Cù
Huy Hà Vũ
28/10/2022
Maître Alexandre
MILLON CÙ
HUY HÀ VŨ, công dân Việt Nam
Chủ tịch
MILLON,
24 Điện Biên Phủ, Điện Biên,
Nhà bán đấu giá
Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Tạm trú: 10926 Lotus Drive,
Garden Grove, CA 92843, USA
Chủ đề: Yêu cầu rút ấn “Kim Bảo Tỷ” (金寶 璽) khỏi cuộc đấu giá
Garden Grove, ngày 27 tháng 10 năm 2022
Thưa Ông,
Tôi được biết vào ngày 31 tháng 10 năm 2022 tại
Paris, Nhà bán đấu giá Millon, sẽ đấu giá ấn bằng vàng ròng có tên
“Kim Bảo Tỷ” (金寶 璽), được làm từ thời vua Minh Mạng, biểu tượng
quyền lực của Triều Nguyễn (Việt Nam, 1802-1945). Cuộc đấu giá này được thông
báo trong catalog là Món đồ đấu giá số 101/329.
Tôi rất tiếc phải nói rằng cuộc đấu giá này là
bất hợp pháp vì ấn này là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Sau đây là bằng chứng.
Ngày 25/8/1945, Hoàng đế Bảo Đại công bố Chiếu
thoái vị, bày tỏ “quyết tâm thoái vị, nhường quyền lãnh đạo đất nước cho Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa –
Cù Huy Hà Vũ).
Tiếp đó, tại lễ thoái vị tổ chức vào ngày 30
tháng 8 năm 1945 tại Ngọ Môn, Huế, Hoàng đế Bảo Đại đã trao ấn “Kim Bảo Tỷ” (金寶 璽) và kiếm “Khải Định Niên
Chế” (啟 定 年 製) cho các đại diện. của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
ông Trần Huy Liệu, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và ông Cù Huy Cận, Bộ trưởng không
Bộ (thân phụ tôi). Như vậy, kể từ ngày 30 tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam,
do Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các chính phủ kế nhiệm,
trong đó có Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là chủ sở hữu của hai
báu vật tượng trưng cho vương quyền Việt Nam.
Trong hồi ký “Con rồng An Nam” của ông (Nhà xuất
bản Plon, 1980), Cựu Hoàng Bảo Đại kể lại rằng, ông Trần Huy Liệu và ông Cù Huy
Cận, đại diện của Việt Minh (Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Cù
Huy Hà Vũ) thay mặt dân tộc Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu ông thoái
vị, giao ấn và kiếm của chính thể quân chủ cho chính quyền cách mạng và ông đã
thực hiện yêu cầu này tại lễ thoái vị.
Việc chuyển giao quyền sở hữu ấn và kiếm, biểu
tượng của sự chuyển giao quyền lực từ Hoàng đế Bảo Đại cho Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng được đề cập bằng tiếng Pháp và tiếng Việt trong
bản thuyết trình Món đồ đấu giá:
“Chiếc ấn triện rồng năm móng này tượng
trưng cho quyền cai trị tuyệt đối dưới triều đại nhà Nguyễn, đã trở thành biểu
tượng của sự chuyển giao quyền lực.
Quyền sở hữu báu vật này đã được chuyển giao nhiều lần,
đặc biệt là khi Vua Bảo Đại thoái vị trước chính quyền Việt Nam, nơi nó được
Hoàng đế giao cho đại diện chính quyền cách mạng tại sân Ngọ Môn vào ngày 30
tháng 08 năm 1945. Tại đó, vị Hoàng đế cuối cùng đã thốt lên câu nói nổi tiếng:
‘Thà làm công dân của một nước độc lập còn hơn làm
vua của một nước nô lệ’.”
Đáng tiếc là sau ngày 19 tháng 12 năm 1946,
ngày Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định kháng chiến chống quân Pháp
nỗ lực tái chiếm Đông Dương, hai báu vật này đã rơi vào tay người Pháp. Ngày 28
tháng 2 năm 1952, trong khi đào móng một ngôi nhà ở làng Nghĩa Đô, ngoại thành
Hà Nội, để tìm vật liệu xây lô cốt, người Pháp đã phát hiện ấn và kiếm chôn dưới
đó. Mười ngày sau, ngày 8 tháng 3 năm 1952, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội,
người Pháp đã tổ chức lễ trao ấn và kiếm cho Cựu Hoàng Bảo Đại với tư cách Quốc
trưởng Việt Nam. Ông Lê Thanh Cảnh, Đặc ủy viên của Quốc trưởng Bảo Đại tại Hà
Nội, đã thay mặt ông nhận hai báu vật này.
Sự kiện này cũng được mô tả trong bản thuyết
trình Món đồ đấu giá:
“Báu vật này còn mang một vai trò quan trọng
và đầy tính biểu tượng tới sự can thiệp của Pháp vào Việt Nam, khi chính quyền
Pháp đã cố gắng thành lập một chính phủ chống lại cộng sản với việc bổ nhiệm
Vua Bảo Đại ngồi vào cương vị Quốc trưởng. Sau đó chiếc ấn báu được người Pháp
trao trả cho vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trong một buổi lễ tấn phong diễn
ra vào ngày 08 tháng 03 năm 1952 tại Đà Lạt (thực ra là ngày 8 tháng 3
năm 1952 tại Hà Nội – Cù Huy Hà Vũ)”.
Năm 1953, khi chiến tranh trở nên khốc liệt, Cựu
Hoàng Bảo Đại đã chỉ thị cho thứ phi Mộng Điệp vận chuyển ấn và kiếm sang Pháp
để giao lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Thái tử Bảo Long. Năm 1963, Nam Phương
hoàng hậu qua đời, Bảo Long giữ ấn và kiếm.
Bản thuyết trình Món đồ đấu giá cũng kể lại đời
sống hôn nhân của Cựu Hoàng Bảo Đại:
“Sau những thất bại liên tiếp của quân đội
Pháp, nổi bật là trận Điện Biên Phủ, quân Pháp rút khỏi Việt Nam và vua Bảo Đại
bị phế truất năm 1955. Từ đó, ông sống lưu vong ở Pháp và không còn được hưởng
trợ cấp tài chính của Pháp. Bên cạnh đó, ông cũng ly thân với người vợ đầu là
Nam Phương Hoàng Hậu (Nam Phương nghĩa là hương thơm từ phương Đông) và sống một
lối sống phóng túng, xa xỉ hơn.
Năm 1972, ông gặp bà Monique Baudot, người sau này
trở thành vợ ông, và phong cho bà làm Công chúa Vĩnh Thụy”.
Năm 1980, khi xuất bản cuốn hồi ký “Con rồng
Việt Nam”, Cựu Hoàng Bảo Đại đã yêu cầu Cựu Thái tử Bảo Long cho mượn ấn để
đóng vào cuối cuốn sách. Bảo Long đã từ chối yêu cầu của ông. Sau khi tái hôn với
bà Monique Baudot vào năm 1982, Cựu Hoàng đã kiện Bảo Long ra tòa để lấy lại ấn
và kiếm. Tòa án ra phán quyết, theo đó Bảo Đại được giữ ấn và Bảo Long được giữ
kiếm.
Cuối cùng, bản thuyết trình Món đồ đấu giá chỉ
ra nguồn gốc của ấn:
“Nguồn gốc :
– Xuất xứ món đồ:
– Hoàng đế Minh Mạng, triều Nguyễn (1791-1841)
– Hoàng gia triều Nguyễn (theo dòng dõi)
– Tài sản của Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (1913 – 1997) –
Hoàng đế An Nam và nguyên Quốc trưởng Việt Nam.
– Được thừa kế theo di chúc cho Công chúa Vĩnh Thụy (1946-2021) và sau
đó được giữ bởi con cháu gia đình.”
Như vậy, theo Nhà đấu giá Millon, Cựu Hoàng Bảo
Đại đã di chúc để lại cho bà Monique Baudot – Công chúa Vĩnh Thụy ấn và những
người thừa kế của bà đem nó ra bán đấu giá.
Như tôi đã nói ở trên, ấn “Kim Bảo Tỷ” và kiếm
“Khải Định Niên Chế” đã được Hoàng đế Bảo Đại giao lại cho Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại lễ thoái vị. Như vậy, hai báu vật này đã trở
thành tài sản của Nhà nước Việt Nam được đại diện bởi Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các chính phủ kế nhiệm, trong đó có Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cựu hoàng Bảo Đại biết rõ điều đó, cuốn hồi
ký “Con rồng Việt Nam” của ông là bằng chứng.
Vì vậy, việc Cựu Hoàng Bảo Đại chiếm hữu ấn và
kiếm là không ngay tình. Do đó, Cựu Hoàng không có quyền sở hữu đối với ấn và
kiếm. Điều này có nghĩa những người thừa kế của bà Monique Baudot và ông Bảo
Long không có quyền hợp pháp để bán hoặc chuyển nhượng hai báu vật này.
Điều 2276 của Bộ luật Dân sự Pháp quy định rằng,
bất cứ ai đánh mất hoặc bị trộm một thứ gì đó đều có thể đòi lại.
Kể từ khi Luật số 2008-561 ngày 17 tháng 6 năm
2008 của Pháp về cải cách thời hiệu dân sự có hiệu lực, vấn đề thời hạn sở hữu
trong trường hợp chiếm hữu không ngay tình đối với động sản đã không được văn bản
luật nào đề cập đến. Như vậy, khi chủ sở hữu có động sản bị đánh mất hay bị trộm
mất mà đòi lại thì người chiếm hữu động sản không ngay tình phải trả lại động sản
cho chủ sở hữu.
Theo các quy định trên của Bộ luật dân sự
Pháp, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tư cách chủ sở hữu
ấn “Kim Bảo Tỷ” (金寶 璽) và kiếm “Khải Định Niên Chế” (啟 定 年 製), sẽ dành quyền khởi kiện những người thừa kế của bà Monique Baudot và
ông Bảo Long ra trước tòa án có thẩm quyền của Pháp để yêu cầu họ hoàn trả hai
báu vật này cho Nhà nước Việt Nam.
Vì lý do này, tôi kính đề nghị Ông rút ấn “Kim Bảo
Tỷ” (金寶 璽) khỏi cuộc
đấu giá.
Xin Ông hãy nhận nơi tôi sự trân trọng.
CÙ HUY HÀ VŨ
Tiến sĩ Luật (Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne)
Email: Cuhuyhavuvietnam@gmail.com
*****
BÀN TIẾNG PHÁP
Trang 1 : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/1-54-768x1000.jpg
Trang 2 : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/2-4-786x1024.jpg
Trang 3 : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/3-3-786x1024.jpg
Ngôi
nhà xiêu vẹo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sụp đổ
Bùi Mẫn Hân - Project -Syndicate
Đỗ Kim Thêm dịch
28/10/2022
https://baotiengdan.com/2022/10/28/ngoi-nha-xieu-veo-cua-dang-cong-san-trung-quoc-se-sup-do/
Đặng Tiểu Bình hiểu rằng, một hệ thống
dựa trên quy tắc là quan trọng để tránh lặp lại sự khủng bố cuồng tín đã được
gây ra dưới thời Mao Trạch Đông. Nhưng niềm tin của ông không thể vượt qua lợi
ích vị kỷ, và như Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra, cơ ngơi thể chế mà ông Đặng
xây dựng vào thập niên 1980 hóa ra trống rỗng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/1-26.webp
Ảnh: Bảy người trong Ban thường vụ Bộ Chính
trị khóa mới của Trung Quốc. Nguồn: Lintao Zhang/ Getty Images
Tại Đại hội
toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tháng này, Tập
Cận Bình gần như chắc chắn được chuẩn nhận chức Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch
Trung Quốc cho nhiệm kỳ thứ ba. Cùng với việc này, ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo
tối cao phục vụ lâu đời nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, và các
quy tắc và chuẩn mực được cho là chi phối chế độ ĐCSTQ sẽ bị phá vỡ.
Những quy
tắc và chuẩn mực đó đã được đưa ra phần lớn bởi Đặng Tiểu Bình, người kế vị Mao
Trạch Đông và nắm quyền vào năm 1978. Ông Đặng là người trực tiếp biết rõ những
thiệt hại mà tinh thần cuồng tín thuộc về ý thức hệ của Đảng có thể gây ra.
Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một trong những người con trai của ông đã bị Hồng
vệ binh gây tê liệt. Bản thân ông Đặng cũng đã bị tước bỏ các chức vụ chính thức
và được gửi đến làm việc tại một nhà máy ở một tỉnh xa xôi trong bốn năm – một
trong ba lần ông bị chính phủ thanh trừng trong suốt sự nghiệp cách mạng lâu
dài của mình.
Để bảo đảm
rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ lại bị kìm kẹp bởi nỗi kinh hoàng như vậy nữa,
với sự hỗ trợ của các nhà lão thành cách mạng khác đã sống sót sau cuộc Cách mạng
Văn hóa, ông Đặng đã khôi phục quyền lãnh đạo tập thể và đặt ra các giới hạn về
độ tuổi và nhiệm kỳ cho hầu hết các chức vụ cấp cao của ĐCSTQ. Trong những thập
niên sau, giới lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã phục vụ không quá hai nhiệm
kỳ và các ủy viên Bộ Chính trị tuân thủ mức giới hạn mặc định về độ tuổi là 68.
Nhưng ông
Tập đã cho thấy là “hệ thống dựa trên các quy tắc” của ông Đặng thực ra mong
manh như thế nào. Thực ra, đối với tất cả các trò chơi hòng đánh lừa dư luận về
những thành tựu của ông Đặng, thành tích của ông về việc kiềm chế chế độ ĐCSTQ
là hỗn tạp, tốt nhất phải nói là, không chỉ vì ông tự cam kết theo các quy tắc
gần như không mạnh mẽ như người ta có thể mong đợi.
Trong phần
thực hành, Đặng coi thường tinh thần lãnh đạo tập thể và các thủ tục hình thức.
Ông hiếm khi cho tổ chức các cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, bởi vì
ông muốn phủ nhận đối thủ chính của mình, người bảo thủ trung thành phản đối cải
cách kinh tế, một nền tảng để thách thức chính sách của ông. Thay vào đó, ông
thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các cuộc họp riêng với những người ủng hộ.
Hơn nữa,
khi đối phó với các nhà lãnh đạo có thiện cảm dành cho các lực lượng ủng hộ dân
chủ, ông Đặng thường xuyên vi phạm các thủ tục và chuẩn mực mà ông đã thiết lập.
Việc ông cách chức hai nhà lãnh đạo dân chủ là Hồ Diệu Bang năm 1986 và Triệu Tử
Dương (người từ chối lệnh của Đặng để thực hiện thiết quân luật trong cuộc khủng
hoảng Thiên An Môn) vào năm 1989 – đã bất chấp nội quy của Đảng.
Trong cùng
thời gian này, ông Đặng đôi khi tránh đưa ra một quy tắc, nếu làm như vậy, có
thể làm hại cho lợi ích chính trị của ông. Điểm đáng chú ý nhất là, cùng với
các nhà lãnh đạo cao niên khác của ĐCSTQ, ông đã không áp đặt các giới hạn về độ
tuổi hoặc nhiệm kỳ đối với các thành viên của Bộ Chính trị. Ngay cả khi không
thể giữ các chức vụ chính thức của chính phủ vô thời hạn, họ sẽ không bao giờ mất
thẩm quyền ra quyết định của mình.
Cũng tương
tự như vậy, ông Đặng không ban hành bất kỳ quy tắc hình thức nào quy định ai có
thể làm Chủ tịch Uỷ ban Quân ủy Trung ương. Điều này cho phép ông Đặng tiếp tục
nắm chức vụ này sau khi từ bỏ các chức vụ khác. Theo tiền lệ đó, Giang Trạch
Dân cũng làm như vậy vào năm 2002. Đối với ông Tập, trong khi ông phải thông
qua các kiến nghị nhằm loại bỏ việc giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch ra khỏi Hiến
pháp vào năm 2018, thực ra ông được hưởng lợi của ĐCSTQ là đã không áp đặt giới
hạn về nhiệm kỳ chính thức đối với chức vụ Tổng Bí thư.
Không có
gì gây xáo trộn về các cuộc đấu tranh của Trung Quốc để duy trì các quy tắc và
chuẩn mực. Ngay cả những nền dân chủ trưởng thành như Hoa Kỳ cũng phải đối mặt
với những thách thức như vậy, như nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã thể
hiện rõ. Nhưng nếu việc kiểm tra và cân bằng chính thức theo hiến định thất bại,
các nền dân chủ ít nhất có thể tin tưởng vào một nền báo chí tự do, xã hội dân
sự và các đảng đối lập để đẩy lùi, như họ đã làm chống lại Trump.
Trong các
chế độ độc tài, các quy tắc và chuẩn mực mong manh hơn nhiều, vì không có các
cơ chế đáng tin cậy để thực thi hiến định hoặc chính trị, và những kẻ chuyên
quyền có thể dễ dàng chính trị hóa các thể chế, chẳng hạn như tòa bảo hiến, biến
các cơ quan đó thành mềm dẻo để tùng phục. Và không có cơ chế chấp hành thứ cấp.
Trung Quốc không có báo chí tự do hay cơ chế đối lập có tổ chức. Nếu một quy tắc
trở nên không phù hợp – như giới hạn hiến định về các nhiệm kỳ Chủ tịch
dành cho ông Tập, nó có thể dễ dàng được thay đổi.
Mặc dù chà
đạp các quy tắc và chuẩn mực thuộc về thể chế có thể mang lại lợi ích cho giới
cai trị chuyên quyền, nhưng việc này không nhất thiết tốt đẹp cho chế độ của họ.
Kinh nghiệm của ĐCSTQ dưới thời Mao là một trường hợp điển hình. Không bị cản
trở bởi bất kỳ ràng buộc thuộc về thể chế nào, Mao đã tạo ra các cuộc thanh trừng
liên tục và đưa Đảng từ thảm họa này sang thảm họa khác, để lại một chế độ đã
khô cạn về mặt ý thức hệ và phá sản về mặt kinh tế.
Ông Đặng
hiểu rằng một hệ thống dựa trên các quy tắc là cần thiết để tránh lặp lại trải
nghiệm thảm khốc đó. Nhưng niềm tin của ông Đặng không thể vượt qua lợi ích vị
kỷ, và cơ ngơi về thể chế mà ông xây dựng vào thập niên 1980 hóa ra không hơn một
ngôi nhà xiêu vẹo, xây bằng giấy với các lá bài. Chuẩn nhận cho ông Tập trong tháng
này chỉ đơn thuần là phát súng đầu tiên gây ra việc sụp đổ không thể tránh khỏi
của hệ thống.
________
Tác
giả: Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư môn Công Quyền học tại
Claremont McKenna College, Hoa Kỳ. Ông là thành viên cao cấp không thường trú của
Quỹ Marshall Đức ở Mỹ.
Bài liên
quan:
Lễ kỷ niệm 100 năm có thể là sự kiện trọng thể cuối cùng
Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Vạch trần dối trá lịch sử cận đại của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment