lần nữa. Đó
là “đuổi tận, diệt tuyệt”! Chính phạm không chỉ diệt cụ Kình mà còn muốn bóp
cho “cả lò nhà nó” chết trong đói khổ để răn những “thằng”, những “con” khác!
Thật ra, trước nay, chính phạm vẫn thế. Trong nhiều
phát biểu, trên vô số Kết luận Điều tra, Cáo trạng, Bản án, chính phạm từng xem
việc giúp đỡ người khác hoặc nhận giúp đỡ từ người khác, không như bằng chứng
buộc tội thì cũng như tình tiết tăng nặng (2). Đã bước sang thập niên thứ hai của
thế kỷ 21, bà con mình cần gom những chuyện này đi hỏi khắp thiên hạ xem
có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nào còn man rợ như thế không? Nếu
không, tại sao họ ngồi yên? Và mình, chính mình có nên ngồi yên nữa không?
-----------------
Chú
thích
---------------------------------------
.
Thứ Sáu, 01/17/2020 - 12:30 — tuankhanh
Lịch sử của những cuộc quyên góp giúp đỡ ở Việt Nam,
đặc biệt là đối với một người bị nhà nước Việt Nam đặt tên là "khủng bố",
đã có một kỷ lục chưa từng có: chỉ hơn 2 ngày kêu gọi giúp cho gia đình ông Lê
Đình Kình, đã có hơn nửa tỷ đồng gửi vào từ hàng trăm người.
Lê Đình Kình là ai? Một cụ già 84 tuổi bị lực lượng
công an hơn 3000 người bao vây nơi ông ở, tra tấn và bắn chết chỉ vì ông trước
sau như một: Đất của nông dân, phải thuộc về nông dân. Nếu không có lời nhắn ra
từ cụ bà thều thào trong đau đớn và mệt mỏi về hành động dũng mãnh của những
"chiến sĩ" công an, không ai hình dung được cụ Kình đã ra đi như
thế nào.
Nhà nước đã vận hết lực lượng truyền thông lẫn trấn
áp thực tế để giải quyết hậu kỳ, chuyện bê bết của một đạo quân trang
bị đáng sợ như hải chiến với Trung Quốc, đã tấn công bắt, đánh, giết…
vào một ngôi làng khoảng hơn 2500 hộ dân. Sau đó, phía Nhà nước phải gồng
lên, gán nhiều tội danh cho cụ già và những đứa con của ông là quân khủng bố,
có trang bị gì đó và chuẩn bị hành động nguy hại đến an ninh quốc gia. Hàng chục
ngàn dư luận viên, tức các thành phần tay sai về đả kích ngôn luận bất cần danh
dự được lệnh tìm và diệt bất kỳ hình ảnh, bài viết, video… có cảm tình đứng về
phía người dân bị cướp đất ở Đồng Tâm. Đã có những người bị bắt làm gương.
Đã có những bài viết hay bình luận đã bị Đài truyền hình của công an điểm tên
như tù nhân dự bị.
Phải kể như vậy, để biết rõ hơn về một cuộc
cách mạng thầm lặng đang diễn ra trong người dân. Trước bối cảnh xã hội căng thẳng,
đến mức Bộ trưởng Công an phải xuất tướng chụp ảnh, làm thơ cùng cháu bé, con một
công an viên té giếng qua đời, nhằm nâng tinh thần chiến sĩ cứu quốc, rồi
thủ tướng phải đăng đàn nói rằng xét lại mối quan hệ giữa chính quyền và nhân
dân... vẫn có rất nhiều người đã đứng lên, công khai tên mình để gửi tiền giúp
cho một gia đình nông dân bị thảm nạn – mà từ nay chắc sẽ vĩnh viễn không
bao giờ còn bình yên nữa.
Trước đó, chỉ share hay like trên các trang facebook
về chuyện Đồng Tâm, cũng ít người dám làm. Nhắn cho nhau về chuyện này cũng ngại
bởi Nhà nước và Bộ Công an đã bày tỏ một thái độ rất quyết liệt. Ấy vậy,
mà giờ thì người ta không ngại việc giúp đỡ, và cũng không ngại nói với
nhau, thậm chí còn dấy lên một làn sóng tẩy chay ngân hàng Vietcombank,
nơi đã phối hợp với công an để khóa, chặn không cho rút tiền những phần tiền
giúp đỡ những người nông dân, và dù là phúng điếu cho đám tang cụ Kình,
cũng nhất quyết không.
Lòng dân đã rõ. Họ không buồn nói đến nhà cầm quyền
và những lời đe dọa. Họ hành động với mục đích cụ thể, như một đối thoại im lặng
của phản kháng.
Những bài bản hôm nay diễn ra từ phía nhà cầm quyền,
rất quen thuộc với những gì đã diễn ra ở Trung Quốc. Và người dân Việt Nam cũng
- rất bất ngờ - đã làm giống như những gì người dân Trung Quốc từng im lặng
đối thoại với Bắc Kinh.
Năm 2011, Bắc Kinh tức giận trước thái độ phản kháng
của nghệ sĩ Ngải Vị Vị (Ai Wei Wei), đã kiếm cớ phạt ông khoảng 2,4 triệu Mỹ
kim, và buộc phải đóng một số lớn, nếu không sẽ bị bỏ tù. Dù Ngải Vị Vị là một
nghệ sĩ tầm thế giới, nhưng số tiền đó với ông là quá sức, thậm chí quá sức tưởng
tượng.
Chuyện không ngờ xảy đến, là người dân Trung Quốc
lâu nay vẫn lầm lũi làm ăn, luôn cúi đầu vâng-dạ với chính quyền, bỗng im
lặng cùng nhau đến góp tiền cho ông Ngải Vị Vị, giúp ông đóng mức phạt bắt
buộc ban đầu. Theo ghi nhận của báo chí, có đến 20.000 người đến góp tiền
trong một thời gian rất ngắn, lên đến 800.000 Mỹ kim. Dĩ nhiên giới tay sai
tuyên truyền cũng được lệnh mở chiến dịch mạt sát, nguyền rủa Ngải Vị Vị
là "phản động" và những ai giúp đỡ cho ông là "đu bám bọn phản động".
Công an địa phương cũng cử lực lượng đến gác trước cửa để ngăn chận nguồn tiền
đầy sỉ nhục với nhà cầm quyền như vậy. Sợ, nhưng người dân vẫn gửi đến. Có những
người gấp tiền thành hình máy bay và ném vào nhà ông. Có những người quăng bao
tiền đồng gom góp được, kèm theo dòng chữ “xin cho tôi là chủ nợ của ông”.
Trở lại với làng Đồng Tâm, nơi cuộc giết người kỳ
quái diễn ra, chỉ còn cách Tết Nguyên Đán Canh Tý hai tuần. Người dân Việt Nam
đã quên cả việc chuẩn bị Tết bằng cách chuyền tay nhau tin tức, tự mình ra mặt
đáp trả các ngôn luận hèn mạt của bọn tay sai tuyên truyền, và gửi tiền giúp
cho gia đình ông Kình. Cũng giống như cách mà người Trung Quốc không muốn Ngải
Vị Vị phải nợ nần gì với Bắc Kinh, hàng triệu người dân Việt Nam cũng thay
nhau, dùng sự thật để đáp trả cuộc chiến nối tiếp mà thế lực nào đó đang điên
cuồng chà đạp và hủy diệt người dân Đồng Tâm và cụ Lê Đình Kình.
Cuộc đối thoại đó im lặng đó, đang diễn ra từng
ngày, âm thầm dữ dội trên bề mặt rất nhẹ nhàng của xã hội. Cuộc đối thoại đó giới
thiệu một đất nước Việt Nam khác: Người dân vẫn mỉm cười và cúi chào nhà cầm
quyền, nhưng nụ cười đó và cái cúi đầu mang nội hàm gì, thì khó mà biết được.
No comments:
Post a Comment