Saturday, December 15, 2018

TRUMP LẠI MUỐN TRỤC XUẤT NGƯỜI TỊ NẠN VIỆT NAM (Charles Dunst và Krishnadev Calamur | DCVOnline)




Charles Dunst và Krishnadev Calamur | DCVOnline
Posted on December 14, 2018 by editor

Tòa Bạch Ốc một lần nữa lại muốn trục xuất một số nhóm người nhập cư được bảo vệ, đưa ra lại chính sách đã rút đi từ những tháng trước.

Donald Trump và Bộ trưởng Nội An Kirstjen Nielsen phát biểu tại một cuộc họp vào tháng Hai. Nguồn: Jonathan Ernst / Reuters

Chính quyền Trump quay trở lại chính sách trục xuất một số người nhập cư Việt Nam được bảo vệ. Họ là những người đã sống ở Mỹ nhiều chục năm, nhiều người trong số đó đã trốn khỏi quê hương trong thời chiến tranh Việt Nam.

Đây là bước mới nhất trong chủ trương của Tổng thống Mỹ đặt chính sách nhập cư và hạn chế tị nạn khắc nghiệt lên hàng đầu, và là một trong những chính sách chắc chắn sẽ gây ra phản đối – Hồi tháng Tám tòa Bạch Ốc đã ngập ngừng lùi kế hoạch này lại và nay vừa mở lại hồ sơ đuổi người tị nạn Việt Nam. Về căn bản, chính quyền hiện nay quyết định rằng người nhập cư Việt Nam đã đến Hoa Kỳ trước khi Hoa Kỳ và Việt Nam tái lập quan hệ ngoại giao phải tuân theo những tiêu chuẩn của luật nhập cư có nghĩa là tất cả những người đó đều có thể bị trục xuất.

Lập trường mới phản ảnh những cố gắng của Tòa Bạch Ốc nhằm kiểm soát chặt chẽ số người nhập cư, như Tổng thống Mỹ đã thường xuyên phàn nàn khi là ứng viên trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 và là vấn đề mà ông cho là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn tại Hoa Kỳ.

Chính quyền Trump từ năm ngoái đã bắt đầu việc trục xuất nhiều người nhập cư Việt Nam, Campuchia và các nước khác, đã ở Mỹ nhiêu chục năm; những người này bị chính quyền cáo buộc là “người bất hợp pháp hình sự bạo lực.” Nhưng Washington và Hà Nội đã có một thỏa thuận năm 2008 đặc biệt cấm trục xuất người Việt Nam người đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 — ngày hai nước cựu thù tái lập quan hệ ngoại giao sau cuộc chiến Việt Nam.

Đến mùa xuân năm 2017, tòa Bạch Ốc đơn phương diễn giải lại thỏa thuận đã ký năm, 2008 đặt những tội phạm ra ngoài sự bảo vệ của thỏa thuận này, cho phép chính quyền Mỹ trục xuất một số những người Việt Nam đã nhập cư trước năm 1995; đây là một chính sách mà chính quyền Trump đã rút lại hồi tháng Tám. Tuần trước, Tuy nhiên, James Thrower, một phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết chính phủ Mỹ đã một lần nữa đảo ngược chính sách.

Thrower nói với tờ The Atlantic, Washington hiện nay tin rằng thỏa thuận năm 2008 không thể bảo vệ người nhập cư Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 không bị trục xuất. Điều này sẽ áp dụng đối với người di cư hoặc không có giấy tờ hoặc là phạm nhân, và điều này sẽ không áp dụng đối với những người đã trở thành công dân Mỹ. Thrower nói,

“Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận song phương về việc trục xuất [người tị nạn] năm 2008 và thiết lập thủ tục trục xuất công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ sau ngày 12 tháng Bảy năm 1995, và phải tuân theo lệnh trục xuất sau cùng. Trong khi những thủ tục liên hệ trực tiếp với thỏa thuận cụ thể này không áp dụng đối với công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ngày 12 tháng 7, 1995, nhưng nó không loại trừ một cách rõ ràng việc trục xuất những người đến trước năm 1995.”

Sự thay đổi chính sách của chính quyền Trump lại được đưa ra khi một người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định rằng Bộ Nội An đã gặp đại diện của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington, DC, nhưng từ chối không cho biết chi tiết về những cuộc đàm phán đã diễn ra hoặc những gì đã được thảo luận.

Katie Waldman, một phát ngôn viên của Bộ Nội An nói,

“Chúng tôi có 5.000 người tị nạn Việt Nam phạm tội đã bị kết án đã có lệnh để trục xuất – họ không phải là công dân Mỹ và đã bị những chính phủ trước bắt, kết án, và cuối đã có lệnh trục xuất của thẩm phán di trú liên bang. Một trong những ưu tiên của chính phủ hiện nay là trục xuất người bất hợp pháp về quê hương của họ.”

Người phát ngôn của Tòa Đại sứ Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận ngay lập tức.

Nhưng Trung tâm Hành động Tài nguyên Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center), một nhóm vận động ở Washington, DC, trong một tuyên bố, cho biết rằng mục đích của cuộc họp giữa Bộ Nội An và Tòa Đại sứ CHXHCN Việt Nam là để thay đổi thỏa thuận năm 2008. Thỏa thuận đó ban đầu đặt ra có hiệu lực trong 5 năm và sẽ được tự động gia hạn sau mỗi 3 năm, trừ khi một bên quyết định rút ra khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận này đến kỳ gia hạn vào tháng tới. Kể từ năm 1998, đã có lệnh trục xuất hơn 9.000 công dân Việt Nam, những người tị nạn đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 — ngày hai nước cựu thù tái lập quan hệ ngoại giao sau cuộc chiến Việt Nam.

Khi lần đầu tiên quyết định diễn giải lại thỏa thuận năm 2008, chính quyền Donald Trump đã lập luận rằng chỉ những người tị nan đến trước năm 1995 và đã có tiền án mới không được thỏa thuận 2008 bảo vệ và đủ điều kiện để bị trục xuất. Ban đầu Việt Nam đã lùi bước và chấp nhận một số người nhập cư bị trục xuất trước khi lên tiếng phản đối; Quyết định thay đổi hồi tháng 8, được báo lên tòa án California vào tháng 10, dường như đã tạm đóng băng những quyết định trục xuất đó, nhưng thay đổi mới nhất của chính phủ Trump sẽ khiến cho số phận của một số lớn người nhập cư Việt Nam trở nên bấp bênh. Đến nay thì tất cả những người tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 đều không được sự bảo vệ của thỏa thuận năm 2008.

Nhiều người đến trước năm 1995, tất cả những người trước đây được bảo vệ theo thỏa thuận năm 2008 của cả hai chính quyền của Tổng thống George W. Bush và Barack Obama, là những người tị nạn Chiến tranh Việt Nam. Một số là con của những đồng minh với Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa, một thuộc tính khiến họ trở thanh những tahnh phần mà chính quyền hiện nay ở Hà Nội không ưa thích, và họ quy chụp cho con cái của những người Việt Nam Cộng hòa là những kẻ chống lại chế độ. Nhóm người chống cộng gồm các nhóm thiểu số như con cháu của người miền Thượng du, đồng minh của Mỹ, từng bị đàn áp ở Việt Nam vì sắc tộc của họ và vì họ theo Kitô giáo.

Hành động của chính quyền Trump phản ảnh một cách đọc hoàn toàn mới về thỏa thuận 2008, theo Ted Osius, người từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 11 năm 2017. Osius nói rằng khi còn đương nhiệm, thỏa thuận năm 2008 đã được tất cả các bên liên quan chấp nhận cấm trục xuất tất cả những người nhập cư Việt Nam trước năm 1995.

Ông Osius nói với The Atlantic trong một email ,

“Chúng tôi hiểu rằng thỏa thuận này đã ngăn chặn việc trục xuất người Việt Nam đên Mỹ trước năm 1995. Cả hai chính phủ và cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã diễn giải theo cách đó.”

Ông nói thêm, bộ Ngoại giao, đã giải thích điều này với cả Tòa Bạch Ốc và cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan.

Tin tức về việc chính quyền Trump đổi giọng cứng rắn đã nhanh chóng truyền tải trên những mạng xã hội Mỹ gốc Việt, với các nhóm vận động cảnh xáo số người bị trục xuất có thể gia tăng. Kevin Lam, giám đốc tổ chức của Hội thảo tài nguyên người Mỹ gốc Á, một nhóm vận động nói,

“Bốn mươi ba năm trước, rất nhiều cộng đồng người Đông Nam Á và cộng đồng người Việt Nam đã trốn khỏi đất nước và quê hương của họ vì chiến tranh, mà Hoa Kỳ đã tham gia, phả bỏ trốn đi sự an toàn cho họ và vì sự an toàn của gia đình họ. Hoa Kỳ sẽ tốt nếu nhớ được điều đó.”

Dân biểu Hạ Viện Mỹ, Stephanie Murphy, một người Mỹ gốc Việt và cũng là người tị nạn đã lên tiếng phản đối chính quyền Trump.

Twit của dân biểu Mỹ  Stephanie Murphy phản đổi chính sách trục xuất người tị nạn Việt Nam của chính phủ Trump. 

“Gia đình tôi chạy trốn khỏi Việt Nam Cộng sản khi tôi còn bé bởi vì họ thà chết khi đi tìm nguồn sáng còn hơn sống trong bóng tối. Nhờ một chương trình dưới thời Tổng Thống Carter, chúng tôi tái định cư tại Mỹ và tôi trở thành một công dân tự hào của quốc gia vĩ đại này. Tôi rất vinh dự là người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên là dân biểu Quốc Hội. Là người Mỹ, tôi rất quan tâm đến nỗ lực của Tông thống Mỹ để đàm phán lại Bản Ghi nhớ 2008 giữa Việt Nam và Mỹ, và có thể trục xuất người tị nạn Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995. Cuộc tranh luận này là về việc giữ lời hứa của chúng ta và tôn vinh tinh thần nhân đạo lâu đời của đất nước này. Tôi yêu cầu Tổng thống Mỹ hãy chú ý đến những ảnh hưởng không tốt của chính sách mới này đối với hàng ngàn gia đình. Chúng ta có thể giữ cho nước Mỹ an toàn và tiếp tục phát huy các giá trị cơ bản của nước Mỹ.”

VIDEO :

© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: 
DEC 12, 2018

Về tác giả | Charles Dunst là một nhà báo có trụ sở tại Phnom Penh, Campuchia. Krishnadev Calamur là một ngòi bút viết cho tại The Atlantic, viết tin toàn cầu. Ông là cựu biên tập viên và phóng viên tại NPR và là tác giả của Murder ở Mumbai.






No comments: