Tuesday, September 27, 2011

LIÊN MINH VIỆT - ẤN (Harsh V. Pant)


Harsh V. Pant
Thứ ba, 27 Tháng 9 2011 22:00

Ấn Độ là quốc gia gần đây nhất bị lôi kéo vào những tranh chấp tại Biển Đông. Hồi đầu tháng này, Bắc Kinh thông báo với New Delhi rằng tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ cần được phép của Bắc Kinh để thăm dò khảo sát tại 2 lô thuộc lãnh hải của Việt Nam. Việc này tiếp theo sau sự kiện một tàu hải quân Trung Quốc ngăn chặn một khu trục hạm Ấn Độ rời khỏi Việt Nam sau chuyến viếng thăm vào cuối tháng 7.

Việt Nam phản ứng nhanh chóng với trích dẫn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 để khẳng định chủ quyền của mình tại 2 lô khảo sát dầu khí nói trên. Hà Nội đã nhịn và chịu lép vế Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua, thế nhưng đã phản ứng lại như mong đợi.

Điều mới lạ là New Delhi sẽ không ngồi yên để Trung Quốc tiếp tục gây hấn và xâm lược các nước trong vùng. Ấn Độ đã lập tức lên tiếng ủng hộ việc tuyên bố chủ quyền của Hà Nội. Tuần lễ vừa qua, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna đã viếng thăm Việt Nam và khẳng định rõ rằng Tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ sẽ tiếp tục thăm dò khảo sát dầu khí tại Biển Đông. Việc bày tỏ quyết tấm này cho thấy Ấn Độ tăng cường mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Theo suy tính của New Delhi, nếu Trung Quốc muốn gia tăng sự hiện diện của mình tại vùng Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương, thì Ấn Độ sẽ hành động tương tự tại vùng Đông Á.

Trục lõi hướng về phía Đông của Ấn Độ phải là Việt Nam. Hà Nội đã chống trả lại Bắc Kinh trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi vào năm 1979 và luôn phải cảnh giác với sự gia tăng quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Vì lẽ đó, đối với mọt số chính trị gia tại New Delhi, Việt Nam đã được coi như một đối trọng tương tự như Pakistan đối với Trung Quốc.

Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam không phải vì vậy mà không tốt đẹp. Theo truyền thống, Việt Nam vốn quý trọng Ấn Độ vì Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam giành độc lập từ Pháp quốc và phản đối việc tham chiến của Hoa Kỳ. New Delhi đã hình thành một chính sách "Hướng Đông" từ năm 1991, để đầu tư phát triển cùng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á. Nhưng sự lớn mạnh của Trung Quốc đã nâng mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam lên một tầm vóc – chưa nói đến khẩn cấp – chiến lược lâu bền.

Cả hai quốc gia nhìn nhận mối quan hệ song phương mạnh mẽ khởi đi từ việc thắt chặt hai nền kinh tế. Hai quốc gia đã ký thoả thuận vào năm 2003 hình dung việc thiết lập "Vòng cung Lợi ích và Thịnh vượng" ở Đông Nam Á. Nhờ vậy, hai bên đã thúc đẩy việc phát triển thương mại, đặc biệt sau khi New Delhi ký thoả ước tự do mậu dịch với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 2009. Hiện nay tỷ trọng thương mại song phương đã vượt quá 2 tỷ Mỹ kim.

Cả hai quốc gia vẫn cố gắng tăng cường hợp tác kinh tế. Thương mại song phương vẫn còn thấp chua khai thác hết tiềm năng, vì nền kinh tế Ấn Độ và Việt Nam là hai nền kinh tế đang vươn lên. Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna và Phó Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Doan nên tìm kiếm phương thức mới để mở rộng các cơ hội đầu tư, chú trọng đến các ngành năng lượng, sắt thép, và lĩnh vực dược phẩm. Điều này có thể thực hiện băng cách thiết lập các cơ chế xem xét và gắn kết các mối quan hệ kinh tế một cách thường xuyên và có những bước tiến để hoàn hảo mối lien hệ này.

Quyền lợi bất di bất dịch của New Delhi với Việt Nam nắm trong lãnh vực quốc phòng. New Delhi mong muốn gầy dựng mối quan hệ với những quốc gia như Việt Nam để tạo thế áp lực chống lại Trung Quốc. Trong nhãn quan này, New Delhi đã và đang giúp Hà Nội tăng cường hoả lực của hải quân và không quân.

Do nền tảng quốc phòng của Việt Nam và Ấn Độ có nét tương đồng giống Nga và khối Xô Viết ngày xưa, nên New Delhi sẵn sàng chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Hà Nội một cách dễ dàng. Ấn Độ và Vệt Nam đang tiếp tục thương lượng về việc mua bán tên lửa hành trình lửa siêu âm BrahMos, một sản phẩm liên doanh Ấn Độ - Nga. Những vũ khí này sẽ giúp Việt Nam triển khai hoả lực trong khu vực và gia tăng khả năng phòng thủ chống lại Trung Quốc.

Hai quốc gia đều quan tâm đến an ninh vùng biển cũng như chia sẽ mối lo âu trước sự bành trướng của Trung Quốc trên đường đi tìm cửa ngọ vào Ấn Độ Dương và Biển Đông. Vì thế, Ấn Độ đang giúp Việt Nam gầy dựng khả năng sửa chữa và bảo trì các thiết bị quân sự. Đồng thời, quân đội của hai nước khởi sự những hợp tác trong lãnh vực công nghệ thông tin và huấn luyện Anh ngữ cho nhân viên quân đội Việt Nam. Cả hai bên cũng cùng chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu trong vùng rừng núi.

Tuy nhiên, việc hợp tác trong lãnh vực hải quân vẫn còn chưa rõ nét. Việt Nam đã cho Ấn Độ quyền sử dụng hải cảng Nha Trang, phía nam Việt Nam; Hải quân Ấn Độ đã thực hiện chuyến viếng thăm. Cho đến này những thoả thuận cuối cùng chưa được rõ nét, nhưng biểu trưng này dùng để canh báo Trung Quốc.

Cả hai quốc gia đều có một người bạn chung là Hoa Kỳ. Trong thập niên vừa qua, New Delhi đã gây dựng được mối giao hảo vững vàng với Washington, trong khi đó Việt Nam ve vãn Hoa Kỳ vào lúc Biển Đông trở thành điểm sóng gió. Khi cả ba quốc gia này đều cẩn trọng trước sự bành trướng của Trung Quốc, thì họ sẽ sát cánh gần lại với nhau hơn.

Qua việc đả kích Ấn Độ trong việc thương thảo với Việt Nam, Trung Quốc đã để lộ rõ những nỗ lực ngăn trở các đối thủ hợp tác chiến lược chống lại họ. Thế nhưng nếu Ấn Độ và Việt Nam cả hai đều cứng rắn, họ có thể buộc Bắc Kinh bớt quá khích trong việc bành trướng trên Biển Đông và giữ một thái độ hoà hoãn trên các vấn đề khác trong khu vực.

Harsh V. Pant
Hoàng Vũ
dịch
Nguồn: The Wall Street Journal
Ông Pant là giáo sư nghiên cứu quốc phòng của Trường Đại học King, London.

.
.
.

No comments: