03/03/2019
Để đánh giá kết quả Thượng
đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội xin bạn trả lời hai câu hỏi:
1) Nếu Thượng đỉnh thành
công, ai là người hưởng lợi?
2) Nếu thất bại, người hưởng
lợi là ai?
Bài học Việt Nam
Khi những quân đoàn Bắc
Việt đã ở cửa ngõ Sài Gòn sáng 30/4/1975 thì tướng Vannuxem quân đội Pháp, có mặt
tại Dinh Độc Lập để chuyển một thông điệp tới Dương Văn Minh rằng: Bắc Kinh sẵn
sàng có hành động quân sự cứu Việt Nam Cộng Hòa khỏi rơi vào tay Bắc Việt. Ông
là sứ giả mật của Bắc Kinh. Nếu Tổng thống Minh đồng ý cứ lên truyền hình kêu gọi
quốc tế can thiệp vì quân đội Bắc Việt đã phá hoại hiệp định Paris. Tướng
Vanuxem đảm bảo lập tức Bắc Kinh sẽ đổ bộ vào Việt Nam.
Dương Văn Minh từ chối.
Sài Gòn thất thủ. Trung Quốc dùng ngay con bài Pol Pot Khmer Đỏ để lôi Việt Nam
vào cuộc chiến tiếp theo ngay sau khi Khmer Đỏ chiếm được Phnom Penh.
Cho đến khi Phnom Penh của
Khmer Đỏ cũng thất thủ, Trung Quốc mới lộ mặt. Đặng Tiểu Bình gầm lên ở
Singapore “Việt Nam là bọn tiểu bá, là lũ du côn của phương Động phải dạy cho
nó một bài học.”
Sau 1975, ở miền Bắc, ai
cũng biết sự kiện Trung Quốc tổ chức lễ mừng chiến thắng 30/4 một cách rất sơ
sài qua loa trong tâm thế hậm hực. Khi đó có ai hỏi, “Tại sao?” Tại sao Trung
Quốc giúp Bắc Việt Nam đánh Mỹ, giờ đây thắng Mỹ, Trung Quốc lại hậm hực.
Thưa, Trung Quốc không
bao giờ muốn Bắc Việt thắng hay thua hẳn, mà chỉ muốn Việt Nam là một bãi chiến
trường. Đánh Mỹ trường kỳ, đánh cho đến người Việt Nam cuối cùng. Mục đích của
Tàu là cả Mỹ và Việt Nam cùng kiệt quệ bởi chiến tranh.
Việt Nam sập bẫy, lao vào
những cuộc chiến. Cuộc chiến sau đẫm máu hơn những cuộc chiến trước. Đánh Mỹ ác
liệt hơn đánh Pháp. Đánh Khmer Đỏ khó khăn hơn đánh Mỹ. Đánh Trung Quốc tàn nhẫn
và ác liệt hơn đánh Khmer Đỏ. Cứ như vậy, Trung Quốc đã dụ Việt Nam lao vào những
địa ngục nơi những cánh rừng già đầy ký sinh trùng sốt rét, biển mìn cá nhân,
xa xôi, hẻo lánh, hiểm trở ở miền tây Kampuchia.
Chưa hết, Việt Nam còn bị
lên án là quân “xâm lược”, bị cô lập, bị cấm vận. Việt Nam vùng vẫy trong nghèo
đói. Chiến tranh cứ liên miền. Và giờ đây, Việt Nam vẫn chỉ là một con chó gác
cổng cho Trung Quốc ở phía nam.
Số phận của Bắc Hàn cũng
chẳng khác là bao. Trung Quốc cố nuôi Bắc Triều Tiên sống lây lắt làm con chó
gác cổng phía Bắc.
Thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà
Nội
Trở lại với câu hỏi thứ
nhất ở lời mở đầu của bài viết này. Nếu Thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội thành
công, ai là người hưởng lợi? Tạm xếp theo thứ tự:1) Những người dân Bắc Triều
Tiên; 2) Nam Hàn; 3)Việt Nam; 4) Hoa Kỳ.
Bắc Triều Tiên sẽ thu được
nguồn đầu tư từ Nam Hàn, từ Mỹ và mọi quốc gia trên thế giới. Bắc Triều Tiên trở
trên thịnh vượng như Nam Hàn.
Không đời nào Tàu ngồi
yên nhìn Nam Hàn chiếm lĩnh thị trường miền Bắc. Đây là điều Tàu lo nhất. Nam
Hàn với tiềm năng khổng lồ cả về kỹ thuật và vốn đầu tư, cùng ngôn ngữ, văn hóa
nên Tàu đang tìm mọi cách phá hoại mối giao hảo giữa hai miền trên bán đảo Triều
Tiên. Tàu đã từng làm như vậy với Việt Nam từ những năm 1954. Tàu tìm mọi cách
để chia cắt Việt Nam.
Không đời nào Tàu ngồi im
để Bắc Triều Tiên học tập mô hình Việt Nam. Rồi một ngày Bắc Triều Tiên sẽ đón
hàng không mẫu hạm Mỹ vào Hoàng Hải như Việt Nam đã làm hay sao.
Không đời nào Tàu ngồi im
nhìn Hà Nội hưởng nguồn lợi lớn cả về chính trị, kinh tế và văn hóa nhân sự kiện
Thượng đỉnh. Tàu phải phá tan Thượng đỉnh để nước chủ nhà phải bẽ bàng.
Không đời nào Tàu ngôi im
khi thấy Mỹ – Việt mở đường bay trực tiếp, kí kết hợp đồng chục tỷ Mỹ kim.
Không đời nào Tàu ngồi im khi thấy Mỹ hết lời ca ngợi Việt Nam trong khi Trump
đang siết gọng kìm thương mại với Trung Quốc.
Đến đây chúng ta sẽ thấy
ngay lý do vì sao Thượng đỉnh Mỹ -Triều Hà Nội thất bại. Chúng ta đã có lời giải
cho hỏi thứ 2. Nếu Thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội thất bại ai là người hưởng lợi.
Mỹ càng cấm vận Bắc Triều
Tiên, Tàu càng mừng. Tàu tha hồ đục nước béo cò, một mình một chợ, lách luật,
buôn bán chợ đen dọc biên giới trên bộ trên biển.
Dân Bắc Triều Tiên càng
đói nghèo túng quẫn u mê tăm tối, càng dễ cai trị. Dòng họ Kim vẫn nhởn nhơ, hưởng
thụ, xa hoa, tại vị, bù nhìn, và độc ác.
Trong vòng hơn một năm
Kim Jong Un năm lần đi Trung Quốc. Ngay sau khi Thượng đỉnh Mỹ -Triều tại Hà Nội
thất bại, thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Ri Kil Song bay thẳng tới Bắc Kinh để
hội kiến với Vương Nghị Bộ trưởng Ngoại giao Tàu. (Mời bạn xem hai người bắt
tay vào đêm 28/2/2019)
Vương Nghị và Ri Kil Song tay trong tay tối
28/2/2019
Chỉ khi nào Triều Tiên,
Việt Nam thoát ra khỏi bóng ý thức hệ, độc lập chính trị như Đài Loan, Nam Hàn,
Nhật, thì mới hy vọng mở mày mở mặt ra được.
Nếu cứ gà què ăn quẩn cối
xay Tàu thì không bao giờ khá được. Luôn bị thao túng theo hướng có lợi cho
Tàu.
Sáng 3/3/2019
Ngã tư Vọng Hà Nội
Phạm Ngữ
No comments:
Post a Comment