08/03/2019
Hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong các lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công
nghệ, trao đổi văn hóa. Chiến lược kinh tế biển Việt Nam (đã thất bại? và hướng
xử lý?). Thảm hoạ môi trường. An ninh năng lượng. Tranh chấp đất đai. Những vụ
án oan nổi tiếng…
Là người viết, nghĩa là nhìn đâu cũng thấy đề tài.
Tôi từng nói đi nói lại câu này với tất cả những người
bạn nước ngoài của tôi, rằng “Việt Nam là một quốc gia không dễ sống và không
đáng sống. Đúng. Nhưng với riêng những người cầm bút, nhà báo, nhà văn, nhà
biên kịch, đạo diễn phim, nhạc sĩ, họa sĩ… tóm lại là những người làm việc
trong lĩnh vực sáng tạo, thì Việt Nam (lẽ ra phải) là mảnh đất vàng. Có hàng
trăm, hàng nghìn câu chuyện để kể và cần được kể. Hàng trăm, hàng ngàn bài báo,
cuốn sách cần được viết, hàng chục bộ phim cần được làm, hàng chục ca khúc cần
được sáng tác… để ghi lại những câu chuyện ấy. Tóm lại, ở Việt Nam, bạn không
bao giờ thiếu đề tài để viết”.
Thậm chí, khi viết “Chính
Trị Bình Dân” với 530 trang, tôi
cũng luôn có ý nghĩ rằng mỗi phần, mỗi chương trong cuốn sách này đều có thể được
viết lại, mở rộng, đào sâu thêm để trở thành ít nhất một hoặc một vài cuốn sách
nữa, để nhiều tác giả khác viết: Hoạt động chính trị, các chủ nghĩa (ý thức hệ)
trong chính trị, tuyên truyền và truyền thông chính trị, bầu cử, phong trào xã
hội, cải cách và cách mạng, hệ thống chính trị Việt Nam cộng sản, v.v.
Nhiều. Nhiều lắm những đề tài cần được nghiên cứu,
những câu chuyện và những số phận cần được ghi lại, kể lại. Việt Nam lẽ ra phải
là mảnh đất vàng của những người nghiên cứu, người cầm bút, người sáng tạo…
Nhưng cho đến giờ, hình như tôi sai?
Tôi không thấy những chủ đề kia thể hiện ở bất kể
đâu (hay là có mà tôi không biết?). Đây đó trên những kệ sách phủ bụi trong những
góc khuất của những gian hàng bạt ngàn ngôn tình, cũng có cuốn sách về đất đai,
cải cách pháp lý, môi trường, đời sống công nhân đô thị… nhưng có vẻ như chúng
do những tác giả ngồi trong phòng máy lạnh viết ra, nên chúng có một “phương
pháp tiếp cận” hoàn toàn xa lạ ngay cả với tôi (đừng nói là với số đông người đọc
khác). Trong câu chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo, an ninh năng lượng, thì
Trung Quốc và Mỹ cứ chiếm sóng mãi, ngoài ra có thêm chút Singapore, Indonesia.
Riêng Việt Nam dường như… vẫn vậy, như bao năm qua.
* * *
Hôm qua, Bùi Văn Thuận, một thầy giáo dạy Hoá, viết
trên facebook: “Chỉ ước mơ có đủ thời gian, sức lực để lưu lại mọi thông tin, dữ
kiện “có vấn đề” về bộ máy cai trị trong thời đại rực rõ này. Từ kinh tế, chính
trị, xã hội, công an, quân đội, các loạt công ty đại gia sân sau, các áp phe
(affair) chính trị hoặc cấu kết lợi ích băng nhóm trong đảng… Cách lưu trữ sao
cho thật khoa học, dễ tra cứu, sắp xếp chuẩn mực theo thứ tự mốc thời gian và
thông tin đi kèm đầy đủ…. Để sau này con cháu có cái mà tra cứu, tham khảo”.
Lúc đó, tôi mới chợt nhớ ra là tôi đã muốn viết những
điều ấy ít nhất từ năm 2011, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên
(trên nền tảng facebook) nổ ra và các nhóm xã hội dân sự độc lập bắt đầu ra đời.
Tôi đã cố hết sức để viết, cụ thể hoá nó thành từng cuốn sách: Chính trị bình
dân, Phản kháng phi bạo lực, Học chính sách công qua chuyện đặc khu (cuốn này
viết cùng Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn)…
Nhưng càng ngày tôi càng cảm thấy mình kiệt sức hơn.
Vấn đề không phải là sự ngăn cản, đàn áp của an ninh, mà là một chuyện khác: Với
những đề tài ấy, người viết cần phải có thể lực tốt, đặc biệt cần một tinh thần
thép, tâm lý vững vàng, nếu không, sự u uất của các nhân vật sẽ thấm vào chính
người viết.
Mà nước Việt Nam của chúng ta đang tràn ngập những số
phận đau khổ và u uất.
Tôi không ngại, và tôi vẫn muốn đi nhiều nữa, viết
nhiều nữa. Nhưng cái cảm giác đi cả ngày và quay cuồng trong những câu chuyện đời,
số liệu, thực trạng… này nọ, tối về ôm đàn guitar để giữ cho mình bình thản trở
lại… là một cảm giác rất khó tả. Đôi khi tôi thấy mình đang ôm chặt cây đàn như
sợ mất nó. Mà đúng là vậy, cây đàn và âm nhạc hình như đang trở thành một thứ
“ma túy” của tôi.
Đoan Trang
Đôi khi tôi muốn kêu lên: “Xin các bạn hãy làm gì đó đi.
Hãy viết đi. Đừng bỏ tôi một mình”. Tiếng kêu tuyệt vọng
như tiếng Heathcliff trong “Đỉnh gió hú” (tiểu thuyết của Emily Bronti) hét lên
khi mất người yêu: “Đừng bỏ anh một mình ở cái vực thẳm này!”.
——
There
are voices that need to be heard. There are stories that need to be told. But
Vietnam, which should have been a golden land for journalists, authors, film
directors, etc. turns out to be a barren one in a dead silence.
*
Những người đi tiên phong sẽ rất cô đơn, có thể trước
mặt họ là vực thẳm, nhưng họ lại nhìn thấy trời cao, và họ sống đáng sống. Bạn
có thể bị tấn công và làm cho cô độc, bế tắc, thậm chí rơi vào tuyệt vọng,
nhưng bạn lại có cách để trở nên hy vọng và vượt qua. Bạn là một tiếng nói
quan trọng trong cộng đồng. Hãy viết bạn nhé. Cuộc đời này biết ơn bạn. Người
phụ nữ kiên trường, cùng những người phụ nữ quả cảm khác. Đừng ngần ngại cuộc đời
cho bạn một cây đàn dây chùng, hãy nghĩ cách để bàn tay mình tạo ra những thanh
âm hay. Bạn đang chơi những bản nhạc do mình viết nên vì bạn chơi bằng tâm trí
và nó đang lan toả mạnh mẽ vào đời sống. Cảm ơn bạn.
*
Hơn tất cả, Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta vui sống
từng ngày trôi qua trên trần gian này.
Bác Trang đừng buồn, & cứ thoải mái nghỉ ngơi khi mệt mỏi or thấy buồn chán trong lòng. Chúng ta & chúng nó đều sống chung dưới gầm trời này, anyway
Bác Trang đừng buồn, & cứ thoải mái nghỉ ngơi khi mệt mỏi or thấy buồn chán trong lòng. Chúng ta & chúng nó đều sống chung dưới gầm trời này, anyway
*
Cảm ơn người-phụ-nữ-không-bao-giờ-sờn-lòng. Chị đã
gieo hạt mầm đấu tranh đó trong lòng thế hệ đàn em, những người trẻ Việt. Có những
cây đại thụ đang vươn mình che chắn thì cũng có hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí
hàng triệu cây khác đang âm thầm mọc lên. Bình an nhé chị!
*
Ngo
Thu Cmt Nguyễn Cat :
Bao giờ “ Buồn ơi xin chào mi “! Hàng vạn nỗi buồn mà rất ít người thấy, rất ít người quan tâm , rất ít người cùng chia sẻ! Bạn trên fb có cả ngàn nhưng lượng tương tác chỉ có khoảng 10 người ! Số còn lại là ai ???? Hàng ngày họ vẫn xem, không like, ko share, ko gì cả ! Biết để đó ! Im lặng là vàng ! Cứ lo kiếm tiền, thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và tranh thủ hưởng thụ !
Tuy nhiên từ những điều thấy trên fb càng thấy được sự vĩ đại của những người đấu tranh không mệt mõi , chấp nhận đau thương, chấp nhận tù đày cho ngày mai tươi sáng, cho đất nước được tự do, dân chủ ko còn cs! Thật đáng quý biết bao những thỏi vàng đã được trui rèn ngày càng sáng đẹp ! Vâng! Những phụ nữ như Đoan Trang là những viên Ngọc quí ! Tôi rất khâm phục và kính trọng các bạn ! Chúc bạn luôn vững vàng ý chí , nhiều sức khỏe , giàu nghị lực để vượt qua mọi trở ngại ! Rất Cảm ơn bạn !
Bao giờ “ Buồn ơi xin chào mi “! Hàng vạn nỗi buồn mà rất ít người thấy, rất ít người quan tâm , rất ít người cùng chia sẻ! Bạn trên fb có cả ngàn nhưng lượng tương tác chỉ có khoảng 10 người ! Số còn lại là ai ???? Hàng ngày họ vẫn xem, không like, ko share, ko gì cả ! Biết để đó ! Im lặng là vàng ! Cứ lo kiếm tiền, thỏa mãn nhu cầu cuộc sống và tranh thủ hưởng thụ !
Tuy nhiên từ những điều thấy trên fb càng thấy được sự vĩ đại của những người đấu tranh không mệt mõi , chấp nhận đau thương, chấp nhận tù đày cho ngày mai tươi sáng, cho đất nước được tự do, dân chủ ko còn cs! Thật đáng quý biết bao những thỏi vàng đã được trui rèn ngày càng sáng đẹp ! Vâng! Những phụ nữ như Đoan Trang là những viên Ngọc quí ! Tôi rất khâm phục và kính trọng các bạn ! Chúc bạn luôn vững vàng ý chí , nhiều sức khỏe , giàu nghị lực để vượt qua mọi trở ngại ! Rất Cảm ơn bạn !
No comments:
Post a Comment