Thấy gì từ tài liệu
mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
BBC News Tiếng Việt
1
tháng 3 2024, 14:57 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz9z6y2e73lo
Một
chỉ thị mật của Bộ Chính trị về "an ninh quốc gia" trong bối cảnh hội
nhập quốc tế vừa bị rò rỉ đang gây ra những ý kiến khác nhau trong giới quan
sát về khả năng Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp các cá nhân, tổ chức và
hoạt động được cho là gây nguy hiểm cho sự toàn trị của đảng này.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e336/live/3fb94400-d791-11ee-9a5b-e35447f6c53b.jpg
Ông
Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chỉ thị
24-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 về "Bảo đảm vững chắc an
ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng" (CT24),
đóng dấu "Mật", vừa được Dự
án 88 (một tổ chức phi chính phủ quốc tế về vận động nhân quyền
cho Việt Nam) tiết lộ, cho thấy văn bản này được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng
thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên đối tác chiến lược toàn diện.
BBC
News Tiếng Việt đã liên hệ với một số nguồn tin trong nước để xác minh tính xác
thực của CT24. Chúng tôi nhận được câu trả lời từ một số cán bộ đang làm việc tại
các cơ quan cấp bộ trong lĩnh vực văn hóa, thông tin rằng họ được phổ biến nội
dung chỉ thị, nhưng không trực tiếp tiếp cận văn bản.
Có tổng cộng chín nội
dung được đưa ra trong CT24 để các cấp ủy đảng thực hiện, trong đó đáng chú ý
là:
Về
xuất cảnh: Quản
lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, công dân Việt Nam ra nước
ngoài công tác, học tập, trao đổi, tham quan, du lịch.
Về
dân chủ:
Không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.
Về
tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động: Không để
thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức
dân tộc, tôn giáo; Rà soát, xử lý kịp thời,
nghiêm minh đối với các tổ chức của người lao động thành lập và
hoạt động không đúng pháp luật.
Về
hợp tác quốc tế: Đề cao cảnh giác, phòng ngừa các mối đe dọa
nghiêm trọng đến an ninh quốc gia như: "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa", nhất là trong xây dựng chính sách, pháp luật,
làm suy yếu chế độ ta từ gốc, từ bên trong, đe dọa lợi ích quốc gia,
dân tộc, sự tồn vong của chế độ; phai nhạt bản sắc văn hóa dẫn đến
suy giảm sức mạnh quốc gia; mơ hồ, mất cảnh giác khi tham gia các
sáng kiến, chiến lược của các nước lớn; để nước ngoài đầu tư
"núp bóng", thâu tóm thị trường, doanh nghiệp trong nước,
chiếm lĩnh một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu, vị
trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế và ổn định chính trị; lợi
dụng các định chế, cam kết quốc tế Việt Nam tham gia, ký kết để vận
động, hình thành tổ chức chính trị đối lập, thúc đẩy "cách
mạng màu", "cách mạng đường phố".
Về
tài trợ quốc tế cho Việt Nam: Tăng cường quản lý việc tiếp nhận
viện trợ từ nước ngoài, nhất là các dự án liên quan đến xây dựng
chính sách, pháp luật; không tiếp nhận tài trợ nước ngoài đối với
các dự án xây dựng pháp luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm và
hạn chế tối đa đối với các trường hợp khác.
Về
tự do ngôn luận: Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong
đấu tranh với các trào lưu của chủ nghĩa dân túy, bất tuân dân sự,
quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch, hành vi cổ
xúy cho văn hóa ngoại lai...
Về
quyền hội họp: Đấu
tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thủ
địch, phản động, đối tượng chống đối chính trị, các loại tội phạm,
nhất là hoạt động cài cắm nội gián, kích động biều tình, bạo
loạn…
Về
kinh tế, xã hội, văn hóa và đối ngoại: Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa
kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa
quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại.
Về
giám sát: Quan
tâm xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân
dân, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững chắc, nhất là
tại các cộng đồng dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất, nơi tập trung đông người lao động.
·
Nguyễn Tiến
Trung: 'Tại sao tôi đấu tranh? Tại sao tôi rời Việt Nam để sang Đức lúc này?'
29 tháng 2 năm 2024
·
Thấy gì từ
cơn sốt Đào, phở và piano?
22 tháng 2 năm 2024
·
Diễn viên Đào,
phở và piano người Mozambique: Muốn làm rể Việt Nam, mến Đảng Cộng sản
24 tháng 2 năm 2024
Một
làn sóng đàn áp mới?
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/de2f/live/890f5fe0-d791-11ee-8f28-259790e80bba.jpg
Tổng
thống Biden gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hà Nội
Dự
án 88, tổ chức đầu tiên công bố CT24 và báo cáo phân tích do Ben Swanton và
Michael Altman-Lupu thực hiện, chỉ rằng văn bản này “là một cuộc tấn công toàn
diện vào quyền lợi của 100 triệu công dân Việt Nam” thông qua nỗ lực “chấm dứt
các ảnh hưởng của nước ngoài vào việc ra chính sách;… ngăn chặn việc các tổ chức
nước ngoài và Việt Nam tăng cường sử dụng hợp tác quốc tế như một phương tiện để
thúc đẩy xã hội dân sự và các nhóm chính trị đối lập trong nước”.
“Về
bản chất, chính sách này nhằm mục đích củng cố chế độ độc đảng… Trong nhiều
năm, Mỹ và Liên minh châu Âu luôn cho rằng tăng cường mối quan hệ với Việt Nam
sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền của nước này. Nhưng CT24 đã đặt dấu chấm hết cho
quan điểm này,” Dự án 88 cho hay.
Dự
án 88 chỉ ra rằng với CT24, ĐCSVN đã chính thức hóa việc vi phạm luật quốc tế
và vi phạm Hiến pháp Việt Nam.
Cụ
thể, Việt Nam đã viện dẫn "an ninh quốc gia" để biện minh cho việc cấm
người dân hội họp, lập nhóm, biểu tình, cấm xuất nhập cảnh, ngăn chặn tài trợ
quốc tế cho các dự án của các tổ chức xã hội dân sự.
Trong
khi đó, luật pháp quốc tế chỉ cho phép các nhà nước hạn chế nhân quyền trong một
số tình huống rất giới hạn. Theo Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị
(ICCPR) mà Việt Nam phê chuẩn năm 1982, chính phủ có thể hạn chế quyền biểu đạt,
lập hội và hội họp ôn hòa để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam không
thể viện dẫn an ninh quốc gia chung chung để biện minh cho bất cứ sự hạn chế
nhân quyền nào, theo Dự án 88.
Luật
pháp quốc tế giới hạn rất ngặt nghèo khái niệm an ninh quốc gia, đó là nhà nước
chỉ có thể hạn chế quyền biểu đạt, lập hội và hội họp ôn hòa chỉ khi để “bảo vệ
sự tồn vong của quốc gia hoặc sự toàn vẹn của lãnh thổ hoặc sự độc lập về chính
trị trước vũ lực hoặc đe dọa vũ lực”.
Theo
luật pháp quốc tế, bảo vệ một ý thức hệ nào đó, hoặc một đảng chính trị nào đó,
không được coi là bảo vệ an ninh quốc gia, Dự án 88 nêu rõ.
Việc
Việt Nam kiểm soát tài trợ nước ngoài cho hoạt động dân sự bằng nhiều rào cản
là "đáng lo ngại" theo luật quốc tế. Do đây là nguồn cơ bản, thiết yếu
để các tổ chức này hoạt động, giám sát chính phủ và thực hiện các chiến dịch vận
động… - nhằm thúc đẩy một Việt Nam phát triển lành mạnh, phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế.
Không
những thế, Việt Nam còn "hai mặt" khi một mặt cho hay sẽ phê chuẩn
Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhưng trong CT24 lại đề cập việc
chỉ "thí điểm" thành lập một số công đoàn trong các doanh nghiệp, bên
cạnh đó tiếp tục xây dựng Công đoàn Việt Nam - tổ chức công đoàn cấp quốc gia
duy nhất tồn tại ở nước này – "vững mạnh".
Trong
khi Hiến pháp 2013 nêu rõ ràng các tổ chức và thành viên ĐCSVN hoạt động trong
khuôn khổ của Hiến pháp, thì việc CT24 được xếp dạng "mật" cho thấy
không ai bên ngoài tầng lớp lãnh đạo của ĐCSVN được tiếp cận văn bản này. Như vậy,
ĐCSVN đã vi phạm Điều 4 Hiến pháp vốn đảm bảo người dân được giám sát các quyết
định của đảng.
CT24
cũng vi phạm Điều 25 Hiến pháp vốn đảm bảo công dân có quyền tự do ngôn luận và
tiếp cận thông tin.
Vi
phạm điều 5 Hiến pháp về đảm bảo các nhóm người dân tộc thiểu số được giữ gìn bản
sắc và văn hóa truyền thống của họ khi thúc đẩy xây dựng một hệ giá trị gia
đình Việt, nhằm "đồng hóa" 53 nhóm dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Theo
phân tích của Dự án 88, nếu được thực hiện, chỉ thị này sẽ dẫn đến vi phạm có hệ
thống và nghiêm trọng nhân quyền, bao gồm quyền nhóm họp, tự do ngôn luận, tự
do báo chí, và tự do đi lại, giết chết các tổ chức xã hội dân sự.
“Việc
ĐCSVN lo sợ sự can thiệp của nước ngoài đã được biết đến từ lâu. Những tuyên bố
và hành động trước đây của đảng cho thấy phần lớn sự đàn áp của chính phủ đối với
xã hội dân sự đều xuất phát từ mối lo ngại này. Ví dụ, vào năm 2016, ban lãnh đạo
đảng đã thông qua Nghị quyết 04-NQ/TW, thể hiện thái độ thù địch với chính khái
niệm xã hội dân sự.
Tuy
nhiên, điểm mới của CT24 là thay vì chỉ bày tỏ những lo ngại, các nhà lãnh đạo
Việt Nam đã vạch ra một kế hoạch hành động toàn diện để giải quyết chúng bằng
cách vi phạm quyền của công dân nước này,” báo cáo của Dự án 88 nêu.
‘Ám
ảnh sâu sắc’ của các lãnh đạo Việt Nam
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/e749/live/cb1d7840-d791-11ee-8f28-259790e80bba.jpg
Đại
diện các tổ chức xã hội dân sự gặp Tổng thống Mỹ Obama ngày 24/5/2016 tại Hà Nội.
Đó được coi là khoảng thời gian xã hội dân sự Việt Nam có không gian hoạt động
nhất. Vài năm gần đây, hoạt động của xã hội dân sự tại Việt Nam được cho là bị
"bóp nghẹt".
Giáo
sư Carl Thayer, người có kinh nghiệm hơn 40 năm nghiên cứu về chính trị, xã hội
Việt Nam, nhận định CT24 cho thấy “các nhà lãnh đạo Việt Nam bị ám ảnh sâu sắc
bởi việc kiểm soát toàn diện mọi khía cạnh trong quá trình 'chủ động và tích cực
hội nhập' của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu”.
“Họ
dường như coi bất kỳ sự tương tác kinh tế, chính trị và xã hội nào với các quốc
gia, tổ chức và cá nhân nước ngoài đều có khả năng thách thức tính hợp pháp của
nhà nước độc đảng và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Phản
ứng của họ là tăng cường giám sát, quản lý và đàn áp tất cả những hoạt động mà
họ cho là đi ngược lại lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam,” Giáo sư Carl Thayer
nói với BBC News Tiếng Việt.
Tuy
nhiên, ông Carl Thayer cho rằng chỉ thị này “không báo hiệu một làn sóng đàn áp
mới đối với các nhà hoạt động xã hội dân sự và dân chủ mà chỉ là 'hoạt động
bình thường', tức là tiếp tục đàn áp bất kỳ hoạt động độc lập nào của các nhóm
vận động, xã hội dân sự và các nhà hoạt động dân chủ thách thức quyền lực tuyệt
đối của ĐCSVN”.
Vậy
tại sao Bộ Chính trị Việt Nam lại cho soạn thảo và phổ biến cho các cấp ủy đảng
CSVN chỉ thị này vào thời điểm tháng 7/2023?
Theo
phân tích của GS Carl Thayer, Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSVN tháng
1/2021 đã đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thuộc nhóm
thu nhập cao, vào năm 2030-2040.
Năm
2023, Việt Nam đã
bước vào giai đoạn giữa của hai kỳ đại hội đảng toàn quốc. Nền kinh tế
trong nước khi đó đang vật lộn với Covid và lệnh đóng cửa biên giới của Trung
Quốc.
Các
lãnh đạo Việt Nam khi đó đã quyết định rằng một bước đột phá trong quan hệ với
Mỹ và các cường quốc kinh tế khác là "cần thiết" để đạt được mục tiêu
đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc 13.
Điều
đó dẫn đến việc nâng cấp quan hệ với Mỹ và tiếp theo là một số cường quốc khác.
“Điều
đáng chú ý là thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ được ký bởi Tổng
Bí thư Trọng chứ không phải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. CT24 được ban hành bởi
bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư ĐCSVN.
"CT24
là phản ứng của ĐCSVN đối với các quan chức đảng và chính phủ phản đối hoặc dè
dặt trong việc nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn
khác lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Tóm
lại, quyền lực của Tổng Bí thư được viện dẫn để đảm bảo rằng việc nâng cao quan
hệ với Hoa Kỳ sẽ không làm suy yếu chế độ độc đảng và nền kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam,” ông Thayer nói.
Phản
biện ý kiến này, ông Ben Swanton từ Dự án 88 nói: “Các nhà phân tích cho rằng
CT24 không đại diện cho một làn sóng đàn áp mới là do họ đã bỏ lỡ những diễn biến
gần đây, bao gồm việc chính phủ hình sự hóa các hoạt động chính sách, buộc phải
đóng cửa các tổ chức phi lợi nhuận và những hạn chế cực đoan đối với nguồn tài
trợ nước ngoài và việc tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế.”
Ông
Swanton ám chỉ việc ít nhất 6 nhà hoạt động môi
trường đã bị chính phủ Việt Nam bắt giữ và bỏ tù trong hai năm
qua, gây xôn xao dư luận quốc tế.
Đây
là lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự - những người lẽ ra đã đóng vai trò giám
sát độc lập quá trình Việt Nam loại bỏ điện than, chuyển sang năng lượng sạch
trị giá hơn 15
tỷ USD tài trợ từ khối G7 và Liên minh châu Âu.
----------------
Tin
liên quan
·
Nhà hoạt động Nguyễn
Chí Tuyến bị bắt
29
tháng 2 năm 2024
·
Vì sao người giàu
Việt Nam đổ tiền đầu tư nhập tịch?
1
tháng 3 năm 2024
·
Đường đi của xăng dầu
qua Việt Nam tới Myanmar, vi phạm lệnh cấm quốc tế
28
tháng 2 năm 2024
No comments:
Post a Comment