Saturday, April 12, 2025

ÔNG TÔ LÂM YÊU CẦU 'PHẢI LẤY TIÊU CHUẨN CAO NHẤT' VỀ NHÂN SỰ (BBC News Tiếng Việt)

 



Ông Tô Lâm yêu cầu 'phải lấy tiêu chuẩn cao nhất' về nhân sự

BBC News Tiếng Việt

12 tháng 4 năm 2025  18:08 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2kvqkwvy4vo

 

Hội nghị trung ương 11 của Đảng vừa kết thúc sau ba ngày làm việc bàn hàng loạt các chủ trương về sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện, hợp nhất các xã và thảo luận về nhân sự.

 

Việc sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp cũng được thống nhất và yêu cầu các bên liên quan như chính phủ và quốc hội tiến hành khẩn trương.

 

Hàng loạt các vấn đề lớn đang được thực hiện rất nhanh chóng để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 14 dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2025.

 

Gọi là hội nghị trung 11 nhưng trong nhiệm kỳ này, đây là lần thứ 22 Ban chấp hành trung ương Đảng họp.

 

Trong số đó có 11 hội nghị bất thường, và 11 hội nghị thường kỳ.

 

Ở hội nghị gần nhất, diễn ra vào ngày 23 và 24/1, Trung ương Đảng đã họp hội nghị bất thường lần thứ 11 trong nhiệm kỳ này để thống nhất phương án sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế.

 

Đó là hội nghị bất thường lần thứ 11, Đảng họp để đề ra chủ trương, và Quốc hội sau đó, từ ngày 12/2 đến ngày 19/2 đã họp để thể chế hóa chủ trương này.

 

Kết quả là cơ cấu của chính phủ mới được thông qua chính thức với 25 thành viên gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. So với bộ máy cũ, Chính phủ giảm 4 bộ trưởng nhưng thêm 2 phó thủ tướng.

 

Nhưng khi một số luật như Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua vào ngày 19/2, thì buổi chiều hôm đó, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư, ký kết luận thông báo nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ chính quyền cấp huyện.

 

Vậy là, Luật Tổ chức chính quyền địa phương chưa ráo mực, với việc vẫn tổ chức chính quyền địa phương ba cấp gồm tỉnh – huyện – xã, nay lại phải sửa đổi.

 

Nhưng sửa đổi việc này cần phải sửa Hiến pháp.

 

Hàng loạt các động thái của chính phủ trong việc sáp nhập các tỉnh/thành, bỏ cấp huyện và sắp xếp hợp nhất các xã đã liên tục được thực hiện.

 

Ở nhiệm kỳ trước (2016-2021), Đảng triệu tập 15 hội nghị, và con số đó cũng đã nhiều hơn một so với khóa trước đó.

 

Trong nhiệm kỳ khóa 13 này, Trung ương Đảng đã triệu tập 22 phiên họp và chưa phải là cuối cùng.

 

Vấn đề nhân sự là một trong những chủ đề nóng của các hội nghị trung ương, cả định kỳ lẫn bình thường.

 

Kỷ luật đảng được siết chặt dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, và không có dấu hiệu buông lỏng kể từ khi ông Tô Lâm lên kế nhiệm.

 

Kể từ khi ông Tô Lâm lên nắm quyền đến nay, ban chấp hành trung ương nhóm họp 6 lần, tính luôn cả hội nghị ngày 3/8 để bầu ông lên làm Tổng bí thư.

 

Trong 6 lần đó, có hai phiên là thường kỳ, 4 phiên là bất thường.

 

Ngay khi vừa được bầu lên làm Tổng bí thư, trong ngày 3/8, bốn cán bộ cấp cao đã được "cho thôi" giữ chức ủy viên trung ương Đảng.

 

Cụ thể là Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và Bí thư Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm.

 

Những ông này về sau bị Bộ Chính trị kỷ luật ở mức cảnh cáo.

 

 

·        Vì sao Trung ương Đảng và Quốc hội họp bất thường quá nhiều?

22 tháng 2 năm 2025

·        Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao

5 tháng 11 năm 2024

·        Thấy gì từ việc ông Nguyễn Thanh Nghị làm phó bí thư thường trực TP HCM?

25 tháng 1 năm 2025

 

Cảnh cáo là mức kỷ luật nặng hơn khiển trách, nhưng nhẹ hơn cách chức và khai trừ. Bộ Chính trị dưới thời ông Tô Lâm làm Tổng bí thư đã lần lượt đưa các nhân vật cán bộ cấp rất cao ra kỷ luật, trong đó đáng chú ý là Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Phúc và khiển trách bà Trương Thị Mai.

 

Ông Trương Hòa Bình bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vào cuối năm 2024, nhưng vào ngày 10/4 lại một lần nữa bị kỷ luật.

 

Lần này, ông Bình bị mức nặng hơn: cách hết các chức vụ trong Đảng, gồm cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ. Điều này đồng nghĩa với việc các chức vụ như Phó thủ tướng thường trực nhiệm kỳ 2016-2021 cũng sẽ bị xóa.

 

 

Sáp nhập còn 34 tỉnh/thành

 

Theo ông Tô Lâm, trung ương, tại hội nghị này, đã thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương).

 

"Việc sắp xếp đơn vị hành chính địa phương lần này được xây dựng trên tinh thần khoa học, đột phá, sáng tạo, bám sát thực tiễn với tầm nhìn xa, trông rộng, ít nhất là 100 năm, bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mới phù hợp cho phát triển đất nước", ông Tô Lâm phát biểu bế mạc hội nghị.

 

Chính quyền địa phương cũng sẽ được tổ chức theo hướng 2 cấp: cấp tỉnh và xã, bỏ cấp huyện.

 

Theo đó, cấp tỉnh vừa là cấp thực hiện chủ trương, chính sách từ Trung ương, vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố và trực tiếp chỉ đạo, quản lý các hoạt động của cấp xã trên địa bàn.

 

Trong khi đó, chính quyền cấp xã chủ yếu thực hiện chính sách từ cấp trên, tuy nhiên được phân cấp phân quyền và có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình.

 

Số đơn vị cấp xã sẽ được giảm xuống còn 60-70%.

 

Những ngày qua, các phát biểu của ông Tô Lâm đều cho thấy số xã dự kiến sẽ còn khoảng 5.000 từ 10.035 hiện nay, tức giảm khoảng 50%.

 

Nay với sự thống nhất mới của Hội nghị trung ương 15, số xã sẽ được giảm nhiều hơn.

 

Điều này phù hợp với các phát biểu trước đó của các thành viên chính phủ, theo đó số đơn vị cấp xã sẽ được giảm xuống còn khoảng 2.000 đến 2.500 xã.

 

Các lần chia tách, sáp nhập tỉnh thành tại Việt Nam

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2kvqkwvy4vo

 

Trung ương Đảng tiếp tục chủ trương sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội,

 

Một điểm đáng chú ý là chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

 

Trong phát biểu bế mạc, ông cũng nêu 7 việc cần làm ngay, trong đó có các công việc như thực hiện đề án tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ công chức, giữ chân người tài. Một vấn đề nữa là việc tổ chức đại hội Đảng tại các địa phương sáp nhập phải được tiến hành ngay sau khi sáp nhập.

 

Ông yêu cầu "phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc" đối với việc bố trí nhân sự sau khi các địa phương hợp nhất.

 

Dự kiến, vào đầu tháng 5, Quốc hội sẽ họp để bàn về các vấn đề này.

 

 

 

 


No comments: