Cách
Hitler phá bỏ nền dân chủ Đức chỉ trong 53 ngày
Van
Man biên
dịch
12/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/12/cach-hitler-pha-bo-nen-dan-chu-duc-chi-trong-53-ngay/
Nhà
sử học Timothy W. Ryback phân tích trong một bài viết dài trên tạp chí The
Atlantic về cách mà sự trỗi dậy của Đức Quốc xã đã biến nền Cộng hòa Weimar
thành một chế độ độc tài đẫm máu, Hitler sử dụng chính những công cụ pháp lý vốn
được tạo ra để bảo vệ hệ thống dân chủ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-54.jpeg
Trong
vòng chưa đầy hai tháng, chế độ Đức Quốc xã đã biến một chế độ hiến pháp thành
chế độ độc tài, sử dụng chính những cơ chế pháp lý vốn nhằm bảo vệ chế độ dân
chủ. Nguồn: Aurora
Vào
ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng của nước Cộng
hòa Weimar, đánh dấu sự khởi đầu của một trong những quá trình dỡ bỏ nền dân chủ
nhanh chóng và kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại. Chỉ trong vòng chưa đầy
hai tháng, chế độ Quốc xã đã biến một hệ thống hiến pháp thành một chế độ độc
tài, sử dụng chính những cơ chế pháp lý vốn được thiết kế để bảo vệ nền dân chủ.
Trong
một bài báo dài trên The Atlantic, nhà sử học Timothy W. Ryback giải thích rằng,
quá trình này hoàn toàn không phải là điều tất yếu, mà cho thấy sự dễ bị tổn
thương của một hệ thống chính trị không đủ khả năng ngăn chặn những kẻ tìm cách
phá hoại nó từ bên trong.
Bối
cảnh chính trị: Một nền dân chủ lung lay
Cộng
hòa Weimar, được thành lập sau Thế chiến thứ nhất, phải đối mặt với hàng loạt
điểm yếu mang tính cấu trúc. Hiến pháp gồm 181 điều khoản của nó được điều chỉnh
18 bang trong liên bang, nhưng tình trạng chia rẽ chính trị và sự bất lực trong
việc hình thành các liên minh ổn định đã khiến hệ thống này dễ dàng bị lợi dụng
bởi một nhà lãnh đạo quyết tâm khai thác những điểm yếu đó. Mặc dù Đảng Quốc xã
chỉ nắm 37% số ghế trong Quốc hội (Reichstag), Hitler vẫn tiến hành thúc đẩy một
đạo luật trao quyền (Ermächtigungsgesetz), cho phép ông cai trị bằng sắc lệnh
và bãi bỏ sự phân chia quyền lực.
Adolf
Hitler, lãnh đạo Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức (NSDAP) từng cố gắng
cướp chính quyền bằng bạo lực trong một cuộc đảo chính thất bại ở München năm
1923 – thường được gọi là “Cuộc đảo chính nhà máy bia”. Sau đó, ông chuyển sang
chiến lược khác: Phá hoại hệ thống từ bên trong. Năm 1930, ông thề trước Tòa án
Hiến pháp sẽ tôn trọng pháp luật. Nhưng một khi lên nắm quyền, ông lập tức bắt
tay vào tái cấu trúc chính quyền theo ý mình.
Ryback,
tác giả của nhiều cuốn sách về nước Đức thời Hitler, gần đây nhất là cuốn
“Übernahme: Hitlers endgültiger Aufstieg zur Macht” (Chiếm lấy: Cuộc trỗi dậy
cuối cùng của Hitler), cho biết rằng, trong những năm trước khi được bổ nhiệm,
Hitler đã nỗ lực làm mất ổn định hệ thống chính trị. Đảng của ông, từ chỉ 12 ghế
trong Quốc hội năm 1930, đã tăng lên 230 ghế vào năm 1932 – trở thành lực lượng
lớn nhất, dù chưa đạt đa số tuyệt đối.
Tiến
lên nắm quyền và những bước đi đầu tiên
Ngày
30 tháng 1 năm 1933, Hitler chính thức trở thành Thủ tướng. Ngay từ ngày đầu
tiên, ông đã bắt đầu củng cố quyền kiểm soát chính quyền. Mặc dù chỉ nắm 37% số
ghế, Hitler vẫn đề xuất thông qua “Ermächtigungsgesetz” – một đạo luật sẽ cho
phép ông cai trị bằng sắc lệnh và vô hiệu hóa cơ chế phân quyền. Ông vấp phải sự
phản đối của các đảng Dân chủ Xã hội và Cộng sản – những lực lượng kiểm soát tổng
cộng 38% ghế, khiến về lý thuyết, đạo luật không thể đạt được đa số 2/3 cần thiết.
Tuy nhiên, Hitler đã sử dụng sự kết hợp giữa thao túng chính trị, đàn áp và
tuyên truyền để đạt được mục tiêu.
Vụ cháy
Quốc hội và đàn áp phe đối lập
Ngày
27 tháng 2 năm 1933, tòa nhà Quốc hội bị thiêu rụi. Mặc dù nguyên nhân vụ cháy
đến nay vẫn còn gây tranh cãi, chế độ Quốc xã lập tức đổ lỗi cho phe Cộng sản
và dùng sự kiện này làm cái cớ để thực hiện các biện pháp đàn áp. Tổng thống
Paul von Hindenburg, dưới áp lực từ Hitler, đã ký “Sắc lệnh về vụ cháy Quốc hội”
vào ngày 28 tháng 2. Sắc lệnh này đình chỉ các quyền cơ bản như tự do báo chí,
tự do ngôn luận và tự do hội họp, đồng thời cho phép bắt giữ hàng loạt mà không
cần xét xử. Trong những tuần sau đó, hàng ngàn người Cộng sản, Dân chủ Xã hội
và các đối thủ chính trị bị bắt hoặc buộc phải sống lưu vong.
Gian
lận bầu cử và củng cố quyền lực
Ngày
5 tháng 3 năm 1933, cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong bầu không khí khủng bố và
bạo lực. Đảng Quốc xã giành được 44% phiếu bầu – một sự gia tăng đáng kể nhưng
vẫn chưa đủ để chiếm đa số tuyệt đối. Tuy nhiên, với việc cấm Đảng Cộng sản và
vô hiệu hóa các ghế của họ, Hitler đã giành được quyền kiểm soát cần thiết
trong Quốc hội.
Ngày
23 tháng 3 năm 1933, Quốc hội thông qua “Ermächtigungsgesetz“, trao cho Hitler
quyền lực độc tài.
Đạo
luật này chính thức hủy bỏ các thiết chế dân chủ của nền Cộng hòa Weimar – kết
quả của việc thao túng hệ thống chính trị và đe dọa các đại biểu.
Đàn
áp có hệ thống và các trại tập trung đầu tiên
Khi
đã kiểm soát hoàn toàn chính quyền, Hitler bắt đầu một chiến dịch đàn áp có hệ
thống. Các đối thủ chính trị bị bắt và đưa vào các trại tập trung như Dachau –
được thành lập vào tháng 3 năm 1933. Đồng thời, chính quyền bắt đầu tập trung
hóa quyền lực về Berlin và xóa bỏ quyền tự trị của các bang liên bang. Hermann
Göring, khi đó là Bộ trưởng Nội vụ bang Phổ, đã tổ chức lại lực lượng cảnh sát
và sử dụng lực lượng áo nâu (Sturmabteilung – SA) như lực lượng phụ trợ để đàn
áp mọi sự bất đồng.
Tuyên
truyền và biểu tượng của quyền lực
Ngày
21 tháng 3 năm 1933, Hitler sử dụng cái gọi là “Ngày Potsdam” như một công cụ
tuyên truyền nhằm giành sự ủng hộ từ giới tinh hoa bảo thủ và tạo dựng hình ảnh
thống nhất dân tộc. Ông xuất hiện giản dị bên cạnh Tổng thống Hindenburg – người
mặc quân phục – tại một sự kiện nhằm biểu tượng hóa sự tiếp nối giữa chế độ cũ
và mới.
Không
lâu sau, Joseph Goebbels được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tuyên truyền, chính thức
hóa quyền kiểm soát truyền thông của chế độ và xóa bỏ hoàn toàn tự do báo chí.
Phản
tỉnh lịch sử: Một tiến trình có thể tránh được
Mặc
dù ngày nay nhiều người coi sự trỗi dậy của Hitler là điều không thể tránh khỏi,
các nhà sử học nhấn mạnh rằng, nhiều quyết định then chốt có thể đã thay đổi
dòng lịch sử.
Sự
do dự ban đầu của Hindenburg trong việc bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng, những
sai lầm chiến lược của các đảng đối lập và sự thiếu đoàn kết của phe bảo thủ đã
góp phần mở đường cho Hitler lên nắm quyền. Trường hợp của Hitler là ví dụ điển
hình cho thấy kẻ thù của hệ thống dân chủ có thể sử dụng chính các cơ chế pháp
lý của hệ thống đó để tiêu diệt nó.
Việc
Hitler trỗi dậy và củng cố quyền lực chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng cho thấy
tầm quan trọng sống còn của việc bảo vệ các thiết chế dân chủ trước những kẻ muốn
phá bỏ nó.
No comments:
Post a Comment