Friday, March 8, 2019

NỖI SỢ HÃI & LO LẮNG CHI PHỐI THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA NHỮNG NGƯỜI BẢO THỦ (TS Bobby Azarian - Psychology Today)




TS Bobby Azarian  -  Psychology Today
Nguyễn Trang Nhung dịch
08/03/2019

Bộ não khác nhau, có thể giải thích lập trường chính trị sợ hãi của những người bảo thủ?

Một nghiên cứu đã được bình duyệt cho thấy những người bảo thủ nhạy cảm hơn với mối đe dọa. Trong khi thiên-kiến-đe-dọa này có thể bóp méo hiện thực, gây ra nỗi sợ hãi phi lý và khiến người ta dễ bị tổn thương hơn đối với các chính trị gia gieo rắc sợ hãi, nó cũng có thể thúc đẩy sự thôi miên, có lẽ khiến người ta chuẩn bị tốt hơn để xử lý mối đe dọa tức thì.

1. Những người bảo thủ có xu hướng tập trung vào tiêu cực
Trong một nghiên cứu năm 2012, những người tham gia [bao gồm hai nhóm] tự do và bảo thủ đã được cho thấy ảnh ghép của cả hình ảnh tiêu cực và tích cực trên màn hình máy tính trong khi chuyển động mắt của họ được ghi lại. Trong khi những người tự do nhanh chóng nhìn vào những hình ảnh dễ chịu, như một đứa trẻ hạnh phúc hay một chú thỏ dễ thương, những người bảo thủ có xu hướng cư xử trái ngược.

Đầu tiên, họ kiểm tra các bức ảnh đe dọa và gây nhiễu – những thứ như xác xe vụn, nhện trên mặt và vết thương hở có giòi bò, và cũng có xu hướng dừng lại ở những thứ đó lâu hơn. Đây là điều mà các nhà tâm lý học gọi là “thiên kiến tiêu cực”. Nếu bạn nghĩ về nó, điều này rất có ý nghĩa. Khi sự chú ý thiên về tiêu cực, kết quả là sự đánh giá có ý thức về mối đe dọa một cách quá mức với môi trường xung quanh.

Về cơ bản, với nhiều người bảo thủ, thế giới trông giống như một nơi đáng sợ hơn nhiều. Điều này dường như giải thích tại sao rất nhiều quan điểm bảo thủ lớn có xu hướng bắt nguồn từ những nỗi sợ phi lý, giống như sợ tổng thống, người nhập cư, người Hồi giáo, tiêm chủng, v.v…

2. Những người bảo thủ có phản ứng sinh lý mạnh mẽ hơn trước mối đe dọa
Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Science cho thấy, những người bảo thủ có phản ứng sinh lý mạnh mẽ hơn với những tiếng động và hình ảnh đồ họa gây hoảng hốt. Điều này củng cố cho nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra sự mẫn cảm với mối đe dọa – một dấu hiệu của sự lo lắng. Nhưng tại sao chính xác những người sợ hãi dễ dàng có xu hướng ủng hộ quan điểm bảo thủ?

Một nhà tâm lý học xã hội từ Đại học Trung tâm Arkansas, Paul Nail, có câu trả lời khá thú vị: Chủ nghĩa bảo thủ, rõ ràng, giúp bảo vệ mọi người chống lại một số khó khăn tự nhiên của cuộc sống. Thực tế là chúng ta không sống trong một thế giới hoàn toàn an toàn. Nhiều điều có thể và thật sự là có vấn đề. Nhưng nếu tôi có thể áp đặt một quy luật lên thế giới bằng thế giới quan của mình, tôi có thể giữ sự lo lắng của mình ở mức kiểm soát được.

Điều này có thể giải thích cho lập trường khác nhau của 2 bên [tự do và bảo thủ] về kiểm soát súng. Nó chỉ có nghĩa rằng những người giật mình dễ dàng hơn cũng là những người tin rằng họ cần sở hữu một khẩu súng.

3. Những người bảo thủ sợ những trải nghiệm mới
Một nghiên cứu năm 2008 đã liệt kê các vật phẩm được tìm thấy trong phòng ngủ của sinh viên đại học và thấy rằng, trong khi những người tự do sở hữu nhiều sách và các vật phẩm liên quan đến du lịch, thì những người bảo thủ có nhiều thứ giúp giữ trật tự trong cuộc sống của họ, như lịch và đồ làm sạch. Điều này nói với chúng ta rằng những người tự do thường tìm kiếm những trải nghiệm phiêu lưu và mới lạ.

Những người bảo thủ, mặt khác, dường như thích một lối sống có trật tự hơn, kỷ luật hơn. Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao họ chống lại các chính sách thay đổi và tiến bộ.

4. Não của những người bảo thủ phản ứng mạnh mẽ hơn với nỗi sợ hãi
Sử dụng MRI, các nhà khoa học từ Đại học College London đã phát hiện ra rằng, những sinh viên tự nhận mình là người bảo thủ có lượng amygdala lớn hơn so với những sinh viên tự tả mình là người tự do. Cấu trúc não này có liên quan đến việc xử lý cảm xúc, và đặc biệt phản ứng với các kích thích đáng sợ. Có khả năng một amygdala quá khổ có thể tạo ra độ nhạy cao, có thể khiến người ta phản ứng thường xuyên với bất cứ điều gì thoạt nhìn là một mối đe dọa tiềm tàng, cho dù đó có thật sự là một hay không.

Phản ứng sợ hãi không cân xứng này có thể giải thích làm thế nào, ví dụ, chính quyền của Tổng thống Bush có thể thu thập sự ủng hộ rộng rãi giữa những người bảo thủ để xâm chiếm Iraq. Họ biết, nếu họ nói cụm từ ‘vũ khí hủy diệt hàng loạt’ của Hồi giáo đủ nhiều lần, thì việc nó có thật sự tồn tại hay không sẽ không thành vấn đề.

Bây giờ chúng ta thấy rằng, bằng chứng thực nghiệm cho chúng ta biết, những người bảo thủ và tự do không chỉ có những cái nhìn và quan điểm khác nhau. Họ cũng có não khác nhau. Điều này có nghĩa là sự lựa chọn liên kết chính trị và thế giới quan tổng thể của chúng ta có thể không thật sự là lựa chọn. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu những khác biệt về tâm lý và sinh lý để có thể sử dụng kiến thức này nhằm làm việc tốt hơn với nhau và tìm ra nền tảng trung gian. Thông tin như vậy cũng có thể làm cho chúng ta ít bị tổn thương hơn đối với những người muốn khai thác các khuynh hướng này cho các chương trình nghị sự ích kỷ của riêng họ, sử dụng các chiến thuật như gieo rắc sợ hãi.

Hơn nữa, biết tại sao một người nào đó hành xử thế này hay thế khác, giúp chúng ta khoan dung và kiên nhẫn hơn với nhau. Nhưng chúng ta cũng phải trung thực về tình hình. Khi các lựa chọn quan trọng được đưa ra dựa trên bản năng thay vì lý luận logic, mọi người đều có trách nhiệm chỉ ra điều này để nó không dẫn đến thảm họa. Và trong thời điểm thật sự có những mối đe dọa thực, như Ebola và ISIS, điều cần thiết là chúng ta phải kiểm soát được sự hoang tưởng và giữ được sự bình tĩnh khi đưa ra quyết định.


-------------------------------------

XEM THÊM 

VOA Tiếng Việt
09/03/2019

Vẫn còn 20 tháng nữa mới tới bầu cử Tổng thống Mỹ, nhưng Tổng thống Donald Trump đã tìm được khẩu hiệu cho cuộc chiến đấu của ông. Ông lên án chủ nghĩa xã hội và tô vẽ nó như là tư tưởng sai lầm của các đối thủ của ông bên Đảng Dân chủ.
Khi có mặt tại Hội thảo Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) hồi đầu tháng, ông Trump đã cáo buộc Đảng Dân chủ là ‘muốn thay thế quyền cá nhân bằng sự kiểm soát hoàn toàn của chính quyền’.
“Chủ nghĩa xã hội không phải là về môi trường, không phải là về công lý, không phải là về đạo đức,” ông Trump nói. “Chủ nghĩa xã hội chỉ là duy nhất một thứ, nó được gọi là quyền lực cho tầng lớp nắm quyền’.
Thông điệp này cũng được phó Tổng thống Mike Pence lặp lại, cũng tại CPAC.
“Dưới vỏ bọc là Chăm sóc Y tế toàn dân và Chính sách Xanh (Green New Deal), phe Dân chủ đang đi theo những lý thuyết kinh tế kiệt quệ vốn đã làm nhiều nước nghèo đi và bóp nghẹt tự do của hàng triệu người trong thế kỷ vừa qua,” ông Pence nói. “Chế độ đó là chủ nghĩa xã hội’.

Trong những thập niên gần đây, các chính sách xã hội chủ nghĩa gần như là điều cấm kỵ trong chính trị Mỹ, nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi năm 2016, ứng cử viên của Đảng Dân chủ Bernie Sanders đã làm thay đổi ý kiến công chúng với việc nhận lấy cái mác này và ủng hộ những đề xuất như chăm sóc y tế phổ quát và giáo dục đại học miễn phí.
Sự ứng cử của ông đã giúp định hình lại về nội hàm của chủ nghĩa xã hội đối với nhiều người dân Mỹ và đưa nó vào dòng chính của chính trị Hoa Kỳ mặc dù nó vẫn bị Đảng Cộng hòa lên án.

Thượng nghị sỹ Bernie Sanders bị ông Trump chỉ trích là 'theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội'

Chủ nghĩa xã hội có thể bao hàm phạm vi các chính sách rất rộng. Tuy nhiên ở Mỹ, một số chính trị gia có tên tuổi đang cổ súy cho khái niệm này để đề cập đến những nỗ lực tăng thuế lên những người giàu nhất ở Mỹ để giải quyết sự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn, tài trợ cho chăm sóc y tế phổ cập và tạo ra thêm nhiều việc làm trả lương đủ cho người lao động có thể nuôi gia đình.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người dân Mỹ đều ủng hộ các chính sách này, ngay cả khi ‘chủ nghĩa xã hội’ với tư cách là một khái niệm chính trị vẫn tiếp tục được chỉ thiểu số các cử tri Mỹ ủng hộ.

Với tuyên bố tình trạng khẩn cấp để xây bức tường biên giới – một lời hứa tranh cử mang dấu ấn cá nhân – đang gặp phải chống đối quyết liệt cũng như hàng loạt các cuộc điều tra của Quốc hội nhằm vào chính quyền, gia đình và đế chế kinh doanh của ông, ông Trump và các đồng minh Cộng hòa của ông đang tìm đến chủ nghĩa xã hội để công kích và mô tả các ứng viên tiềm năng bên Đảng Dân chủ là ‘cực tả’, trong đó ông Bernie Sanders là mục tiêu chính.

Sanders, một thượng nghị sỹ độc lập, mô tả bản thân là theo đường lối ‘chủ nghĩa xã hội dân chủ’ và đã được xem là một ứng viên hàng đầu trong đông đảo các ứng viên ra tranh cử sơ bộ của Đảng Dân chủ. Ông cổ súy chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục đại học miễn phí và tăng tiền lương tối thiểu lên ít nhất 15 đô la/ giờ - hơn gấp đôi mức hiện nay.

Ông Whit Ayres, chiến lược gia của Đảng Cộng hòa và là chủ tịch tổ chức nghiên cứu dư luận North Star, tin rằng chiến lược tốt nhất của Đảng Dân chủ là đề cử ai đó có thể đoàn kết những cử tri Mỹ chống Trump. Nếu Đảng Dân chủ đề cử một ứng viên được xem là chấp nhận những tư tưởng xã hội chủ nghĩa như ông Bernie Sanders, thì đó sẽ là ‘kịch bản tốt nhất để ông Trump tái đắc cử,’ ông Ayres nói.
Ông Ayres và các phân tích gia khác chỉ ra rằng khắc họa các ứng viên Dân chủ là ‘theo chủ nghĩa xã hội’ là một chiến lược tốt để thu hút lá phiếu các cử tri gốc Mỹ Latin.
“Đó đích thị là cách mở rộng mặt trận của Đảng Cộng hòa,” ông Ayres nói. “Đó rõ ràng là một nỗ lực không chỉ là củng cố khối ủng hộ mà còn mở rộng trận địa của Đảng Cộng hòa.”

Trong một bài diễn văn trước chủ yếu là di dân Cuba và Venezuela ở Miami hồi tháng trước, ông Trump đã bày tỏ sự ủng hộ cho lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, người mà Hoa Kỳ công nhận là lãnh đạo lâm thời của đất nước này trong khi cảnh báo về ‘những nguy cơ của chủ nghĩa xã hội’, rằng nó đem đến nghèo đói, sư thù hận và chia rẽ.
Ông Daniel Runde, giám đốc Dự án Thịnh vượng và Phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói rằng chiến lược của ông Trump hợp lý về chính trị để thu hút cử tri ở những bang chủ chốt mà ông cần để đắc cử một lần nữa.
“Đặc biệt ở một bang như Florida nơi có đông đảo cử tri gốc Venezuela và Cuba,” ông Runde nói. “Họ hiểu chính xác như thế nào là chủ nghĩa xã hội, và họ ghét nó.”

Phe Cộng hòa cũng đã lên án Chính sách Xanh, một nghị quyết không ràng buộc do nữ dân biểu mới toanh Alexandria Ocasio-Cortez đến từ New York và Thượng nghị sỹ Ed Markey của bang Massachusetts đưa ra hồi tháng trước.
Cái tên ‘Green New Deal’ là để gợi nhắc đến ‘New Deal’, tức ‘Chính sách mới’, của cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Đó là một loạt các dự án và chương trình để khôi phục lại sự thịnh vượng trong đợt Đại suy thoái vào những năm 1930.
Những người cổ súy cho chính sách này hy vọng rằng nó sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế và loại bỏ phát thải carbon trong vòng một thập niên. Nó cũng chứa những đề xuất chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục đại học miễn phí, thu nhập đủ sống và hưởng lương trong các kỳ nghỉ phép gia đình.

Những người chỉ trích thì cho rằng nó sẽ làm phá sản nền kinh tế.
Trong bài phát biểu tại CPAC, ông Trump đã lên án ‘Chính sách Xanh’ là ‘cơn ác mộng chủ nghĩa xã hội’ và mỉa mai những đề xuất sử dụng năng lượng gió như là một nguồn năng lượng sạch.
“Hôm nay gió có thổi không?” ông nói. “Tôi muốn xem ti vi.”

Theo một cuộc khảo sát dư luận do Viện Gallup tiến hành hồi năm 2018, cho dù đa số cử tri Cộng hòa vẫn có thái độ tích cực với chủ nghĩa tư bản hơn là chủ nghĩa xã hội, 57% cử tri Dân chủ có cái nhìn tích cực đối với chủ nghĩa xã hội.
Các chuyên gia cho rằng quan điểm của người Mỹ về chủ nghĩa xã hội đã khác trước, nhất là những người trẻ vốn trưởng thành trong giai đoạn suy thoái hồi năm 2008. Nhiều người cảm thấy bất mãn với nền kinh tế vốn đem đến ít cơ hội hơn so với thế hệ cha mẹ của họ. Trong khi đó, những người Mỹ giàu nhất lại càng giàu thêm.
“Chúng tôi có sự quan tâm và số lượng thành viên ngày càng tăng kể từ khi ông Trump đắc cử,” ông Gregory Pason, bí thư toàn quốc của Đảng Xã hội Mỹ, cho biết. “Cảm giác của chúng tôi là mọi người đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho các chính sách của ông Trump và họ hiểu rằng Đảng Dân chủ không thực sự là một lựa chọn thay thế.”

Một số chính trị gia chủ nghĩa xã hội dân chủ, chẳng hạn như dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, muốn gần như là tăng gấp đôi mức thuế lên giới siêu giàu để lấy tiền chi trả cho chăm sóc y tế phổ quát, giáo dục đại học miễn phí và một chương trình việc làm tập trung vào chuyển nền kinh tế Mỹ ra khỏi năng lượng hóa thạch.
Ông Pason nhấn mạnh rằng chủ nghĩa xã hội không phải là về các chính sách thuế mà là về ‘cho người lao động quyền sở hữu và các công nhân và cộng đồng họ quyền kiểm soát cuộc đời họ’.

Ông Daniel Runde nói rằng mặc dù đối với các thế hệ trước, khái niệm chủ nghĩa xã hội được hiểu là ‘một điều hết sức kinh khủng’, nhưng đối với nhiều người trẻ ủng hộ chủ nghĩa xã hội ngày nay, khái niệm này đại diện cho những ý tưởng cấp tiến và chế độ phúc lợi mở rộng.
“Anh có thể tranh luận về quy mô chính phủ, quy mô của hệ thống an sinh xã hội và quy mô các quy định,” Runde nói. “Nhưng khi có những người công khai tuyên bố thẳng thừng rằng họ theo chủ nghĩa xã hội thì có nguy cơ họ đã quên di sản của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.”
Đối với Tổng thống Trump, nhắc nhở các cử tri về di sản đó nhiều khả năng là một nội dung nổi bật trong chiến dịch tái tranh cử của ông.




No comments: