Tuần
qua, thương trường nóng ran chuyện "Mỹ-Tàu chiến nhau về thương mại, văng
bao nhiêu miễng tới VN ? "
Cũng hóng xem sau thép, đậu nành, thịt bò thì tới gì nữa?
Nhưng lại thấy các chuyên gia kinh tế thế giới bình luận khác. Mục tiêu thực sự của tổng thống Trump là "ngăn cản Trung Quốc cất cánh" trở thành nền công nghiệp cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ qua kế hoạch mang tên "Made in China 2025" mà Tàu công bố năm 2015.
Trong báo cáo dài 215 trang của Mỹ về tham vọng này của Trung Quốc thì cái kế hoạch "Made in China 2025" đã được nhắc đến 126 lần.
Bắc Kinh đề rõ mục tiêu là tiến lên từ một "công xưởng của thế giới" thành "một cường quốc công nghiệp" làm chủ các khâu từ nghiên cứu, đến sản xuất các mặt hàng có trị giá gia tăng cao. thành một "con chim đầu đàn của nền công nghệ mới" của thế giới. Lật lại kế hoạch 2025 của Trung Quốc (TQ) thấy có một “khẩu quyết” : chính phủ đầu tư tối đa cho R&D và cũng hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, giới nghiên cứu về R&D để đổi mới công nghiệp bản địa.
Còn chuyện văng miễng đến VN? VN bị làm bãi thải công nghệ, thiết bị lạc hậu của TQ, tiêu thụ hàng độc hại không bán được ngay cả trong nước họ, bị “ủn” qua hàng loạt nhà máy nhiệt điện đời cũ xảy ra lâu rồi, đâu đợi tới Trung-Mỹ đánh nhau về thương mại.
Đang nóng hổi là vụ TQ vừa tuyên bố đã phá vỡ một đường dây buôn lậu cá hồi trị giá khoảng 100 triệu USD từ Na Uy qua Việt Nam vào TQ. Ba nhà SX cá hồi lớn nhất Na Uy đều bác bỏ mọi hoạt đông buôn lậu sang VN rồi xuất qua TQ. Vậy chỉ có thể lý giải những thương nhân người TQ (mượn danh nghĩa nhà phân phối VN) buôn lậu cá hồi đóng hộp về VN, rồi “tạm nhập tái xuất” qua TQ, chứ ở VN không ai ăn cá hồi đóng hộp. Chuyện này không khác trò nhập giấy, vải... bán thành phẩm vào các công ty mà họ mở tại các khu công nghiệp VN, chỉ để chuyên làm chuyện đóng gói, dán nhãn “made in VN”, rửa xong nguồn TQ, bán giá bèo cướp khách hàng, việc làm của doanh nghiệp Việt.
VÌ SAO KÊU GỌI
"TÁI LẬP LAI, XÂY DỰNG LẠI SINGAPORE" ?
Sáng
nay tôi cũng nhận được bản tin từ một tờ báo lớn của Singapore tường thuật bài
diễn văn của Thủ tướng Lý Hiển Long tại hội nghị cấp Bộ trưởng về “Thiết kế
Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD)”. Nghe thiết kế là mình nghĩ ngay đến thời
trang hay mẫu mã công nghiệp.
Còn Thủ tướng Lee Hsien Loong nói về “Một quốc gia tốt hơn lên bằng thiết kế”.
Bài nói dài mà tràn thực tế lại rất có hệ thống, lớp lang như câu chuyện thực thi quan điểm xây dựng, phát triển Singapore. Tôi chỉ xin trích những ý chính, bài dài hơn, đầy đủ hơn, xin đọc www.thegioihoinhap.vn từ sáng thứ tư 11/4.
Ông Lý Hiển Long nói rằng “không có gì xảy ra ở Singapore mà là tự nhiên hoặc xảy ra tình cờ”. Tăng trưởng kinh tế của Singapore, vị thế quốc tế, vị thế đa quốc gia, cả sức phát triển của quốc gia đều đã đạt được bằng thiết kế.
"Chúng ta không gọi nó là thiết kế theo kiểu nghĩ thông thường mà với từng chính sách, chúng ta đã tìm hiểu sâu vấn đề, xác định vấn đề, đưa ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo, làm mẫu thử (thực nghiệm) ý tưởng, kiểm tra lại kết quả thực thi và thường xuyên khuyến khích những suy nghĩ và giải pháp mới. Và đó là bản chất của tư duy thiết kế ".
Ông nói về hai khâu quan trọng nhất trong xây dựng Singapore (bài toán rất gần gủi với Việt Nam).
Xây dựng nhà ở cho người dân, công trình công cộng và cấp nước : Là ưu tiên hang đầu khi Đảng Nhân dân hành động PAP lên nắm quyền. Lập tức xem xét cấu hình và quy mô của từng căn hộ, để phục vụ các gia đình lớn và nhỏ và các mức thu nhập, chăm sóc các tiện ích địa phương như chợ ướt (chợ truyền thống), trung tâm mua sắm, trường học, trung tâm khu phố, nơi thờ tự; không gian chung, hành lang thông thường và công viên, để thúc đẩy sự tương tác xã hội.
Và đây là điều ông Lý nhấn mạnh: "Đã đến lúc chúng ta phải tái lập lại và xây dựng lại Singapore. Bởi vì từng mét đất của chúng ta đã phát triển hoặc lên kế hoạch hết, không có chỗ trống để phát triển nữa. Chúng ta phải giải phóng các thửa đất mới, và cho phép các khu vực đã phát triển của Singapore được phát triển hơn, hiện đại hóa và cải tiến ".
Một
lĩnh vực quan trọng khác là giao thông công cộng. Thủ tướng Lee mô tả vận tải
công cộng là một 'vấn đề thiết kế đa cấp' khác. Ở một mức độ, đó là một vấn đề
kỹ thuật, cũng là vấn đề kinh tế về cơ cấu ngành công nghiệp. Nhưng còn có một
khía cạnh rất quan trọng là khía cạnh chính trị xã hội phức tạp. Giao thông
công cộng là một động lực kinh tế và một sự cân bằng xã hội.
"Mọi người Singapore cần di chuyển và tương tác với nhau dễ dàng cho công việc, học tập và giải trí. Và giá cả phải được người dân chấp nhận. Khi muốn lên giá vận chuyển thì phải hỏi ý kiến người dân, phải đưa ra một lý do chính đáng và được dân đồng tình”
Đột phá phát triển giao thông công cộng? Ông Lý không nói suông. Và tới đây tôi dừng trích tài liệu mà câu chuyện một chuyên gia giỏi của Việt Nam, giáo sư Dương Nguyên Vũ nguyên Viện trưởng Viện tài năng JVN của Việt Nam (Đại học QG.TPHCM) giờ được mời phụ trách một chương trình nghiên cứu hàng không cho Singapore (qua Đại Học Nanyang) với nhiệm vụ ĐƯA SINGAPORE THÀNH NƯỚC ĐẦU TIÊN CÓ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ BAY TRÊN TRỜI. Chính phủ Singapore đầu tư 1 tỉ đô la Sing cho nghiên cứu trí tuệ nhân tạo 5 năm tới và theo ông Vũ, họ muốn dẫn đầu thế giới về một số chuyên ngành hẹp: xây dựng đô thị thông minh và hàng không.
Còn
chúng ta thì thỉnh thoảng nhân có vụ lò cháy mạnh, lại “êm đềm” tăng giá xăng
và bây giờ đang thảo luận việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất nghẹt cứng về hướng
nào và làm sao để...mỗi tỉnh có một sân bay!
2 ảnh mới
Ảnh không liên quan nhưng xảy ra cùng lúc- Giao lưu đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, diễn viên Hoàng Oanh về “Tháng năm rực rỡ” chiếu 7/4, tại Hội chợ HVNCLC (còn diễn ra hôm nay là ngày chót, đến 10g tối)- Kidcity góc vui chơi trẻ em buổi tối
Ảnh không liên quan nhưng xảy ra cùng lúc- Giao lưu đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, diễn viên Hoàng Oanh về “Tháng năm rực rỡ” chiếu 7/4, tại Hội chợ HVNCLC (còn diễn ra hôm nay là ngày chót, đến 10g tối)- Kidcity góc vui chơi trẻ em buổi tối
No comments:
Post a Comment