Bầu cử Mỹ: Cử tri chọn
bảo thủ, ứng viên gốc Việt ai thắng ai thua?
Bùi Văn Phú
Gửi
cho BBC từ Berkeley, California
22
tháng 11 2024, 18:19 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx28d1ymvx8o
Cuộc
bầu cử đua vào chiếc ghế tại Quốc hội Hoa Kỳ đại diện địa hạt 45 tại California
của hai ứng viên gốc Á, trong đó Derek Trần là người tị nạn gốc Việt, gay cấn đến
phút chót.
Kết
quả bầu cử tại Hoa Kỳ ngày 5/11 vừa qua cho thấy đa số cử tri đã chọn đường hướng
chính trị bảo thủ cho nước Mỹ trong bốn năm tới.
Ứng
viên Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, đã chiến thắng với 312 phiếu đại cử
tri và 76,7 triệu phiếu phổ thông (50%), trong khi phía Dân chủ, Phó Tổng thống
Kamala Harris được 226 phiếu đại cử tri và 74,1 triệu phiếu phổ thông (48,3%).
Hai
tuần sau ngày bầu cử, kết quả cũng cho thấy Đảng Cộng hòa đã chiếm đa số tại
Thượng viện và Hạ viện. Như thế, ít nhất trong vòng hai năm từ 2025 đến 2027,
lãnh đạo Cộng hòa sẽ đề xuất chương trình nghị sự và ban hành các chính sách từ
di dân, y tế, giáo dục, an ninh cho đến đối ngoại. Nếu có thay đổi thì tháng
11/2026 sẽ bầu lại toàn thể 435 dân biểu Hạ viện và một phần ba, tức 33 nghị
sĩ, Thượng viện.
Bảo
thủ, cấp tiến, diều hâu hay bồ câu
Sự
kiện Donald Trump thắng cử nhiệm kỳ hai đã không làm nổi lên làn sóng biểu tình
phản đối như bầu cử 11/2016 khi ông thắng cử lần đầu. Khi đó, ngay sau khi các
đài truyền hình đưa tin cho rằng Donald Trump đã thắng Hillary Clinton với số
phiếu đại cử tri, nhưng thua phiếu bầu phổ thông thì tại nhiều thành phố từ New
York qua California đã có biểu tình với hàng ngàn người xuống đường mang khẩu
hiệu “He’s not my President.” – Ông ta không là tổng thống của tôi.
Tại
thành phố Berkeley và trong khuôn viên đại học đã có mấy chục lần biểu tình chống
Trump từ cuối năm 2016 cho đến năm 2019 và nhiều lúc đã có bạo động.
Năm
nay tình hình California và trên toàn nước Mỹ sau ngày tổng tuyển cử rất yên
tĩnh. Tối 6/11, truyền hình địa phương KTVU-2 ở vùng Vịnh San
Francisco đưa tin có vài chục sinh viên biểu tình trước Sproul Plaza, Đại học
U.C. Berkeley và vài chục người khác xuống đường ở San Jose để bày tỏ quan ngại
về chính sách trục xuất di dân, về người đồng tính và chuyển giới mà Donald
Trump sẽ cho thi hành.
Mọi
người đang chờ xem sau khi Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ hai nước Mỹ sẽ đi về
đâu. Cử tri đã chọn đường hướng bảo thủ, nhưng bảo thủ đến mức nào, vì ngay cả
trong nhiệm kỳ đầu, những hoạch định chính sách đối nội cũng như đối ngoại của
Trump không ai đoán trước được. Và đó là điều mà nhiều người cũng như lãnh đạo
thế giới phải chú ý.
Ông
Donald Trump thành tổng thống đắc cử
Như
nếp sinh hoạt chính trị Mỹ, đại diện cho đảng đối lập là Phó Tổng thống Kamala
Harris đã phát biểu tại Đại học Howard sau khi chấp nhận thua cuộc, nhưng không
từ bỏ những lý tưởng đã theo đuổi và tiếp tục “chiến đấu tại phòng phiếu, trước
tòa và tại những quảng trường công cộng”.
Đầu
năm 2017, khi vừa vào Nhà Trắng, hai pháp lệnh đầu tiên Tổng thống Donald Trump
ký ban hành đã gây chấn động trong và ngoài nước, tạo ra làn sóng biểu tình phản
đối nhiều nơi trên đất Mỹ. Một pháp lệnh cấm công dân của nhiều quốc gia Hồi
giáo nhập cảnh vào Mỹ và một pháp lệnh về đối ngoại, Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Hoa Kỳ đã cùng 11 nước ký hồi đầu năm
2016 tại New Zealand.
Với
chủ trương America First, lo cho nước Mỹ trước đã, Tổng thống Trump muốn quân
bình chính sách trao đổi mậu dịch với các quốc gia, mà TPP có mục đích giảm thuế
nhập khẩu để hàng hóa nước ngoài ào ạt vào Mỹ, điều này không công bằng nên ông
đã tăng cao mức thuế với nhiều mặt hàng từ khắp nơi trên thế giới nhập vào thị
trường Mỹ. Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nhất và chính sách này còn kéo
dài qua bốn năm của Tổng thống Dân chủ Joe Biden.
Quan
hệ đóng băng với Trung Quốc từ đó. Hiện nay thêm sự kiện Nga xâm lăng Ukraine,
xung đột vũ lực ở Trung Đông. Trump sẽ lãnh đạo Nước Mỹ như thế nào và có chính
sách đối ngoại ra sao trong bốn năm tới, cả thế giới đang hồi hộp chờ xem.
Cuộc
chiến giữa Do Thái và Hamas trong Dải Gaza nay đã lan sang quốc gia láng giềng
Lebanon ở phía bắc và có thể lan rộng trong khu vực. Chiến tranh ở Trung Đông, ở
châu Âu mà Hoa Kỳ hiện ủng hộ Do Thái và Ukraine với cả trăm tỉ đô la viện trợ
cũng là điều mà cử tri quan tâm trong ngày tổng tuyển cử 5/11 vừa qua.
Nhìn
lại Chiến tranh Việt Nam, có lúc lan sang Campuchia (1970), Lào (1971) và cuộc
chiến ở Trung Đông, Ukraine hiện nay, theo tôi hai chính đảng Mỹ đã có quan điểm
đảo ngược về việc ủng hộ hay chấm dứt chiến tranh.
.
No comments:
Post a Comment