Friday, January 17, 2020

ĐẢNG QUỶ (Nguyên Đại)




Nguyên Đại
17/01/2020

Cụ Lê Đình Kình sinh năm 1936, vào đảng CSVN năm 1962. Năm đó, Nguyễn Phú Trọng 18 tuổi, còn Nguyễn Xuân Phúc mới 8 tuổi.

Niềm tin vào đảng như thấm vào máu của cụ Kình. “Bộ đội cụ Hồ” về làng là cụ Kình “báo cáo đồng chí” … Rồi thì, chính anh “bộ đội cụ Hồ” đó dẫn dụ cụ ra đồng để nói về đất, bất ngờ đá cụ một phát gãy chân hồi tháng 4/2017. Bộ công an sau đó lập đoàn thanh tra về việc này, và kết luận không ai sai phạm cả. Ông cụ “tự gãy chân” (trích lời ĐBQH Dương Trung Quốc), nên không tiếp tục truy cứu nữa.

Cụ vẫn tuyệt đối trung thành với đảng. Khi ông Trọng phát động chống tham nhũng, mở “lò” đốt “củi”; cụ gởi đơn tới Trọng, tới Phúc, tới Ngân (từ nhiều năm trước), rằng đất đồng Sênh là đất canh tác lâu đời của người dân Đồng Tâm, yêu cầu đảng giải quyết, chỉ có Phúc gởi tới cụ một lá thư. Nội vụ sau đó giao cho Nguyễn Đức Chung, tức “Chung con”, Chủ tịch Hà thành, xử lý. Chung hứa, Chung ký chưa ráo mực, rồi Chung xù…. Cụ giận Chung con, nhưng vẫn tuyệt đối tin vào đảng, tin vào Trọng. Khẩu hiệu của làng Đồng Tâm vẫn còn đó: “Nhân dân xã Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của đảng và nhà nước“.

Băng rôn của người dân Đồng Tâm trước đây thể hiện sự tin tưởng vào đảng và nhà nước. Photo Courtesy

Sau khi bị đá gãy chân, cụ Kình vẫn còn đi xe lăn… Rằm tháng Chạp (9/1/20), đảng sai ba ngàn quân, đặt bộc phá, tấn công vào nhà cụ, bắn cụ vào cái chân chưa gãy làm cho nó gần như đứt lìa. Họ bắn một phát nữa vào tim, một phát vào đầu, và dường như để dứt khoát, thêm một phát nữa vào đầu, để chắc chắn là cụ phải chết. Xác cụ được đảng đem đi, cho mổ tử thi. Sau đó đem về, báo cho người nhà để nhận xác, nhưng phải ký vào biên bản là cụ bị chết ở khu vực đất tranh chấp ở đồng Sênh, không phải bị giết trước mặt vợ con, tại chính căn nhà của cụ.

Bà Kình, nhũ danh Dư Thị Thành, bị bắt phải khai là có cầm lựu đạn, bom xăng. Bà nói cả đời bà không thấy lựu đạn, bom xăng nên không khai được, thế thì “nó tát liên tục, hết bên nọ tới bên kia, rồi bị đá vào ống chân”. Con, cháu cụ bị bắt đi, bị đánh bầm dập, bị buộc phải lên truyền hình để “thú tội”. Đứa chắt ba tháng tuổi may mà qua khỏi suy hô hấp vì khói lựu đạn cay.

Đám tang cụ, công an chìm nổi tràn ngập để không ai được thu hình. Người dân thương, gởi tiền phúng điếu vào một trương mục ngân hàng ở VietcomBank, hơn nửa tỉ đồng (VNĐ), đảng phong tỏa trương mục.

Chỉ một ngày sau khi giết cụ, ông Trọng ban huân chương cho ba “đồng chí” đã tấn công vào nhà cụ, nhưng bị chết vì bất cẩn và liều lĩnh. Thủ tướng Phúc và Bộ trưởng Công an Tô Lâm về dự tang lễ của các “đồng chí” ấy.

Cụ một đời trung với đảng, nhưng đảng đối xử với cụ tệ quá!

Cái “đảng ủy” mà suốt đời cụ tận trung, cho đến khi lìa đời, trở về với đất, quy tổ quy tiên, có lẽ cụ phải thêm một chữ “Q” cho cái “ủy” đó để trở thành “Đảng Quỷ”; bởi chỉ có chữ Quỷ, mới may ra có thể diễn tả hết sự khốn nạn mà đảng đã dành cho cụ, một đảng viên trung kiên cho tới khi chết, với 58 tuổi đảng.

Như một nhà thơ đã từng thốt lên:

“Là quỷ? Là ma? Là thú dữ?

Gian manh, tàn ác, đê hèn

Là cởi đầu, bóp cổ dân đen

Để gọi chúng, tiếng người không đủ chữ!

Và cũng khó tìm trong ngôn ngữ

Chữ gì diễn đạt nguyên si

Kiếp sống lầm than, đày ải, đen sì

Ngoài cái chết, không còn đâu lối thoát!”

Bây giờ, có lẽ cụ đã gặp tác giả bài thơ này, là người sinh sau cụ 3 năm, bị đảng nhốt 27 năm trong tù. Người đó là Nguyễn Chí Thiện. Bài thơ với tựa “Là Quỷ” này được viết vào năm 1969. Thay mặt tác giả, kính gởi cụ Lê Đình Kình.

--------------------------------------------------



Slogan của ngân hàng Vietcombank bằng tiếng Anh thấy được ghi là Together for the future. Tiếng Việt thì được dịch là Chung niềm tin, vững tương lai. Cả hai ý nghĩa của slogan điều đã không thể hiện được gì, qua việc khóa tài khoản vô cớ của chị Nguyễn Thúy Hạnh tại Hà Nội.

Có niềm tin, thì người dân Việt Nam mới chọn Vietcombank để gửi tiền của họ vào đó. Nhưng rồi ngân hàng lại bất ngờ khóa tài khoản khách hàng, khiến nạn nhân không thể rút được tiền gửi. Cách làm này bị coi là một hành động ngang nhiên vi phạm hợp đồng, vô đạo đức, cũng như cho thấy cái tên Vietcombank đang không còn một chứng cứ gì đủ, để thuyết phục người dân Việt Nam cùng đi với họ đến một tương lai nào đó.

Buổi chiều ngày 17/1, có nhiều chủ tài khoản Vietcombank trên các trang mạng, nói rằng họ bắt đầu đi rút hết tiền ra khỏi ngân hàng Vietcombank và đóng tài khoản để phản đối việc đóng băng vô lý hơn nửa tỷ tiền từ thiện của chị Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội.

Chắc là Vietcombank sẽ không bị ảnh hưởng nhiều với phong trào tẩy chay đang bắt đầu. Nhưng nếu vẫn tiếp tục giữ thái độ giam giữ tiền vô lý của khách hàng, cái tên Vietcombank đang chìm vào vào bùn đen, sự bất tín và khinh bỉ của người dân, vốn cũng bắt đầu dâng cao.

Lịch sử tẩy chay thương mại của Việt Nam thời hiện đại đã ghi dấu rất nhiều công ty, trong ký ức đầy căm ghét của người dân như Tân Hiệp Phát, Masan, Mai Linh... qua những sự vụ chống lại con người. Những nét khắc đầu tiên về cái tên Vietcombank trong hàng ngũ đó, cũng đang hình thành.

Được biết các bản phác thảo về một vụ kiện thương mại - từ phía dân chúng yểm trợ cho chị Nguyễn Thúy Hạnh đã bắt đầu được soạn thảo. Các thư ngỏ kèm hồ sơ tố cáo về sự vụ, mà địa chỉ nhắm đến các hệ thống ngân hàng quốc tế, các tổ chức Tài chính quốc tế và khu vực có liên kết, khối doanh nghiệp quốc tế có đầu tư tại Việt Nam, các công ty du lịch toàn cầu, mạng lưới những người nước ngoài sống tại Việt Nam... đã chuẩn bị trên đường đồng loạt gửi đi trong vài ngày tới, nếu như Vietcombank không có một thái độ thiện chí.

Một người đi rút tiền và đóng tài khoản ở Vietcombank cho biết, nhân viên ở đây giải thích rằng không phải lỗi của họ mà do lệnh của Viện Kiểm sát và công an. Nhưng bổn phận của ngân hàng thì cũng cần đòi hỏi đủ các chứng từ hợp lệ, với lệnh của tòa án cho phép công an đóng tài khoản của một cá nhân, và ngân hàng phải thông báo bằng văn bản cho đối tác của mình về vấn đề đặc biệt này.

Thờ ơ và vô trách nhiệm, lạm quyền với khách hàng của mình, ngược lại đang là một chứng cứ Vietcombank chỉ lợi dụng người dân Việt Nam để trục lợi cho mình chứ không có một ý nghĩa gì để "Chung niềm tin, vững Tương Lai".



.
Sự việc Vietcombank là một phép thử về sự quyết tâm, lý trí, tinh thần, sự đồng bộ trong việc hưởng ứng hàng loạt về ý thức tẩy chay hàng loạt (bất tuân dân sự) #BTDS của bà con trong việc xuyên thủng và "bẻ tiền" của chế độ.

Giả sử nếu hiệu ứng xảy ra đồng loạt trên diện rộng cả nước dẫn đến Vietcombank phá sản thì dây chuyền và hệ luỵ của ngành tài chánh Việt cộng sẽ hết sức ghê gớm kéo theo những sụp đổ khác.

Bà con cần một lý do, một động cơ, một cú đẩy để làm thì đây là cơ hội để thẩm định bản thân có muốn làm hay không? Có muốn chế độ bị xuyên thủng hay không? Làm và thúc đẩy vận động mọi người cùng làm một cách kín đáo âm thầm sẽ mang lại giá trị thật thụ. Còn nếu chỉ hô hào, thể hiện và chứng tỏ thì hệ thống tài chánh nó vẫn kiểm soát và chế độ vẫn sống khoẻ đấy thôi.

Muốn nó sập, muốn nó chết, muốn tự do, muốn dân chủ thì mình phải tự làm, tự hi sinh từ những thứ nhỏ nhất cho đến thứ lớn hơn. Nếu chỉ hô hào, lên án rồi ngồi trông chờ ai đó giải quyết cái chế độ man ri mọi rợ này thì 1000 năm nữa nó vẫn chẳng thay đổi gì.

.
THÊM MỘT THÙNG DẦU VÀO CÁi HỐ ĐỒNG TÂM ĐỂ THIÊU SỐNG 3 ANH: PHÁP QUYỀN, DÂN QUYỀN, NHÂN QUYỀN Việt Nam!
Thùng dầu do VIETCOMBANK đổ : khoá tài khoản phúng điếu Cụ Lê Đinh Kình
Đã từng bẽ mặt vì vụ khoá tài khoản TS Nguyễn Thanh Giang mà vẫn ko chừa!Tôi đang ở xa VN. Khi gửi tiền viếng Cụ Kình, tôi hỏi to moi người có biết vụ ĐT? Hai người phụ trách gật đầu, mấy nhân viên lắc. Tôi nói to cho tất cả nhân viên NH biết ly do gửi tiền. Khi về nước tôi sẽ khoá TK Vietcombank ngay.

--------------------------------------------


tháng 1 17, 2020

Hôm ngày 14/01/2020 tổng Thống Donald Trump phàn nàn về việc hãng công nghệ Apple không mở khóa điện thoại iPhone được bảo vệ bằng mật mã của nghi phạm vụ xả súng xảy ra tại căn cứ Hải quân ở Pensacola, Florida hồi tháng 12 vừa qua. Nhưng cho dù có phàn nàn thì Apple không sai chính phủ Hoa Kỳ chẳng làm gì được.

Trước đó, vào năm 2016, Apple từng từ chối thẳng thừng một yêu cầu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) không mở khóa chiếc iPhone của Syed Farook, kẻ gây ra vụ xả súng ở San Bernadino, California khiến 14 người thiệt mạng.  Vì Apple không làm gì sai luật cả. Họ không thể hy sinh uy tín của mình để làm mất lòng hàng tỷ khách hàng của họ trên toàn thế giới. Nếu Apple làm thế, nghĩa là Apple đã xem những bí mật của khách hàng họ là một trò chơi không hơn không kém. Đấy là với bọn tội phạm còn không được phép nói chi đến những người không phạm tội?

Đấy là chuyện xứ Mỹ, còn tại Việt Nam thì xảy ra chuyện ngược lại. Ngân hàng Vietcombank đã nhận lệnh của Công An CS phong tỏa tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh một cách vô cớ, trong khi chị không vi phạm bất kỳ một quy định nào của ngân hàng đưa ra. Nói trắng ra, Vietcombank đã nghe lời một kẻ nào khác cướp lấy tiền khách hàng của mình. Đây là một hành động ăn cướp trắng trợn không thể chấp nhận được. Số tiền này là của khách hàng, cớ sao Vietcombank giữ lấy số tiền này theo lệnh kẻ khác? Đây không phải là hành động ăn cướp là gì?

Thật ra tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh là tài khoản nhận tiền phúng điếu Cụ Kình do mọi người thương mến cụ gởi về. Cụ Kình là người mà chính quyền đã căm thù đến mức bất chấp pháp luật nửa đêm vào nhà giết cụ, mang xác về phanh thây rồi sau đó mới trả xác lại cho gia đình. Nhiêu đó chính quyền vẫn cảm thấy chưa đủ, lợi dụng cái chết của cụ, chính quyền này còn muốn chặn luôn tiền phúng điếu người ta gởi cho cụ. Tài khoản của chị Nguyễn Thúy Hạnh là nơi mà bà con tỏ lòng thương nhớ bằng cách gởi tiền phúng điếu cho gia đình chị đã bị phong tỏa. Nếu có lương tri, có ai chấp nhận hành động ăn cướp tiền khách hàng mình như Vietcombank không?

Hãy đối chiếu cách ứng xử của Apple với chính phủ Hoa Kỳ để ta thấy Vietcombank đã xem thường khách hàng như thế nào?! Sống trong một xã hội mà chính những kẻ nhân danh luật pháp lại lấy công trả thù riêng, lồng ý đồ trả thù riêng với dụng ý ăn cướp thì mỗi người cần phải thức tỉnh và góp một phần nhỏ bé nào đó để điều xấu này nó không có đất sống. Những người chịu thiệt hại trực tiếp thì cần phải khởi kiện, những người dù không chịu hậu quả trực tiếp thì cũng cần phải góp một tay tẩy chay mọi dịch vụ ngân hàng này. Hành động tẩy chay như là một thái độ cần thiết của một con người có lương tri. 

Chúng tôi trả tiền để anh cung cấp dịch vụ cho chúng tôi chứ không phải chúng tôi trả tiền để anh tước đoạt tài sản của chúng tôi nên khi anh cướp tiền khách hàng vô cớ, tôi phải tẩy chay anh. Nếu chúng ta im lặng nghĩa là ta đã tiếp tay cho ngân hàng này bất chấp đạo đức kinh doanh. Và khi đó chính chúng ta đã góp một tay có cái xấu lớn mạnh và cái khốn nạn tồn tại.

Cần yêu cầu lãnh đạo Vietcombank công khai giải thích vì sao chặn tài khoản giam tiền của khách hàng, trong khi khách hàng không hề phạm pháp? Nếu không cho ngân hàng này thấy hậu quả của việc chặn tài khoản cướp tiền khách hàng thì nó sẽ tiếp tục ngang nhiên làm điều đó với bất kỳ ai. 

-Đỗ Ngà-








No comments: