Thanh Phương – RFI
Đăng ngày 21-12-2018
Vụ
bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis bất ngờ thông báo từ chức đang gây lo ngại
cho các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á, bởi vì cho tới nay, đối với các quốc gia
này, trong chính quyền Donald Trump, tướng về hưu Mattis là một nhân tố giúp
duy trì tính ổn định, tạo sự tin tưởng, cũng như giúp hạn chế bớt những quyết định
bốc đồng của một vị tổng thống tính khí thất thường. Đó là nhận định chung của
các quan chức trong khu vực và giới phân tích.
Châu Á là khu vực hiện Hoa Kỳ có những đồng minh rất
thân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, và cũng là khu vực tập trung một số điểm
nóng nhất trên thế giới, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Đây là một
vùng rất cần có sự can dự lâu dài và ổn định của Hoa Kỳ để ngăn chặn nguy cơ
bùng nổ xung đột.
Cho tới nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mattis vẫn là người
chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông, đồng thời
ông cũng nỗ lực giúp làm giảm căng thẳng ở vùng biển đang có tranh chấp này.
Trên nhật báo The Australian, thượng nghị sĩ Úc Jim
Molan khẳng định tướng Mattis vẫn được xem là một trong những người “trưởng
thành” - (chín chắn), nếu không muốn nói là người “trưởng
thành” cuối cùng trong chính quyền Trump. Theo vị thượng nghị sĩ này,
việc ông Mattis ra đi rất đáng lo ngại, vì nó làm tăng thêm một yếu tố bất ổn
vào các quyết định tương lai của Mỹ trong các hồ sơ địa chính trị. Đặc biệt, đối
với Canberra, tướng Mattis là một đồng minh chủ chốt trong chính quyền Trump. Một
nguồn tin ngoại giao tại Mỹ xác nhận với Reuters: “Ông Mattis vẫn thường
lắng nghe ý kiến của Úc”.
Còn theo nhận định của ông Adam Mount, một nhà phân
tích quốc phòng thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, được hãng tin Reuters
trích dẫn, trước một nước Bắc Triều Tiên không từ bỏ tham vọng hạt nhân, trước
một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng, những nỗ lực của bộ trưởng Mattis đã
giúp duy trì liên minh giữa Hoa Kỳ với các nước đồng minh châu Á. Nhưng ông
Adam Mount nhấn mạnh, còn nhiều vấn đề lớn cần được giải quyết để cho liên minh
này thật sự vững mạnh.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg lưu ý, ngoài những
quyết định đã được loan báo như triệt thoái toàn bộ quân khỏi Syria, rút một phần
lực lượng khỏi Afghanistan, thì việc bộ trưởng Mattis từ chức có thể sẽ ảnh hưởng
đến chính sách của chính quyền Trump về Bắc Triều Tiên, vào lúc mà Kim Jong Un
đang tìm cách làm rạn nứt liên minh Mỹ-Hàn, thông qua việc làm hòa với Donald
Trump. Bản thân tổng thống Trump cũng đã góp phần làm suy yếu liên minh
Washington - Seoul, khi ông đơn phương quyết định tạm ngưng các cuộc tập trận
chung hàng năm giữa hai nước.
Cho tới nay, trong khi bộ trưởng Mattis ủng hộ hết
mình liên minh Mỹ-Hàn, thì tổng thống Trump thường xuyên đặt lại vấn đề về sự cần
thiết phải duy trì 28 ngàn quân ở Hàn Quốc và đòi Seoul phải trả thêm tiền để
Hoa Kỳ bảo vệ an ninh. Hiện giờ, hai nước vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc
chia sẻ chi phí duy trì lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc. Theo dự báo của giáo sư Daniel
Pinkston, Đại học Troy, Seoul, được Bloomberg trích dẫn, nếu trong cuộc đàm
phán với Hàn Quốc, tổng thống Trump không thấy đạt được kết quả như mong muốn
và nếu trong thời gian tới, ông gặp thêm khó khăn trong nước, thì không loại trừ
khả năng là chủ nhân Nhà Trắng sẽ ra lệnh rút lực lượng Mỹ khỏi miền nam Triều Tiên.
Cũng theo nhận định của hãng tin Bloomberg, việc tổng
thống Trump bất ngờ quyết định rút quân khỏi Syria mà không tham khảo ý kiến
các cố vấn an ninh quốc gia sẽ càng khiến cho Bình Nhưỡng chỉ muốn nói chuyện
trực tiếp với Trump, chứ không thông qua ai khác trong chính quyền Mỹ, nhất là
kể từ nay không còn ai dám can ngăn tổng thống Mỹ.
----------------------
VOA
Tiếng Việt
22/12/2018
Quyết
định từ chức đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis đã gây quan ngại
sâu xa nơi các đồng minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức khu vực và
các nhà phân tích nhận định hôm 21/12 rằng những đồng minh của Mỹ vẫn xem tướng
hồi hưu Jim Mattis là người đã xây dựng được niềm tin, và có công kiềm hãm
khuynh hướng bốc đồng, tự cô lập hóa của chính quyền Mỹ hiện tại.
Khu vực Á Châu-Thái Bình Dương - bao gồm các đồng
minh kiên cường của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc – là những vùng có nhiều
biến động và là địa điểm của một số điểm nóng nhất trên thế giới, trong bối cảnh
căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên, và các động thái của Trung Quốc
quân sự hóa Biển Đông gây ra nhiều xích mích.
Ông Mattis là người vẫn hậu thuẫn các quan hệ với những
đồng minh truyền thống của Mỹ. Ông từ chức vì có quan điểm bất hòa với Tổng thống
Donald Trump về các chính sách đối ngoại, kể cả các quyết định bất ngờ trong tuần
này đòi rút quân ra khỏi Syria, và bắt đầu lên kế hoạch rút quân ở Afghanistan.
Trao đổi với tờ báo The Australian, Thượng nghị sĩ
Jim Molan của Úc nhận định: “Nói chung, Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis được
coi là một trong những nhân vật có uy tín, là “người lớn” trong chính quyền Tổng
thống Trump.”
Thượng nghị sĩ Molan nói sự ra đi của ông Mattis rất
đáng lo ngại bởi vì đây lại là “thêm một yếu tố bất định khác nữa trong việc
làm quyết định của Hoa Kỳ”.
Giới phân tích cho rằng ông Mattis là một người hay
mạnh mẽ chỉ trích sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông,
tuy nhiên ông đã nỗ lực làm việc để đảm bảo căng thẳng không sôi sục quá mức.
Reuters dẫn lời nhà phân tích Euan Graham, Giám đốc
ban Á Châu của Đại học La Trobe, Úc Châu, nhận định: “Tướng Mattis bảo đảm sự liên tục trong các chính sách của chính phủ Mỹ,
ông được tin tưởng là nhân vật có thể tin cậy để kiềm hãm những hành vi bốc đồng
của ông Trump, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ là người có khuynh hướng cô lập
hóa, và rõ ràng hoài nghi các cam kết của Mỹ với các đồng minh truyền thống.”
Vẫn theo Reuters, sự ra đi của Mattis sẽ khiến Úc mất
đi một đồng minh quan trọng trong chính quyền Trump, giữa lúc nước Úc không có
một đại sứ Hoa Kỳ từ năm 2016 tới bây giờ.
--------------------------------
BBC Tiếng Việt
21 tháng 12 2018
James
Mattis, người vừa đệ đơn từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, hai lần thăm chính thức
Việt Nam trong năm 2018.
. . . . . . . . .
No comments:
Post a Comment