Sunday, November 30, 2014

Đài Loan: Vì chính sách “thân Trung Cộng”, Quốc dân Đảng thất bại thê thảm, thủ tướng từ chức (Cali Today)



Cali Today
Cập nhật: 29/11/2014 15:29

Đài Loan: Vì chính sách “thân Trung Cộng”, Quốc dân Đảng thất bại thê thảm, thủ tướng từ chức
Ngược lại với thất bại của KMT, DPP đã thắng lớn trong lần bỏ phiếu này. Cục diện đảo ngược hoàn toàn khi ngay cả thành trì vững chắc bấy lâu nay của KMT là Đài Bắc cũng đang quay sang ủng hộ cho DPP. DPP đã giành được sự ủng hộ từ bốn trong số sáu thành phố lớn của Đài Loan. Chỉ còn lại duy nhất Tân Đài Bắc – New Taipei – là nơi duy nhất ủng hộ đảng cầm quyền KMT.

Ông Giang Nghi Hoa - thủ tướng của Đài Loan đã từ chức hôm thứ Bảy. Photo Courtesy: dailymail.co.uk

Cali Today News - Hôm thứ Bảy, ông Giang Nghi Hoa – thủ tướng của Đài Loan đã đột ngột tuyên bố từ chức ngay sau thất bại gây rung động của Quốc Dân Đảng (KMT) tại cuộc bỏ phiếu cấp địa phương lớn nhất tại quốc đảo này. Công chúng ngày càng lo ngại trước những ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với đảo quốc này.

Trong một bài phát biểu từ chức ngắn gọn, ông Nghi Hoa đã nhận trách nhiệm chính trị cho những tổn thất nặng nề của KMT. Cuộc bấu cử này được xem như một thử nghiệm quan trọng trước khi cuộc đua tranh chiếc ghế tổng thống chính thức bắt đầu vào năm 2016. 

Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, KMT vẫn còn nắm giữ được 4 trong số 6 thành phố lớn của Đài Loan. Nhưng theo kết quả chính thức của cuộc bỏ phiếu cho thấy KMT đã mất đi 5 trong số 6 thành phố lớn trọng yếu này.

Đài Loan tách khỏi Trung Quốc vào năm 1949, giai đoạn cuối của cuộc nội chiến, nhưng Bắc Kinh vẫn cho rằng Đài Loan vẫn thuộc về Trung Quốc và hiện đang trong tình trạng chờ đợi để được tái thống nhất. Và nếu cần thiết, Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực để thực hiện điều đó.

Dưới sự cầm quyền của KMT, mối quan hệ vốn đã giá lạnh giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã trở nên ấm áp hơn. Nhưng có lẽ vì thế mà công chúng Đài Loan lo sợ rằng mối quan hệ thân thiết này sẽ dẫn đến những điều không hay. Vào đầu năm nay, khi một hiệp ước hợp tác thương mại với Trung Quốc được đề ra đã khiến làn sóng người phản đối dâng lên cao. Đài Loan liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình của sinh viên cùng với sự tham gia của những người dân đã kéo dài trong ba tuần liên tiếp. Qua đó có thể thấy người dân Đài Loan đã rất thất vọng và tức giận trước những thoả thuận ngầm đằng sau hiệp ước thương mại này. Họ cho rằng hiệp ước này không hề mang lại lợi ích cho công chúng Đài Loan. Ngoài ra, chính phủ đương thời cũng phải vật lộn với một nền kinh tế trì trệ và một loạt các vụ bê bối về an toàn vệ sinh thực phẩm.

George Tsai, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Văn hoá Trung Quốc ở Đài Bắc nhận định:
Tôi nghĩ đây là một kết quả gây bất ngờ cho cả hai đảng. Quốc dân Đảng đã nhận một thất bại thảm hại khi họ thua ngay cả ở những khu vực mà họ dự kiến sẽ dành chiến thắng. Kết quả của cuộc bỏ phiếu này giống như một tín hiệu cảnh báo rất rõ ràng đối với KMT rằng nếu họ không điều chỉnh những chính sách của họ theo hướng minh bạch hơn và đáp ứng thỏa mãn hơn mong muốn của người dân, thì họ có thể sẽ đối mặt với thất bại vào năm 2016.”

Và nếu KMT vẫn không chịu ngộ ra thì ông Mã Anh Cửu - người đã lên nắm quyền vào năm 2008 và hướng chính sách Đài Loan về phía Trung Quốc - sẽ phải bước xuống khỏi chiếc ghế tổng thống vào năm 2016, khi nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông ta kết thúc.

Phe đối lập của KMT, Đảng dân chủ Tiến bộ DPP từ lâu đã nghi ngờ về mối quan hệ gần gũi giữa Bắc Kinh và KMT. DPP đã chỉ trích KMT vì sự thiếu minh bạch của đảng này trong những giao dịch thương mại với Trung Quốc.

Ông Tsai nói:
Mã Anh Cửu sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ hơn nữa từ phía DPP khi thúc đẩy những chính sách thân Trung Quốc trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống của ông ta.”

Theo Ding Shuh Fan – giáo sư về chính trị tại Đại học quốc gia Chengchi ở Đài Bắc thì ông Mã Anh Cửu đã thiếu thận trọng trong việc giải quyết mối quan hệ ngày càng gần với Trung Quốc:
Đây là một trở ngại cho chính sách thân Trung Quốc của ông Mã Anh Cửu.”

Sau khi ông Giang Nghi Hoa từ chức, Mã Anh Cửu đã mô tả sự thất bại là một thất bại lớn nhất cùng với lời hứa cải cách. Trong một cuộc họp báo được phát sóng trên đài truyền hình, tổng thôáng Mã Anh Cửu nói:
Chúng tôi đã khiến cho người dân thất vọng. Nhưng giờ là lúc chúng tôi sẽ thay đổi.”

Chủ tịch Tsai Ing Wen của Đảng DPP mô tả kết quả của cuộc bỏ phiếu lần này là một chiến thắng đối với người Đài Loan và cũng đánh dấu sự khởi đầu của những thế hệ trẻ hơn đứng ra gánh vác trách nhiệm quốc gia. Bà nói:
Đây là thời điểm để Đài Loan thay đổi.”

Ngược lại với thất bại của KMT, DPP đã thắng lớn trong lần bỏ phiếu này. Cục diện đảo ngược hoàn toàn khi ngay cả thành trì vững chắc bấy lâu nay của KMT là Đài Bắc cũng đang quay sang ủng hộ cho DPP. DPP đã giành được sự ủng hộ từ bốn trong số sáu thành phố lớn của Đài Loan. Chỉ còn lại duy nhất Tân Đài Bắc – New Taipei – là nơi duy nhất ủng hộ đảng cầm quyền KMT.

Trước đây, KMT giành quyền kiểm soát ở ba thành phố lớn phía Bắc và trung tâm Đài Loan, trong khi DPP chỉ nhận được sự ủng hộ từ hai thành phố phía Nam. Ngoài năm thành phố lớn ra, trong lần bỏ phiếu này, DPP cũng giành được 13 trong số 22 thành phố và quận hạt của Đài Loan. Phía KMT chỉ giành được sáu. 

Linh Lan (Theo Yahoo News)

---------------------------

Người Việt
Saturday, November 29, 2014 3:16:14 PM

TAIPEI, Đài Loan (AP) - Quốc Dân Đảng Đài Loan, với lập trường thân Trung Quốc, vừa bị thua nặng hơn dự tính trong cuộc bầu cử địa phương hôm Thứ Bảy, giáng một đòn nặng vào vị tổng thống từng đặt uy tín chính trị của mình vào mối quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, đồng thời khiến thủ tướng phải từ chức.

Ông Ko Wen-je ( ) vừa thắng chức đô trưởng Đài Bắc. (Hình: Ashley Pon/Getty Images)

Quốc Dân Đảng thua trong tám cuộc bầu cử cấp thành phố và quận, kể cả chức đô trưởng Đài Bắc (Taipei), cũng như ở Đài Trung (Taichung), thành phố lớn ở trung bộ Đài Loan.

Các cuộc thăm dò trước ngày bỏ phiếu tiên đoán Quốc Dân Đảng chỉ mất ghế ở Đài Bắc, Đài Trung và Cơ Long (Keelung).

Sự thất bại trầm trọng cho thấy cử tri đang ngày càng bất mãn với chính sách thân thiện Trung Quốc của Tổng Thống Mã Anh Cửu, và sẽ tạo thêm khó khăn cho Quốc Dân Đảng trong nỗ lực giữ ghế tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016.

Thủ Tướng Jiang Yi-huah, người đứng đầu nội các Đài Loan, tuyên bố từ chức vào tối ngày Thứ Bảy sau khi kết quả bỏ phiếu được loan báo.

Trong khi đó, Tổng Thống Mã, người cũng là chủ tịch Quốc Dân Đảng Đài Loan, cho hay sẽ có các cải cách để đáp ứng đòi hỏi của dân chúng.

Kết quả bầu cử này cũng có thể gây trở ngại cho cuộc thương thảo kéo dài đã sáu năm nay với Trung Quốc, đưa tới ký kết 21 thỏa thuận kinh tế giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.

Người dân Đài Loan trong thời gian qua đã theo dõi rất sát thái độ của Bắc Kinh trước cuộc tranh đấu đòi dân chủ ở Hồng Kông.

“Chúng tôi muốn gửi đến phía Quốc Dân Đảng một lời cảnh cáo,”
theo lời Lin Wen-chih, 48 tuổi, một nhà sản xuất phim, người bỏ phiếu cho ứng cử viên độc lập chức vụ đô trưởng Đài Bắc, ông Ko Wen-je.
“Đài Loan là một quốc gia độc lập. Chúng tôi không muốn phía Quốc Dân Đảng có các thỏa thuận để Trung Quốc nuốt sống quốc gia này.”
(V.Giang)





No comments: