PHƯƠNG NAM TOÀN CẦU
(GLOBAL SOUTH) LÀ GÌ?
27.2.2024
https://www.phantichkinhte123.com/2024/02/phuong-nam-toan-cau-global-south-la-gi.html#more
Khi chưa có thuật ngữ thay thế ngắn
gọn, đa số các chính trị gia và nhà báo chắc sẽ vẫn tiếp tục sử dụng “Phương Nam Toàn Cầu/Global South” trong tương lai gần.
Tuy nhiên, bất kỳ ai quan tâm đến một mô tả chính xác hơn về thế giới nên cảnh
giác với thuật ngữ gây hiểu lầm và ngày càng càng mang nhiều nội dung.
-----------------------------------------------
CAMBRIDGE – Thuật ngữ “Phương
Nam Toàn Cầu” ngày nay được sử dụng
thường xuyên. Ví dụ, một số nhà bình luận cảnh báo rằng việc Israel xâm nhập
vào Gaza đang làm cho “Phương Nam Toàn Cầu càng
xa lánh họ” và chúng ta thường nghe rằng “Phương Nam
Toàn Cầu” muốn có ngừng bắn ở Ukraine. Nhưng
những người này muốn nói đến cái gì khi họ
sử dụng thuật ngữ này?
Về mặt địa lý, thuật ngữ này bao gồm 32 quốc gia nằm dưới
đường xích đạo (ở Nam bán cầu), tương phản với 54 quốc gia nằm hoàn toàn ở phía
bắc xích đạo. Tuy nhiên, nó thường bị sử dụng một cách sai lầm như cách viết tắt
về đa số dân số toàn cầu, mặc dù phần
lớn dân số toàn cầu nằm trên đường xích đạo (cũng như phần lớn diện
tích đất liền trên thế giới). Ví dụ, chúng ta thường nghe nói rằng Ấn Độ, quốc
gia đông dân nhất thế giới và Trung Quốc, quốc gia đông dân thứ hai, đang tranh
giành quyền lãnh đạo Phương Nam Toàn Cầu, gần đây đều đã tổ chức
các hội nghị ngoại giao vì mục đích đó. Tuy nhiên, cả hai đều ở Bắc bán cầu.
Do đó, thuật ngữ này giống
một khẩu hiệu chính trị hơn là một mô tả chính xác về thế giới. Theo nghĩa này,
nó dường như đã thu hút được sự chú ý như một uyển ngữ để thay thế những thuật
ngữ ít được chấp nhận hơn. Trong Chiến tranh Lạnh, các quốc gia không liên kết với Hoa Kỳ hoặc khối Liên Xô được cho là thuộc
về “Thế Giới Thứ Ba”. Các quốc gia không liên kết đã tổ chức hội nghị riêng tại Bandung,
Indonesia vào năm 1955, và ngày nay vẫn còn 120 quốc
gia cấu thành một phong trào
không liên kết yếu kém.
Tuy nhiên, với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, ý tưởng
về một Thế Giới Thứ Ba không liên kết không còn có nhiều ý nghĩa nữa. Có một thời
gian, việc đề cập đến “các nước kém phát triển” đã trở nên phổ biến. Nhưng thuật
ngữ này mang ý nghĩa miệt thị nên mọi người
nhanh chóng bắt đầu nhắc đến “các nước đang phát triển”.
Mặc dù thuật ngữ đó có những vấn đề riêng - xét cho cùng
thì không phải tất cả các nước thu nhập thấp đều đang phát triển - nhưng nó tỏ
ra hữu ích trong bối cảnh của chính sách ngoại
giao của Liên Hợp Quốc. Nhóm 77 (G77) hiện bao gồm 135 quốc
gia và tồn tại để thúc đẩy lợi ích kinh tế tập thể của họ. Tuy nhiên, bên ngoài
bối cảnh của Liên Hợp Quốc, có quá nhiều sự khác biệt giữa các thành viên để
nhóm này có thể đóng một vai trò có ý nghĩa.
Jim
O’Neill (1957-)
Một thuật ngữ nhất thời khác đã trở
thành thịnh hành là “các thị trường mới nổi”,
dùng để chỉ các quốc gia như Ấn Độ,
Mexico, Nga, Pakistan, Ả Rập Saudi, Trung Quốc, Brazil và một số quốc gia khác.
Năm 2001, Jim O’Neill,
khi đó là giám đốc điều hành của Goldman Sachs, đã đặt ra từ viết tắt BRIC
trong một bài báo xác định Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là những
nền kinh tế mới nổi có tiềm năng tăng trưởng cao. Mặc dù ông đưa ra sự phân
tích về đầu tư nhưng một số nhà lãnh đạo chính trị, bao gồm cả Tổng thống Nga
Vladimir Putin, đã nắm lấy tập hợp này như là nền tảng ngoại giao tiềm năng để chống lại ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.
Sau một loạt cuộc họp, hội nghị thượng đỉnh BRIC đầu tiên
được tổ chức tại Yekaterinburg, Nga vào năm 2009. Với việc bổ sung thêm Nam Phi
vào năm sau, nhóm này đã trở thành BRICS. Sau đó, tại hội nghị thượng đỉnh
BRICS lần thứ 15 vào tháng 8 vừa qua, Tổng thống Nam Phi Cyril
Ramaphosa đã tuyên bố rằng sáu quốc gia có thị trường mới nổi
(Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống
nhất) sẽ gia nhập khối vào ngày 1 tháng 1 năm 2024.
Kể từ khi trở thành thực thể tổ chức hội nghị, BRICS thường
được coi là đại diện cho Phương Nam Toàn Cầu.
Tuy nhiên, một lần nữa, Brazil và Nam Phi (và bây giờ là Argentina) là những
thành viên duy nhất ở Nam bán cầu, và thậm chí với tư cách là khối chính trị
thay thế cho Thế Giới Thứ Ba, BRICS khá hạn chế về mặt khái niệm và tổ chức.
Trong khi một ít thành viên của nó là các nước
dân chủ, hầu hết là các nước chuyên chế, và nhiều nước đang có xung đột với
nhau.
Ví dụ, Ấn Độ và Trung Quốc đã tranh chấp với nhau ở vùng
biên giới ở dãy Himalaya; Ethiopia và Ai Cập có tranh
chấp về nước sông Nile; còn Ả Rập Saudi và Iran là những đối thủ cạnh tranh về ảnh hưởng chiến lược ở Vịnh
Ba Tư. Hơn nữa, sự tham gia của Nga tạo nên một trò đùa đối với bất kỳ tuyên bố nào về tính đại diện cho Phương Nam Toàn Cầu.
Giá trị chính của thuật ngữ
này là về mặt ngoại giao. Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia có thu nhập trung
bình ở Bắc bán cầu đang cạnh tranh với Mỹ để giành ảnh hưởng toàn cầu, nhưng
Trung Quốc lại thích tự mô tả mình là một quốc gia đang phát triển và đóng vai
trò lãnh đạo quan trọng ở Phương Nam Toàn Cầu. Tuy nhiên,
trong cuộc trò chuyện với các học giả Trung Quốc
trong chuyến đi gần đây tới Bắc Kinh, tôi nhận thấy có sự khác biệt giữa họ. Một số người coi thuật ngữ này như một công cụ chính trị hữu ích; những người
khác cho rằng thuật ngữ chính xác hơn sẽ chia thế giới thành các quốc gia có
thu nhập cao, trung bình và thấp. Nhưng ngay cả khi đó, không phải tất cả các
nước thu nhập thấp đều có cùng mối quan tâm hoặc ưu tiên. Ví dụ, Somalia và
Honduras có những vấn đề rất khác nhau.
Đối với các nhà báo và chính trị gia, thuật ngữ về thu nhập
cao, trung bình và thấp không dễ dàng được thốt ra hoặc được
đưa vào các tiêu đề. Thiếu một cách viết tắt thay thế, họ sẽ tiếp tục dựa vào
thuật ngữ “Phương Nam Toàn Cầu”. Nhưng bất cứ ai quan tâm đến một mô tả
chính xác hơn về thế giới nên cảnh giác với thuật
ngữ gây hiểu lầm như vậy.
Phạm Như Hồ dịch
Nguồn: “What Is the Global South?”, Project
Syndicate, 1.11.2023.
----
Bài có liên quan:
·
Phương Nam Toàn Cầu đang nổi lên - nhưng chính xác Phương Nam Toàn Cầu là
gì?
Chú thích:
No comments:
Post a Comment