Chủ
Nhật, 04/08/2018 - 05:38 — tuankhanh
Mới
đây, vợ của một người luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã đi bộ trên con đường
dài 100 km đòi câu trả lời về việc chồng bà bị mất tích. Sự kiện này lại dấy
lên mối quan tâm về câu chuyện nhân quyền, và thảm trạng của cả những người bảo
vệ nhân quyền ở các nước độc tài.
Vợ
của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, đang bị giam giữ và Lin Ermin, vợ của
nhà hoạt động nhân quyền Zhai Yanmin, người đã bị kết án 3 năm tù vào tháng 8
năm 2016, ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 4 năm 2018. Li đang đi bộ 100 km từ Bắc
kinh đến Thiên Tân, nơi cô tin rằng chồng cô đang bị giam giữ, đòi hỏi những
câu trả lời về số phận của ông. Greg Baker / AFP
Bằng
cuộc tuần hành dài 100 cây số, người vợ của một luật sư nhân quyền ở Trung Quốc
muốn cậy nhờ thế giới trong và ngoài nước quan tâm đến tình trạng của chống bà,
mà hiện nay, bà nói rằng không biết được ông còn sống hay đã chết trong tay nhà
cầm quyền.
Luật
sư Wang Quanzhang (Vương Toàn Chương) là người đã bào chữa cho các nhà hoạt
động chính trị và nạn nhân của vụ cưỡng chiếm đất đai. Đột ngột vào năm 2015,
ông Wang biến mất và hoàn toàn không còn thể liên lạc được nữa, từ khi có cuộc
càn quét của công an Trung nhắm vào những người đã lên tiếng chỉ trích về hệ thống
tòa án của các nhà nước cộng sản.
Và
bằng một các buộc tương tự như điều 79 hay 88 của Việt Nam, luật sư Wang bị buộc
tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Việc giam giữ này cũng không cho bất
kỳ sự thăm viếng nào từ bên ngoài, kể cả luật sư hay người đại diện pháp lý.
“Chắc
phải có cái gì đó khủng khiếp lắm đã xảy ra với chồng tôi trong tù, và đó là lý
do tại sao các nhà chức trách không muốn bất cứ ai tìm hiểu”, bà Li Wenzu (Lý
Văn Túc), vợ của luật sư Wang Quanzhang kể với phóng viên của hãng AFP
như vậy.
“Đã
hơn 1.000 ngày, tôi không biết là anh ấy còn sống hay đã chết rồi”, bà Lin
Wenzu nói.
Bà
Li cùng một nhóm nhỏ các người ủng hộ bà đã lên đường đi từ Bắc Kinh đến 'Trung
tâm giam giữ số 2' ở thành phố đông bắc Thiên Tân, nơi các quan chức cuối cùng
cũng xác nhận rằng luật sư Wang đang bị giam giữ ở nơi này.
Bất
chấp cơn bão tuyết đang ập vào vùng đất lạnh giá này, người vợ của luật sư Wang
quyết tâm phải đến được Thiên Tân để đòi hỏi quyền được biết về sinh mạng của
chồng bà, một người chỉ làm công việc bảo vệ người chịu nạn.
'Chúng
tôi muốn gặp vị chánh án, ai đó trong hệ thống tòa án làm ơn nói với chúng tôi
về trường hợp của Wang Quanzhang, nếu chồng tôi không phạm tội, họ phải thả chồng
tôi ra' cô ấy nói.
Li
mặc một chiếc áo len màu đen với khẩu hiệu 'Free Quanzhang' và một cái mũ thêu
với những từ của bức thư cuối cùng Wang gửi cha mẹ của ông ta.
Không
phải ông Wang không biết trước số phận của mình. Ông đã lo lắng về việc Nhà nước
cộng sản Trung Quốc có thể trả thù ông. Nhưng ông từng nói với gia đình rằng việc
chọn nghề luật sư nhân quyền không phải là sự chọn lựa liều lixnh mà là bị thôi
thúc từ tiếng gọi trong trái tim mình.
Trong
gần ba năm, Bà Li đã gửi hàng chục lá đơn đòi tự do cho chồng bà đến các cơ
quan Nhà nước và công an, nhưng chưa bao giờ được trả lời . Rồi bà cũng đã Văn
phòng khiếu nại của Tòa án nhân dân tối cao ở Bắc Kinh mỗi tuần, mà chẳng có hồi
âm gì.
Nhưng
thay vì được giải đáp, bà Li lại bị công an điều tra theo dõi liên tục.
Bà
Li chảy nước mắt, khi nói về việc con trai năm tuổi của bà sợ hãi các nhân viên
an ninh nhà nước nay đã chuyển đến ở ngay căn hộ dưới nhà của họ.
“Những
lời dối trá” của Cộng sản Trung Quốc
Trong
một cuộc ruồng bố lớn nhất của Trung Quốc trong thời gian gần đây, bắt đầu từ
ngày 9 tháng 7 năm 2015, đã có hơn 200 luật sư và nhà hoạt động nhân quyền
Trung Quốc đã bị bắt giam hoặc bị thẩm vấn.
Mặc
dù đa số đã được trả tiền bảo lãnh tại ngoại, nhưng một số luật sư nổi tiếng
như Xie Yang và Li Heping đã bị công an Trung Quốc kết án với nhiều tội danh
khác nhau và bị kết án lên đến 7 năm tù giam.
Trường
hợp của luật sư Wang là bất thường vì việc tạm giam kéo dài mà không có ngày
xét xử. Ông là người cuối cùng trong cái gọi là 'cuộc đàn áp 709' để vẫn còn
trong tình trạng điều tra chưa kết thúc.
Khi
hãng tin AFP thử gọi vào Trung tâm giam giữ số 2 Thiên Tân, một người trả lời
điện thoại nói rằng : “Mấy người không nên hỏi về vấn đề này”.
Frances
Eve, một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Chinese Human Rights Defenders (Người Bảo
vệ Nhân quyền Trung Quốc), cho biết cuộc vận động không mệt mỏi của các thành
viên trong gia đình các luật sư bị giam giữ đã thu hút sự chú ý của quốc tế đến
“những lời dối trá” của Trung Quốc về hệ thống pháp luật của nước này.
“Bà
Li không nên bị buộc phải chờ đợi nhiều năm và đi bộ hàng dặm để nhận những
thông tin đơn giản về tình trạng của chồng mình. Luật sư Wang Quanzhang nên được
trả tự do và đoàn tụ với gia đình của ông ta”, cô Eve nói.
Trung
Quốc trong sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần cam kết thực
thi 'luật pháp', nhưng các nhà phân tích nói rằng cuộc đàn áp đã cho thấy những
giới hạn của lời hứa đó.
Các
tòa án của đất nước này được kiểm soát chặt chẽ bởi đảng, với những lời ép buộc
tội thường được sử dụng làm bằng chứng và phán quyết có tội với hơn 99,9 phần
trăm các vụ án hình sự.
Luật
sư nhân quyền, dù được Nhà nước Cộng sản cho phép hành nghề như một biểu hiện của
xã hội bình thường, nhưng thực chất là những người luôn bị công an và các hệ thống
quản lý Nhà nước xem như là một loại tội phạm chính trị tiềm ẩn, và luôn có những
kết cục nghiệt ngã.
Từ
nhiều năm nay, luật sư nhân quyền luôn là đích ngắm của của các nước độc tài giả
dân chủ. Nhưng từ năm 2015 đến nay, tình hình rộ lên những điều khiến giới luật
sư Trung Quốc lo ngại như tình trạng luật sư Dư Văn Sinh bị bắt cóc trên
đường đưa con đi học. Các luật sư như Giang Thiên Dũng, Lý Hòa Bình bị bắt và
hành hạ tể xác trong tù do tội “kích động quần chúng”. Thậm chí luật sư Hạ Lâm
bị 12 năm tù, rút tên khỏi luật sư đoàn do chính quyền nói ông ta lừa tiền của
khách hàng, mà không qua điều tra. Tất cả những người này đều đang đại diện hay
bào chữa cho các vụ án về nhân quyền tại Trung Quốc.
Tổng
hợp và chuyển ngữ từ AFP (Joanna Chu), BBC
No comments:
Post a Comment