BBC Tiếng Việt
08/03/2019
Nhà
nghiên cứu Biển Đông, ông Anh Sơn, vừa chính thức bị Đảng Cộng sản khai trừ do
các bài viết 'sai sự thật' trên Facebook.
Ông Trần Đức Anh Sơn được nhiều người biết đến về những
công trình nghiên cứu Biển Đông, về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường
Sa. TRAN DUC ANH SON
Truyền thông Việt Nam hôm 8/3 đưa tin ông Trần Đức
Anh Sơn bị Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng khai trừ Đảng do "đã viết, đăng
tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước trên mạng xã hội Facebook".
Hành vi này được xem là vi phạm Quy định của Ban Chấp
hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Và vi phạm Quy định của
Ban thường vụ Thành ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp.
Đây là bước 'thi hành kỷ luật', tiếp sau bước 'cảnh
cáo' mà Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã tuyên bố với ông Trần Đức Anh Sơn hồi
đầu năm 2018 cũng do các lỗi nói trên.
Vi phạm này của ông Sơn được cho "là rất nghiêm
trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của
bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi ông Sơn sinh hoạt, công tác", theo
Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng.
Ông Sơn hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.
'Đây là
giây phút hạnh phúc'
BBC liên hệ với ông Sơn hôm 8/3 để hỏi về phản ứng của
ông nhưng ông Sơn dường như tắt máy.
Trên Facebook cá nhân, ông Sơn đề cập đến việc trong
cùng ngày 8/3, cả hai vợ chồng ông đều được 'lên báo'.
Vợ ông xuất hiện trên báo Đà Nẵng ở mục Nét đẹp đời
thường. Trong khi ông Sơn xuất hiện ở nhiều báo trung ương ở mục Thời sự, do bị
khai trừ Đảng.
"Nhiều người hỏi tôi: Anh thấy thế nào?"
"Tôi thấy khó trả lời đầy đủ, nên mượn bức ảnh
chụp tờ lịch có thủ bút của thầy Thích Nhất Hạnh mà tôi được tặng trong dịp Tết
Kỷ Hợi vừa rồi, để trả lời chung cho mọi người," ông Sơn viết.
Ảnh chụp tờ lịch mà ông Trần Đức Anh Sơn đăng kèm có
dòng chữ "Đây là giây phút hạnh phúc".
Ông Sơn đã viết gì?
Hồi đầu năm 2018, chia sẻ trên Facebook cá nhân sau
khi nhận quyết định cảnh cáo của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, ông Trần Đức
Anh Sơn không nói rõ bị kỷ luật vì những bài viết cụ thể nào nhưng cho hay
"nhận được yêu cầu giải trình" về những gì ông "viết trên
Facebook trong ba năm qua", từ "giữa tháng 11/2017".
Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng nhiều khả
năng đó là những bài viết của ông Sơn phân tích tình hình Biển Đông, Hoàng Sa,
Trường Sa và các nhận định về Trung Quốc.
Trên Facebook cá nhân có gần 18.000 người theo dõi,
ông Anh Sơn cũng thường xuyên chia sẻ các bài viết bày tỏ chính kiến quanh các
vấn đề chính trị xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng mấu chốt của
sự việc là từ bài trả lời phỏng vấn New
York Times của ông Sơn năm 2017 với tiêu đề 'Người săn bản đồ ủng
hộ lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông".
Bài viết kể về hành trình ông Sơn, theo lệnh cấp
trên, đi tìm kiếm các tài liệu và bản đồ trên khắp thế giới để hỗ trợ chứng cứ
cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Sau đó ông kết luận rằng Việt Nam nên thách thức các
hoạt động của Trung Quốc tại một số đảo thuộc các vùng biển đang tranh chấp,
như Philippines đã làm và đã thành công. Nhưng cấp trên của ông 'không bị lay
chuyển' bởi đề xuất này.
"Họ luôn luôn nói với tôi, "Sơn, hãy giữ
bình tĩnh", "Đừng nói xấu về Trung Quốc", ông Sơn nói trong bài
báo trên New York Times.
"Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam là
'"nô lệ" của Bắc Kinh, ông [Trần Đức Anh Sơn] cay đắng nói... Đó là
lý do tại sao chúng ta giấu nhiều tài liệu trong bóng tối," bài báo của
Mike Ives trên New York Times viết.
Ông cho biết đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn
sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - về việc một nhà
thám hiểm Việt Nam thời Nguyễn đã cắm cờ ở Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm
1850.
Ông Trần Đức Anh Sơn là ai?
Người được New York Times gọi là "Người săn bản
đồ" sinh năm 1967 tại Huế. Cha ông chết năm 1970 trong khi chiến đấu cho
quân miền Nam Việt Nam.
Ông lớn lên trong nghèo khó, sau đó trở thành sinh
viên xuất sắc của trường Đại học Huế, nơi ông làm khóa luận về đồ sứ thời nhà
Nguyễn. Ông Sơn sau đó trở thành giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, vẫn
tờ báo này cho hay.
Ngoài nghiên cứu về Biển Đông, mới đây, ông Sơn đã
cho ra mắt cuốn sách Đồ Sử ký kiểu thời Nguyễn, thu hút sự quan tâm của giới học
thuật trong nước.
Ông Sơn từng có một số sách được xuất bản như
"Hoàng Sa, Trường Sa, Tư liệu và quan điểm của học giả quốc tế",
"Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa", v.v...
"Tôi không phải là một chính trị gia," ông
Sơn nói với New York Times. "Tôi là một nhà khoa học."
Cộng đồng mạng chúc mừng
Trang Facebook cá nhân của ông Trần Đức Anh Sơn hôm
8/3 tràn ngập lời chúc mừng của cộng đồng mạng.
Facebooker Le Thi Linh viết: "Bên thầy luôn có
các thế hệ sinh viên hiểu thầy, tôn trọng thầy và luôn ủng hộ thầy nên thầy hãy
cứ tràn đầy nhiệt huyết thầy nhé.
Facebooker Lâm Nguyễn chúc mừng ông Sơn "quay
trở lại với hàng ngũ quần chúng trong khi người có tên Khanh Tram Nguyen Thi viết:
"Truyền thông đưa tin tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ ĐCS. Tốt quá! Đảng
ghét, dân yêu..."
Facebooker Nguyễn Đức Hiền chúc mừng ông Sơn và cảm
ơn vì "đã có nhiều bài viết công phu về Hoàng Sa -Trường Sa, về chính sách
của Trung Quốc...không hợp với quan điểm của đảng nhưng hợp với lòng dân."
Đồng thời đặt câu hỏi: "Những người có tài có tâm huyết đều ra đi, vậy
trong đảng còn lại những ai?"
Hầu hết các ý kiến viết trên Facebook của ông Sơn đều
chúc mừng ông Sơn 'bị khai trừ khỏi Đảng'.
Nhưng cũng có ý kiến khác, như của Facebooker Đinh Đức
Hiền, "mong ước ông Sơn được cho đi học lại lớp cảm tình [Đảng] để không
làm phụ lòng những người đã luôn quan tâm đến ông", và Mong ông được quay
lại tổ chức để trở thành một người đảng viên tốt!"
"Tôi thấy những bài ông Sơn viết được nhân dân ủng
hộ, uy tín của ông được thấy rõ qua từng comment, share, like chứ chưa thấy mất
chút uy tín nào! Có lẽ nào quần chúng nhân dân đang like những sai phạm? ...
Tôi mong việc ông Sơn bị khai trừ chỉ là một giấc mơ không có thật," người
này viết.
------------------------
09/03/2019
VNTB
- Sự kiện kỷ luật ông Sơn hay cách ứng xử của thời đại Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đối với giới trí thức thực sự đã cho thấy một phản ứng ngược mà bản
thân ông Trọng không nhận ra.
Ông Trần Đức Anh
Sơn
Kỷ luật trong ĐCSVN có nhiều mức độ, và càng ngày nó
càng khiến người dân biểu lộ những cảm xúc đầy tính liên quan.
Có những kỷ luật khiến người dân phẫn nộ, vì mức độ
kỷ luật nhẹ trong khi vi phạm nặng, có những kỷ luật khiến người dân càng tôn
trọng người bị kỷ luật hơn. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế
- Xã hội Đà Nẵng, ông Trần Đức Anh Sơn, người vào ngày 8/03/2019 đã bị Ủy ban
thường vụ thành ủy ra quyết định kỷ luật vì “đã viết, đăng tin, bài sai sự thật,
không đúng với quan điểm của Đảng,… trên mạng xã hội”.
Trong bình luận của mình, ông Nguyễn Lương Thịnh,
người là bạn với ông Trần Đức Anh Sơn chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng, ông
Sơn “chọn vị trí là Nhà Khoa học để bảo vệ và phát triển các thành quả nghiên cứu,
thay vì nhận các chức danh do Đảng phân công, trong đó phải chấp hành nghị quyết
của tổ chức về đề tài và biên độ nghiên cứu.” Và ông Sơn “đã chủ động” thông
báo quyết định của ông trước khi cơ quan báo chí của Đảng loan tin. Và thực tế
cho thấy, ngày ông “về với Nhân dân” được đăng tải trên Facebook là ngày
18/02/2019.
Bị kỷ luật nhưng được hoan nghênh: vì sao?
Càng ngày, những bản án kỷ luật nhắm vào những người
trí thức thực sự (những người đang làm đảng viên những phát ngôn hoặc hành vi
trái với quan điểm và chủ trương của đảng) lại được người dân hoan nghênh. Bởi
câu chuyện của ông Sơn khá giống ông Chu Hảo, khi cả hai dám lên tiếng chỉ ra
cái “sai của Đảng”, và đánh giá về các sự kiện – hiện tượng trong xã hội theo
quan điểm thẳng thắn của một sĩ phu đau lòng trước thời cuộc.
Trên Facebook ông Sơn, có những bài đăng tải lại có
liên quan đến Biển Đông, và chủ quyền bị giành giật bởi Trung Quốc, về vấn đề
Trung Quốc “thọc gậy” thượng đỉnh Mỹ - Triều,… Ông cũng từng chia sẻ thẳng thắn
trên Facebook về vấn đề chiến tranh Biên giới 1979 bằng luận điểm: Lịch sử muốn
phản ánh đúng sự thật. chính trị chỉ muốn sự thật được phản ánh đúng lúc. Đáng
buồn là chính trị luôn thắng lịch sử.
Nhà báo, Facebooker Chu Vĩnh Hảo cũng đón nhận tin
ông Sơn bị khai trừ bằng cảm giác “rất vui”, bởi ông tin rằng, “là một học giả,
TS Trần Đức Anh Sơn nhất thiết phải coi trọng tính độc lập của các tiểu luận và
các công trình nghiên cứu, và để đạt được tính độc lập ấy, anh cũng như các học
giả khác cần phải độc lập với sự bảo hộ của bất cứ đảng phải nào”.
Sự kiện kỷ luật - khai trừ đảng đối với ông Trần Đức
Anh Sơn đã cho thấy, ĐCSVN đang tự rút đi những nhân tích cực và bền vững cho sự
trường tồn của mình ra khỏi tổ chức. Tại sao? Bởi phản biện và dám lên tiếng sẽ
tạo nên nội lực trong một đảng phải, làm sạch đảng phái chứ không phải là sự
tuân lệnh 100% đối với những chủ trương, điều lệ, nghị quyết sai của đảng.
ĐCSVN đang suy thoái, muốn cứu vãn bằng phương pháp “hồng hơn chuyên”, nhưng vô
tình, những yếu tố này khiến cho đảng trở thành một tập hợp của những con sâu đục
phá và dàn lợi ích nhóm chằng chịt, sẵn sàng không trái quan điểm của đảng để
hoàn toàn tư lợi cá nhân.
Bởi, hình thức kỷ luật đảng bằng cách khai trừ là điều
nên làm, nhưng sự lớn mạnh trong đảng chỉ có thể diễn ra khi hình thức kỷ luật
này áp dụng cho chính những đối tượng tham nhũng và tham vọng quyền lực tập
trung, thay vì tập trung đánh giới trí thức trong đảng (vốn là những nhân tố
luôn nhấn mạnh sự độc lập, tự chủ phản biện). Bởi, kỷ luật lần này không khác
gì đảng đang trương cao quan điểm của Lenin trong thời điểm hiện nay: Các lực
lượng trí tuệ của công nông đang trưởng thành vững mạnh trong cuộc đấu tranh lật
đổ tư sản và bọn đồng lõa, lũ trí thức – đầy tớ của tư bản, những kẻ tưởng mình
là bộ não của quốc gia. Trên thực tế, bọn chúng không phải là bộ não mà là cứt.
Mà một quan điểm khinh thị trí thức như thế càng đẩy nhanh tiến trình khủng hoảng
trong đảng. Và có vẻ, “Trí thức là cứt” nên “không phải muốn nói gì là nói”,
ngay cả khi là con cháu “công thần” được quán triệt trong đảng một cách tuyệt đối
dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.
Mặt khác, sự ra đi của giới trí thức thực sự ra khỏi
ĐCSVN cho thấy, trong đảng luôn tồn tại “vòng kim cô" siết chặt sự tự do học
thuật và tự do phản biện (điều làm nên tính chất chân chính của nền khoa học
nhân bản, khai phóng). Và kỷ luật khai trừ lần này cùng lúc cho hai một lúc hai
vấn đề: giới trí thức ngày càng không chất nhận sự cưỡng chiếm tư tưởng, và
ĐCSVN ngày càng không chấp nhận giới trí thức là đảng viên được mở rộng quyền tự
do tư tưởng của mình. Có lẽ chính vì vậy, mà Facebooker Huy Truong đã chúc mừng
ông Sơn trên Facebook cá nhân bằng luận điểm: Thầy Sơn là nhà khoa học chứ không
phải là nhà chính trị, nên khi ra khỏi Đảng sẽ có nhiều thời gian và “không
gian” để làm khoa học hơn. Chúc mừng thầy.
Sự kiện kỷ luật ông Sơn hay cách ứng xử của thời đại
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với giới trí thức thực sự đã cho thấy một phản
ứng ngược mà bản thân ông Trọng không nhận ra. Bởi sự ra đi của ông Chu Hảo hay
Trần Đức Anh Sơn không làm mất đi tính danh giá của cá nhân họ, mà ngược lại nó
càng gia cố thêm sự danh giá cá nhân của họ, và được hoan nghênh, ca tụng là “sự
trở về với nhân dân”. Và bằng quyết định kỷ luật lần này của ĐCSVN áp dụng đối
với ông Sơn, câu hỏi đặt ra là: Những người có tài có tâm huyết đều ra đi, vậy
trong đảng còn lại những ai?
No comments:
Post a Comment