Một trí thức hiếm hoi của chế độ
Mạc Văn Trang
25/11/2024
https://baotiengdan.com/2024/11/25/mot-tri-thuc-hiem-hoi-cua-che-do/
Đó
là nói về TS TẠ ĐÌNH THÍNH – bút danh ĐẠI ĐỊNH (1943 – 23/11/2024)
HÌNH
:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/11/1-27.jpg
Ông Tạ Đình Thính (thứ hai từ trái qua) – người gọi Tạ
Đình Đề là chú họ. Ảnh: Viettimes
Mấy
hôm nay tôi đi Nha Trang, Cam Ranh lu bù, nghe tin anh mất nhưng nay về nhà mới
kịp viết đôi điều.
Nhớ
tháng 10/2020 Anh đã gửi sách cho tôi và tôi đã viết:
“CẢM
ƠN TÁC GIẢ TẶNG SÁCH
Cảm
ơn TS Tạ Đình Thính, chiều nay, vợ chồng tôi đã nhận được ba cuốn sách quý của
tác giả. Thấy cái tên sách “LÀNG TÔI”, hơn 500 trang, rồi “CÓP NHẶT DÔNG DÀI 1”
hơn 600 trang, “CÓP NHẶT DÔNG DÀI 2” hơn 700 trang thì hoảng quá! “Cóp nhặt” chắc
là tản văn, nhưng sao dài thế lại còn tập 1, tập 2 và sắp xuất bản tập 3 (“Đông
Hùng Vương – Tây Hùng Vương”)…
Thấy
mấy cuốn sách đều do NXB Hội Nhà văn ấn hành, nhưng không phải sách tản văn,
truyện ký. Đây cũng không phải hồi ký. Đây thực chất là sách nghiên cứu xã hội
học. Cái tên “Cóp nhặt dông dài” như để đánh lừa người ta thôi! Tập một nghiên
cứu đánh giá về cuộc “Cải cách ruộng đất”, “Sửa sai” và những hậu quả của nó; tập
hai nghiên cứu phân tích về cuộc “Cải tạo tư sản” ở miền Bắc từ những năm 1960
cho đến hệ lụy của nó sau năm 1975 ở miền Nam.
Đây
là công trình khoa học vì có rất nhiều tư liệu quý, hàng 1.000 tài liệu tham khảo
từ những văn bản gốc vô cùng quý hiếm. Đáng lẽ phải là nhà xuất bản Khoa học Xã
hội chứ nhỉ?
Tại
sao tác giả có nhiều tài liệu “độc” như vậy? Chả là tác giả từng là thành viên
của nhóm nghiên cứu cùng với ông Nguyễn Phú Trọng; từng làm chuyên gia tư vấn
Ban nghiên cứu của Thủ tướng và Văn phòng Trung ương Đảng. Tác giả tiếp xúc, lắng
nghe phát biểu của nhiều ông VIP và siêu VIP rồi chiêm nghiệm…
Các
cuốn sách này chứa đựng nhiều luận văn, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu về
xã hội học, lịch sử, kinh tế, chính trị. Đây là tài liệu tham khảo, trích dẫn
vô cùng tin cậy, quý giá cho các công trình nghiên cứu nói trên.
Ai
quan tâm đến những lĩnh vực đó, mau kiếm lấy những quyển sách vô giá này. Tôi sợ
sau này sẽ khó kiếm đấy.
Riêng
tôi vô cùng cảm ơn tác giả vì đây là những vấn đề tôi quan tâm nhưng rất thiếu
tư liệu, nay thấy choáng ngợp trước những dữ liệu trong sách.
Mới
xem lướt qua, xin có vài lời nhận xét sơ bộ như vậy. Sách này phải đọc kỹ, phải
nghiên cứu mới dám có những phản biện đầy đủ. Một lần nữa, xin cảm ơn tác giả
và mong sẽ được đọc “Cóp nhặt dông dài 3” chắc còn lý thú hơn”.
***
Sau
này đọc, trải nghiệm, suy ngẫm về Anh mới càng thấy Anh là MỘT TRÍ THỨC HIẾM CÓ
TRONG CHẾ ĐỘ NÀY.
Nhà
báo Trần Nhung, chỗ thân thiết với anh, viết: “Anh Đại Định là một Vụ trưởng có
thâm niên lâu nhất và được tiếp xúc với nhiều yếu nhân nhất của Đảng và Nhà nước
tại hai cơ quan đầu não là Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Trung ương Đảng. Có
lần anh tâm sự, nếu anh muốn thăng tiến thì có rất nhiều cơ hội để có thể trở
thành Ủy viên Trung ương, thậm chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc là một Bộ trưởng,
nhưng anh đều thoái thác để chấp nhận làm một người giúp việc trung thành và tận
tụy. Bởi trong hai Vụ mà anh phụ trách thì một số chuyên viên tại các Vụ này
sau đó đã được bổ nhiệm lên các chức vụ rất cao, có người là Thường trực Bộ
Chính trị và Ban Bí thư, có người là Bộ trưởng, Thứ trưởng. Anh đã từ chối việc
đi bồi dưỡng chính trị tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh đồng nghĩa với việc
anh không thể được cân nhắc lên các vị trí lãnh đạo cấp cao hơn”…
Hẳn
anh là một nhân cách có bản chất Nhân – Trí – Dũng – Liêm nên nhìn vào bộ máy
quan chức từ thấp đến chóp bu, đã bộc lộ hết những cái mà anh thấy nó cũng tầm
thường, không phải là lý tưởng cho mình theo đuổi, nên anh đã lánh sang bên…
Hẳn
anh cũng nhìn thấy môi trường đấu đá thanh trừng, dùng đủ mưu hèn kế bẩn để hạ
bệ nhau… chẳng hay ho gì, nên cố tránh xa!
Và
anh an tâm, bền bỉ, kiên nhẫn, say sưa quan sát và ghi chép, làm một “Thư ký thời
đại, mà anh ý thức rất rõ rằng, những điều anh “cóp nhặt” đây sẽ là vô giá với
lịch sử. Phải ý thức sâu sắc lắm, anh mới làm việc này một cách cẩn thận, tỉ mỉ,
khéo léo, kín đáo để không bị an ninh để ý và chịu những hệ luỵ khó lường.
Trong
bối cảnh “Thị trường quan chức” sôi động, chạy chức, chạy quyền túi bụi, thì “Anh
đã từ chối việc đi bồi dưỡng chính trị tại Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh đồng
nghĩa với việc anh không thể được cân nhắc lên các vị trí lãnh đạo cấp cao hơn”…
Anh
Tạ Đình Thính ơi!
Phải
có bản lĩnh nhân cách vững vàng lắm mới vượt qua được bao cám dỗ của quyền lực.
Phải
có tuệ giác sáng suốt mới nhìn thấu cái “Cõi Ta bà” này, cả thánh thần, ngạ quỷ,
súc sinh…!
Anh
đã né tránh được tất cả, ẩn mình khôn khéo chỉ làm một việc “Ghi chép những
chuyện ở thâm cung bí sử” để lại cho đời phán xét.
Vì
thế, anh là một trí thức quý hiếm, có lẽ trong môi trường làm việc của anh, thì
chỉ có một, không hai trong chế độ này. Tên anh sẽ tạc mãi vào lịch sử.
Thương
nhớ anh. Tự hào về anh
Kính
tiễn anh về trời!
No comments:
Post a Comment