Friday, December 7, 2018

CUỘC CHIẾN “TỰ CẤM VẬN” … ĐANG CÓ THÀNH QUẢ … (FB Phạm Thanh Giao)





Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vừa thông báo cái kết quả Mậu Dịch Trao Đổi Thua Lỗ của tháng 10 vừa qua cho thấy, đây lại là một con số thua lỗ đạt kỷ lục CAO NHẤT TÍNH TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở MỸ VÀO THÁNG 10 NĂM 2008 đến nay.

Số lượng hàng hóa Nhập Cảng vẫn gia tăng đều đặn cao hơn từng ngày, trong khi số lượng hàng hóa Xuất Cảng lại tiếp tục giảm mạnh. Chỉ riêng Mậu Dịch Trao Đổi Thua Lỗ với Trung Quốc không thôi thì trong tháng 10 vừa qua đã đạt được con số KHỦNG (-)$43.1 tỷ đô la so với (-)$35.2 tỷ đô la của tháng 10 năm ngoái, tương đương với khoảng hơn 22%.

Cái viễn ảnh không mấy gì sáng sủa dường như đã lấp ló ở trước ngõ. Các kinh tế gia trong nước cũng như ngoại quốc đã và đang lên tiếng cảnh báo cho một cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ riêng gì với Trung Quốc và Hoa Kỳ nhưng có lẽ sẽ ảnh hưởng đến toàn cầu. Cái khổ là người dân Mỹ đã chưa bao giờ chuẩn bị cho bất kỳ một cuộc khủng hoảng kinh tế nào từ xưa tới nay. Họ cứ luôn chờ nước đến chân rồi mới nhảy. Cuộc khủng hoảng kinh tế dưới đời George W. Bush vào năm 2008 đến nay vẫn còn để lại nhiều vết thương chưa lành.

Phần đông người Mỹ vẫn ung dung mua sắm bằng cách cà thẻ tín dụng, đến khi nào mất việc mới tính. Trong 10 năm sau thời kỳ khủng hoảng 2008, mặc dù nền kinh tế đã gia tăng rất đáng kể suốt 8 năm qua, nhưng con số thống kê cho thấy:

- Có tới 52.1% gia đình ở Mỹ sống trông chờ vào từng cái check lương hàng tuần. Ngưng đi làm vì bịnh tật hoặc mất việc là những gia đình này sẽ xất bất xang bang ngay.

- Có tới 19% người Mỹ không có bất kỳ khoản tiền dành dụm nào trong trường hợp khẩn cấp.

- Có tới 31% người Mỹ không có tới $500.00 tiền để dành để chi trả trong trường hợp khẩn cấp.

- Có tới 49% dân Mỹ luôn phải băn khoăn, lo lắng và sợ hãi mỗi khi nói đến chuyện tiền bạc hoặc tài chánh của mình.

Trong lúc đó, số tiền dân chúng vay nợ lại gia tăng ở mức kỷ lục là hơn 13 ngàn tỷ tính đến cuối tháng 6 năm nay, khi ông Trump, Quốc Hội đảng Cộng Hòa và một số người ủng hộ ông ta luôn mồm khoe khoang thành tích của nền Kinh Tế Đi Lên và nạn Thất Nghiệp giảm.
Một con số khác đáng ngại hơn, nó cũng nói lên bản tính tiêu xài hoang phí của người Mỹ. Đó là quỹ tiết kiệm của dân Mỹ và của từng gia đình Mỹ. Tính từ những năm của thập niên 1970s đến nay, số tiền cũng như khả năng để dành của người Mỹ ngày càng ít đi. Vào cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 có khá nhiều gia đình rơi vào tình trạng bế tắc về tài cháng đến nỗi họ phải vay công mượn nợ để tiêu xài và sống qua ngày, mà những món nợ đó, đến nay vẫn chưa trả dứt.

Ngay sau năm 2008 dân chúng Mỹ mới biết sợ và bắt đầu cố gắng để dành nhiều hơn, và cũng nhờ nền kinh tế bắt đầu đi lên trở lại sau năm 2010 dẫn tới cái kết khá khả quan, đó là người Mỹ bắt đầu tiết kiệm hơn, để dành được nhiều hơn. Tuy nhiên một phần do bản tính tiêu xài phóng khoáng quen rồi, phần kia là do nguồn thu nhập ít đi, dẫn đến việc quỹ tiết kiệm thu nhỏ lại dần, khiến ngày nay, số tiền để dành của dân Mỹ lại tuột trở lại cái mức thấp nhất của thời điểm những năm 2000-2008 là vào khoảng 2% tiền họ làm ra được.

Cuộc “chiến tranh kinh tế” nếu nổ ra thực sự và kéo dài, chỉ cần 2 năm thôi, là cuộc sống của hơn ½ người dân Mỹ sẽ vô cùng khốn đốn. Chẳng biết đến lúc đó, con số 38% người Mỹ và 64% người Việt ủng hộ ông Trump ngày nay sẽ ra sao nhỉ?

Mấy chục ngàn jobs mà 2 công ty GM và Ford sa thải theo đúng “qui trình” trong nay mai, thực ra chỉ là cái dấu hiệu nhỏ cho một cơn bão lớn sắp kéo vào đất liền. Hai năm tới 2019 và 2020 sẽ là những bước ngoặc lịch sử của Hoa Kỳ, mà khó có thể tìm ra được bất cứ điều gì để đặt nhiều hi vọng.

Thôi thì cuộc sống tuy có nghèo, nhưng bình yên thì cũng tạm chấp nhận được, chỉ có điều, lâu lâu lại có vụ nổ súng chết độ chục mạng thì cũng cầm bằng là hên xui may rủi thôi, chứ biết sao bây giờ?

Hình :



*
Công ty Mỹ bắt đầu thấm đòn tariff: 
Some importers may be able to persuade their foreign suppliers to cut prices enough to offset the cost, others may pass on the higher costs to customers
Dec. 7, 2018






No comments: