Monday, December 10, 2018

VÌ SAO Ở BUENOS AIRES, TẬP & TRUMP ĐÃ KHÔNG THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG? (Piotr Tsvetov - Sputnik)




Piotr Tsvetov -  Sputnik
10/12/2018

Cuộc họp và đàm phán giữa Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, thủ đô của Argentina, tiếp tục là trọng tâm của sự chú ý của giới truyền thông thế giới.


Nguyên thủ hai nước đã thảo luận một số vấn đề chủ đạo: tình hình trên bán đảo Triều Tiên và xung quanh Đài Loan, việc sử dụng ma túy tổng hợp, và, tất nhiên, quan hệ thương mại song phương. Họ không thảo luận về một vấn đề — tình hình xung đột ở Biển Đông.

Các nhà phân tích của báo South China Morning Post giải thích điều này bởi thực tế hai nhà lãnh đạo đã giành sự tập trung chú ý chính đến "cuộc chiến thương mại" và do đó đã không  "đụng đến" vấn đề Biển Đông.

Họ không thể hay không muốn? Hoặc có thể tất cả đã trở nên bình yên xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không còn gì để tranh cãi?

Không, trước cuộc họp của hai nguyên thủ ở Buenos Aires, tàu tuần dương Mỹ Chancellorsville đã thực hiện một cuộc hải trình gần quần đảo Hoàng Sa, còn chính quyền Trung Quốc chính thức  tuyên bố phản đối đáp trả.

Những hành động như vậy không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng lặp lại không phải một ngày và không phải một năm.Tàu chiến và máy bay Mỹ từ lâu đã có mặt ở Biển Đông gần các đảo mà người Trung Quốc coi là của họ. Và mỗi khi  chúng tiếp cận rất gần, giới chính quyền Bắc Kinh lại tỏ thái độ phản đối.

Dường như với tôi, người Trung Quốc và người Mỹ đã đạt được một sự đồng thuận ngầm về vấn đề này. Người Trung Quốc không sẵn sàng  bắt giữ tàu của Mỹ hoặc bắn hạ máy bay vi phạm biên giới của CHNDTH; tiềm năng quân sự của họ vẫn chưa đủ cho những hành động như vậy. Nhưng họ cũng không có ý định rời bỏ đảo. Giới lãnh đạo của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cần phải chứng minh cho nhân dân mình và toàn thế giới rằng họ đang bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, Trung Quốc không thể không thể hiện một phản đối chính thức. Lần này, liên quan đến tàu tuần dương Chancellorsville, trong con mắt của các thủy thủ Mỹ, nó đơn thuần giống như một sự hình thức trống rỗng.

Người Mỹ, về phần mình cũng không muốn (hay không thể?) sử dụng vũ lực để ngăn chặn việc tăng cường củng cố vị thế của Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng họ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Đồng thời, họ sẽ giải thích cho thế giới về sự hiện diện quân sự của họ trên những vùng biển nằm cách xa Mỹ, bởi sự cần thiết phải bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Cả hai bên, tất nhiên, sẽ tiếp tục trò chơi "phô trương cơ bắp", nhưng không nhiều hơn thế. Nó sẽ không dẫn đến những trận chiến nóng bỏng.

Tôi nghĩ: bức tranh về sự "đồng tâm" của Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục giữ lại trong viễn cảnh hữu hình tiếp theo.






No comments: