Trưa hôm qua, 13g ngày 21/3, Công An bắt vụ mua bán
má túy đá với qui mô khủng khiếp: 300 kg trị giá hơn 600 tỉ đồng khi đang được
tập kết tại một công ty may mặc xuất khẩu ở TPHCM bởi ông trùm đường dây là người
Trung Quốc tên Huang Zai Wen, 50 tuổi cùng 16 đồng hương TQ và 3 người Việt
Nam. Địa điểm giao hàng là Công ty Hasan trong khu dân cư phường Bình Hưng Hòa
B (Q. Bình Tân, TP.HCM).
Tân Hoa Xã đưa tin này, chỉ nói là “người nước
ngoài” bị bắt. Bình phong cho đường dây “giết người hàng loạt” này là công ty
Hasan đăng ký kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, 5 năm chỉ làm vài đơn hàng
may, do một phụ nữ VN là người tình của Huang đứng tên. Số ma túy này được vận
chuyển từ Lào qua khu vực cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), tập trung tại các “kho” ở
đây rồi vận chuyển vào TP.HCM. để tiêu thụ. Nghĩ ngay đến vụ nhét tỏi giết bạn
gái sau khi chơi hàng đá, rồi chuyện bọn nghiện giết cô SV sắp tốt nghiệp về phụ
mẹ bán gà dịp Tết hay thằng ngáo đá giết cả nhà 4 người mới đây mà rùng mình lo
âu trước thảm họa, sự bất an của xã hội.
Ma túy mà tính bằng kí, không phải củi hay đá. Tính
ra cũng đến 5 triệu viên (theo giá, 1 triệu viên giá 6T USD, ở đây là 30 triệu
USD). Theo một nghiên cứu thực hiện ở TPHCM và Hà Nội, 72% khách hàng đang dùng
ma túy đá là thanh niên từ 18 tới 30 tuổi.
Vụ 300 kg ma túy đá này ghê rợn vậy nhưng ít ai chú
ý, trên face lại đang ồn ào thương vụ của chùa Ba Vàng đang kinh doanh “cúng
vong, giải nghiệp”. Có lẽ vì “luận thuyết” và thái độ của thầy bà Ba Vàng zui
hơn? Kinh doanh nỗi sợ hãi, kích thích mê tín dị đoan tận cùng và thu tiền rất
chát đang hoạt động rầm rộ công khai mới là điều hổng hiểu nổi? Khi VTV và báo
Lao Động đưa tin thầy trụ trì chùa – một
CPO (Chief Pagoda Officer) giỏi nghề, xuất sắc, vốn là thấy giáo Đại học kinh tế
quốc dân, đã lập tức tổ chức “oánh lại” truyền thông nhà nước ngay, bằng bản
lĩnh xử lý khủng hoảng truyền thông và bằng công nghệ mới (qua youtube) để “giải
độc dư luận” nhanh chưa từng có, như kiểu một “lực lượng” hùng mạnh dẫn dắt xã
hội?
…NHƯNG
CÂU CHUYỆN 100 ĐỒNG CŨNG CẦN QUAN TÂM KHÔNG KÉM 600 TỶ
Thật thế, ngày 20/3/2019, Bộ Công Thương vừa thông
báo tăng giá điện. Với mức tăng 8,36%, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ
1.720,65 đồng/kWh đã tăng lên gần 1.850 đồng/kWh, tính từng kWh thì chỉ tăng có
hơn 100 đồng mỗi kwh.
Đừng quên, 20 ngày trước, vào ngày 2/3/2019, giá
xăng đã tăng 939 đồng một lít. Xăng tăng, điện tăng, giá thành phẩm ắt phải
tăng. Người tiêu dùng chi tiêu phải chắt bóp hơn nhưng lao đao hơn là các doanh
nghiệp. 3 tuần trước, khi giá xăng tăng, một anh bạn làm sản xuất nói ngắn gọn:
giảm vài trăm, tăng cả nghìn. Giờ giá điện tăng, họ nói, lại càng phải bóp chặt
hơn nữa chi tiêu điện vì đầu ra (bán hàng) đang đuối.
Mình kể câu chuyện thật chiều qua. Gọi điện cho anh
Phạm Xuân Hồng, chủ tịch HH dệt may thêu đan TP nhờ anh giới thiệu giúp 1 công
ty may công nghiệp, do người bạn đang kiếm chỗ đặt hàng cho một doanh nhân nước
ngoài muốn mua quần áo thể thao số lượng lớn. Các công ty may đã dần biến mất
trên thị trường. Những công ty bạn bè tôi giờ thu hẹp dần. Anh Hồng nói như xác
nhận, hàng nhập giá rẻ nhiều, hàng giả tràn lan, các doanh nghiệp dệt may VN
khó lắm chị. Cuối cùng anh cũng đưa ra được một cái tên. Gọi cho các bạn làm dệt
may công nghiệp, họ nói khô khốc, giá điện tăng thì ngành dệt may là một trong
những ngành khổ nhất vì công nhân đông, lại cần nhiều điện chiếu sáng. Giảm
sáng không được vì hại mắt của thợ và giảm chính xác. Nên phải tính nhiều cách,
đầu tiên là sắp xếp sản xuất nhiều hơn vào giờ thấp điểm.
Sẽ có nhiều nữ công nhân phải đi làm ca ba, không chỉ
trong ngành may. Thêm một hòn đá nào đó lên gánh nặng chi phí doanh nghiệp là
giảm chừng ấy sức cạnh tranh của sản phẩm Việt.
Chuyện mê muội nạp tiền nạp mang vì mê tín của Ba
Vàng hay ảo tưởng đến giết người của ma túy đá rất đáng lo (mà sao tình cờ 2
mũi giáp công cùng có điểm rơi tuần này?) vì sự xuống cấp không phanh của đạo đức,
lối sống nhưng sự khó khăn về đời sống của người thợ cũng đáng quan tâm cặn kẻ.
Liệu có bớt được tiền tỉ xây tượng đài, tiền bao cấp bộ máy quá cồng kềnh vô hiệu
để dành thêm chút ít tiền chăm lo phần nào cho đời sống công nhân bớt cơ cực?
No comments:
Post a Comment