Monday, December 3, 2018

A PHÒNG & . . . TƯỢNG ĐÀI (Phạm Lưu Vũ)





Tần Thủy hoàng đế chết trong lúc đang xây dựng cung A Phòng. Tần Nhị thế lên ngôi, vẫn tiếp tục cho xây dựng cung A Phòng, mặc dù việc đó góp phần làm nản lòng dân và kiệt quệ nước Tần...

Lý luận của Tần Nhị thế hết sức đơn giản và... khốn nạn như sau: "Nếu bãi bỏ việc đó (xây dựng cung A Phòng), thì khác nào chứng tỏ cái sai của tiên đế (trỏ Tần Thủy hoàng)..."

Ông Tố Hữu sau khi làm một kẻ đao phủ về văn hóa, hoàn thành việc bức hại hàng loạt nhân tài của đất nước, bóng đen lù lù khủng khiếp một thời của ông, khiến nhiều đời sau còn phải rùng mình, và lịch sử chắc chắn sẽ nguyền rủa, thì ông lại chuyển sang làm một khủng đại gian thần, tiêu diệt những quy luật phát triển của nền kinh tế, khiến cho đất nước lao đao, đẩy bao nhiêu số phận vào kiếp sống khốn cùng...

Ông chết, gia đình ông buộc phải trả lại nhà công vụ ở Phan Đình Phùng (nơi có "cây táo ông Lành"). Nhà nước hóa giá rẻ như cho không gia đình ông một tòa biệt thự khác ở phố Hồ Xuân Hương. Gia đình ông cho hãng dầu Mobi thuê với giá 8.000 USD/tháng. Bà vợ ông chuyển về ở với con ở Thành Công.

Và từ chỗ ở này, bà già tham lam vô sỉ ấy cố đòi cho được một cái nhà khác, theo tiêu chuẩn tương đương thứ trưởng của bà (phó ban tuyên ráo TW), mà gào lên rằng ông không có chỗ để lập một cái bàn thờ cho tử tế...

Căn biệt thự ở HXH, cái gia đình đáng khinh bỉ ấy đã bán cho Phạm Nhật Vũ, em trai Vượng Vin, đút túi hàng ngàn cây vàng.

Và bây giờ người ta lại xây tượng đài, "khu lưu niệm"... về Tố Hữu. Bản chất của "lý sự" thì cũng tương tự như Tần Nhị thế ngày trước mà thôi. "Nếu không làm việc đó (xây dựng khu lưu niệm...), thì khác nào chứng tỏ Tố Hữu... là một kẻ tội đồ?

Trên đây chỉ là một trong vô vàn... ví dụ mà thôi.


---------------------------


-----------------------------

FB Chanh Tam (Đặng Tâm Chánh)
03/12/2018

Một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở ngay tại TPHCM ngân sách chi cho hoạt động thư viện chỉ chừng 6 triệu đồng một năm.

Nhà thơ Tố Hữu thuở Từ ấy ở Huế có lẽ không đủ cả gan để xây dựng một nhà lưu niệm 28 tỉ, trong khi nhiều trẻ em còn chưa có sách để đọc.

Còn UVBCT, phó chủ tịch HĐBT Tố Hữu được hoá giá một biệt thự ở trung tâm Hà Nội, một đại gia mua lại, nghe nói giá tới 8-9 triệu đô.

Nhà thơ làm kinh tế, ông được dân chúng ghi nhận là một tác giả quan trọng của cuộc siêu lạm phát những năm 1980. Giá căn biệt thự của ông thì không phải do lạm phát mà từ của cải quốc gia mang lại.

Nhiều năm qua chính quyền xây dựng nhiều đền tưởng niệm các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ khai quốc công thần của đảng. Việc làm này vẫn còn nhiều hình thức, không phát huy tác dụng, tốn kém, lãng phí.

Sinh thời trong một lần về quê cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm nhà lưu niệm Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng. Tìm hiểu kĩ về hoạt động của nhà lưu niệm, cách thức "lưu niệm" và sự im lìm, vắng vẻ nhiều thời gian trong năm, ông buồn bực nói: "Lập đền kiểu này như nhốt anh Hai Hùng một lần nữa. Lần này không phải ở Côn Đảo mà trong thị phi của dân". Ông căn dặn không xây đền, không đặt tên đường với trường hợp ông.

Nhưng rồi ông Kiệt cũng có vườn lưu niệm, nhiều con đường lớn ở nhiều nơi vẫn trang trọng mang tên ông.

Ở Sài Gòn nơi ông từng khởi nghiệp đổi mới, rất nhiều con đường được đặt tên những nhà lãnh đạo đảng. Khó có thể nói ai xứng đáng ai không. Nhưng có nên không nếu nhìn tổng quĩ tên đường ở SG.

Tất cả các Tổng bí thư của đảng cho đến 1991 đều có tên đường. Các bí thứ thành uỷ cũng có tên đường gần cùng một cách thức như vậy. Rồi tướng lĩnh, anh hùng, nhân vật nổi tiếng của thời đại Hồ Chí Minh...

Nhưng nếu so với nhà Lý, nhà Trần, không có tên đường của các vị vua. Hay nhà Lê cũng vậy. Còn, vẫn tồn ghi một giai đoạn phát triển dưới thời các chúa Nguyễn, vua Nguyễn...
So thì dễ thấy thôi.

Hơn cả việc xây khu lưu niệm, đặt tên đường, người cộng sản đang học sống mãi bằng lăng mộ hoành tráng theo cái cách của "Vạn Niên là vạn niên nào?"

Xem ra ông Kiệt cũng phải chịu thị phi cùng với những đồng chí lỗi lạc của ông.

Mà cũng chẳng phải cỡ ông Kiệt.

Người ta còn biến hình ảnh vị lãnh tụ cao đẹp trong thơ Tố Hữu "mong manh áo vải hồn muôn trương, hơn tượng đồng phơi những lối mòn" thành một nghịch lí: những tượng đài bạc tỉ trong lúc ngân sách vay mượn khắp nơi còn chưa đủ để mở trường học, xây thư viện, làm đường, bắc cầu...

Dừng lại đi, một cách nghiêm khắc và nghiêm túc, hỡi những người cộng sản.

Đừng để nhân dân mang lại tâm trạng mà cũng chính Tố Hữu diễn đạt:

Ta nện gót trên đường phó Huế 
Dửng dưng không một cảm tình chi!

*
*
Đào Tuấn: Đại cao thủ công phu vỗ mông ngựa

28 tỉ vnd, tiền ngân sách- sẽ được dùng để xây Khu tưởng niệm nhà thơ Tố Hữu tại Quảng Điền- TTH. Mục tiêu: Nhằm tri ân những đóng góp của ông cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng đất nước, góp phần giáo dục truyền thống và tạo điểm tham quan góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Thi sĩ số 1 của nền thơ ca cách mạng quá xứng để có nhiều hơn 1 nhà tưởng niệm. Trong đó, nên đề từ bằng những câu thơ Xuân Sách

Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng
Mắt trông về tám hướng phía trời xa
Chân dép lốp bay vào vũ trụ
Khi trở về ta lại là ta
Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát
Trông về Việc Bắc tít mù mây
Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây

Trong đó, nên có cái mông ngựa và con dao phay cho xứng với vị trí tiên phong của ông trong nền thơ ca cách mạng, và cả trong vụ Nhân văn giai phẩm với những “án văn” hùng hồn: Chúng vu khống Đảng ta là chủ nghĩa cộng sản phong kiến “bóp nghẹt tự do”, chúng vu khống những người cộng sản là “khổng lồ không tim” chà đạp con người… xuyên tạc những quan hệ giai cấp trong xã hội...

Liên quan đến nhà thơ còn có chuyện biệt thự phố khá kịch tính.

Theo nhà báo Quốc Phong. Năm xxxx, trước áp lực của dư luận về một “cố ủy viên Bộ chính trị”, một nhà thơ lớn mà cái nhà không thậm chí có chỗ để lập bàn thờ, Ban Tư tưởng Văn hoá buộc phải “nói lại cho rõ”: Gia đình ông Tố Hữu từng có nhà ở phố Hồ Xuân Hương. Sau này, đã cho một hãng dầu nhờn nước ngoài thuê, lấy mỗi tháng tới 8 ngàn đô la. Vì thế, vợ cố nhà thơ phải về nhà con ở tại phường Thành Công để tiếp tục xin thêm chế độ nhà theo tiêu chuẩn ngang thứ trưởng riêng bà. Vì nhà chật nên bàn thờ không được đàng hoàng như nhà biệt thự nếu ở phố Hồ Xuân Hương mà gia đình được mua rẻ.

Cũng theo NB Quốc Phong sau này gia đình bán lại nhà trên phố Hồ Xuân Hương với giá “nghe đâu cả chục ngàn cây vàng”.

Ảnh nhà lưu niệm Tố Hữu ở Làng QT Thăng Long khánh thành 2009.







No comments: